KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62)

VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ (2011-6/2014)

Giai đoạn từ 2011-2013 là thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, sức mua giảm dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản, nợ xấu tăng cao, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN không có khả năng tiếp cận vốn. Điều đó cũng đã ảnh hưởng không ít tới hoạt động của BIDV, chi nhánh Cần Thơ khi cấp tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nhờ vào việc thực hiện theo chủ trương chính sách NHNN trong việc hỗ trợ cấp tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nên phần nào BIDV vẫn đảm bảo được hoạt động của ngân hàng được ổn định, khẳng định được sự đồng hành của mình cùng với các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

Bảng 4.3: Tình hình vay vốn của các DNVVN tại BIDV Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T-2013/6T-2014 STT +/- % +/- % +/- % 1 Cho vay 6.295.838 5.558.369 6.764.527 2.694.679 2.875.732 (737.469) (11,71) 1.206.158 21,70 181.053 6,72 DN lớn 4.531.594 4.082.910 5.261.288 1.712.017 1.958.372 (448.684) (9,90) 1.178.378 28,86 246.355 14,39 DNVVN 1.764.244 1.475.459 1.503.239 982.662 917.360 288.785 (16,37) 27.780 1,88 (65.302) (6,65) 2 Thu nợ 5.884.174 5.331.797 6.884.075 2.805.455 2.887.429 (552.377) (9,39) 1.552.278 29,11 81.974 2,92 DN lớn 4.268.412 3.960.286 5.460.394 1.994.719 2.010.796 (308.126) 7,22 1.500.108 37,88 (16.077) (0,81) DNVVN 1.615.762 1.371.511 1.423.681 810.736 876.633 (244.251) 15,12 52.170 3,80 65.897 8,13 3 Dư nợ 1.954.392 2.180.964 2.061.416 2.070.188 2.049.989 226.572 11,59 (119.548) (5,48) (20.199) (0,98) DN lớn 1.337.572 1.460.196 1.261.090 1.177.494 1.208.936 122.624 9,17 (199.106) (13,64) 31.442 2,67 DNVVN 616.820 720.768 800.326 892.694 841.053 103.948 16,85 79.558 11,04 (51.641) (5,78) 4 Nợ xấu 44.702 58.186 57.979 147.139 97.658 13.484 30,16 (207) (0,36) (49.481) (33,63) DN lớn 12.153 16.928 18.523 92.354 56.422 4.775 39,29 1.595 9,42 (35.932) (38,90) DNVVN 32.549 41.258 39.456 54.785 41.236 8709 26,76 (1802) (4,37) (13.549) (24,73)

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu DSCV tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014

Nhìn chung, doanh số cho vay các doanh nghiệp tại BIDV Cần Thơ có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2013 doanh số cho vay của chi nhánh đạt mức cao nhất trong suốt giai đoạn phân tích là 6.764.527 triệu đồng tăng 21,7 % so với năm 2012. Trong đó doanh số cho vay đối với DNVVN giai đoạn 2011-2012 có xu hướng giảm, cụ thể 288.785 triệu đồng, tương ứng giảm 16,37% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 nhiều biến động kinh tế xảy ra, trong đó cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vẫn chưa có giải pháp khắc phục đã tác động lớn đến tình hình kinh tế nước ta, xảy ra nhiều sự kiện chấn động trong giới doanh nghiệp cả nước. Điển hình tại địa bàn thành phố Cần Thơ là vụ thua lỗ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình An Fish Co của Diệu Hiền đã phần nào tác động đến tâm lý của các DN, khiến họ e dè mở rộng sản xuất kinh doanh, cầu giảm, hàng tồn kho nhiều. Bên cạnh đó, dù lãi suất cho vay đã nhiều lần được điều chỉnh giảm xuống, phần nào hỗ trợ các DN, tuy nhiên lãi suất vẫn còn ở mức khá cao (14-16%) và vẫn là rào cản ngăn các DN, đặc biệt là DNVVN tiếp cận vốn. Đến năm 2013, tình hình nền kinh tế có sự khởi sắc, tuy vẫn đang đắm mình trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng các chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát của NHNN đã có hiệu quả, BIDV Cần Thơ cũng đã tiên phong thực hiện chủ trương của NHNN hạ lãi suất vay xuống còn 8%/năm và điều này đã giúp các doanh nghiệp dạn hơn trong việc tiếp cận vốn vay để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó số lượng DN mới thành lập cũng có sự tăng trưởng nên đã làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang lâm vào tình thế rất cam go, nên hoàn toàn bế tắc trước việc tiếp cận vốn vay. Chính vì vậy doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2013 có chiều hướng tăng trở lại, nhưng chỉ đạt mức tăng trưởng 1,88% so với năm

2012.Tuy nhiên, điều này đã khẳng định được sự đồng hành của ngân hàng chi nhánh với các doanh nghiệp trong địa bàn, cùng nhau cầm cự, chống chọi với những khó khăn trong hoạt động điều hành và sản xuất.

Về DSCV thì nhìn chung tổng số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tại BIDV Cần Thơ có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể thì DSCV tăng 181.053 triệu đồng, tương ứng tăng 6,72% so với năm 2013. Trong năm 2014, nền kinh tế đang trên đà hồi phục, lạm phát được kìm chế ổn định đã thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng đã chủ động tiếp cận vốn vay để nắm bắt cơ hội phục hồi và phát triển. Tuy nhiên trái lại với sự tăng trưởng tổng thể và sự tăng trưởng trong DSCV đối với DN lớn, thì DSCV đối với loại hình DNVVN có sự sụt giảm, cụ thể là giảm 65.302 triệu đồng, tương ứng giàm 14,39% so với cùng kỳ năm 2013 và còn 917.360 triệu đồng vào tháng 6/2014. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính của bộ phận doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế, tuy ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như giảm lãi suất vay còn 8%/năm hay giảm các phụ phí nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn không thể thuyết phục ngân hàng giải ngân do những báo cáo tài chính thiếu minh bạch, hay do không có tài sản đảm bảo tốt, đồng thời nợ xấu vẫn còn tồn đọng nên BIDV CầnThơ không mạnh dạn tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN trong 6 tháng đầu năm 2014. Bên cạnh đó, do thời điểm đầu năm nên thị trường không có xu hướng tiêu thụ sản phẩm nhiều như vào các dịp lễ cuối năm nên các doanh nghiệp hoạt động cũng kém hiệu quả, vì vậy không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua vay vốn, và điều này cũng ảnh hưởng tới sự sụt giảm trong DSCV tại chi nhánh.

Trong những năm gần đây, do biến động lớn của nền kinh tế và nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng được ổn định nên BIDV Cần Thơ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn, vì vậy công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng có thể diễn ra trong cùng một năm hoặc năm liền kề sau đó. Chính vì vậy, sự biến động của doanh số thu nợ cũng tương ứng với tình hình cho vay của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ của chi nhánh khá cao đạt mức 5.884.174 triệu đồng vì đại đa số là cho vay các dự án ngắn hạn dưới 1 năm nên quá trình thu hồi nợ cũng được đảm bảo. Vào năm 2012 thì doanh số thu nợ của BIDV giảm 552.377 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 9,39%. Trong đó chỉ tiêu này đối với DNVVN cũng giảm 244.251 triệu đồng, tương ứng 15,12%. Nguyên nhân phần lớn là do hệ quả giảm của doanh số cho vay nên doanh số thu hồi nợ cũng giảm theo. Tuy nhiên tốc độ giảm của doanh số cho vay DNVVN (16,37%) lớn hơn tốc độ giảm của doanh số thu nợ DNVVN (15,12%) nên dễ dàng nhận thấy được hiệu suất thu hồi nợ của ngân hàng đã được tăng lên. Điều này có thể giải thích do BIDV luôn chỉ đạo các cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, luôn có những giải pháp xử lý đối với tình hình của khách hàng mình, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng để giải quyết thỏa đáng. Bước qua năm 2013, tổng doanh số thu nợ tăng vọt từ 5.331.797 triệu đồng năm 2012 lên đến 6.884.075 vào cuối năm 2013, tương ứng tăng 29,11%. Dù doanh số thu nợ đối vs loại hình DNVVN tăng lên không đáng kể với tốc độ tăng 3,8% so với năm 2012 và đạt mức 1.432.681 triệu đồng vào cuối năm 2013, nhưng thông qua tình hình thu nợ nói chung và đối với DNVVN nói riêng đã cho thấy BIDV Cần Thơ đã có những chính sách hiệu quả, nổ lực tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năm 2013 sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng bắt đầu có dấu hiệu chuyển biến tích cực do nhu cầu cải thiện hàng hóa đã cả thiện ít nhiều nên tăng khả năng trả nợ cho một số doanh nghiệp.

Công tác thu nợ của ngân hàng chi nhánh đối với các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 có sự cải thiện. Điều này được thể hiện thông qua DSTN 6 tháng đầu năm 2014 là 2.887.429 triệu đồng, tăng 81.974 triệu đồng, tương ứng tăng 2,92% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó DSTN đối với khối DNVVN có sự tăng lên so với cùng kỳ năm trước đó. Cụ thể DSTN đạt 876.633 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014, tăng 8,13% so với mức 810.736 triệu đồng cùng kỳ năm 2013. Điều đó do trong năm 2014, BIDV Cần Thơ ra chỉ thị cho các cán bộ tín dụng đẩy mạnh công tác thu nợ, thu hồi các khoản nợ tới hạn hoặc đã quá hạn để hạn chế nợ xấu phát sinh. Song song bên cạnh đó, đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích thiện chí trả nợ của các doanh nghiệp như việc giảm lãi suất vay, kích cầu tiêu dùng, song

song đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có chiều hướng tích chực hơn so với năm trước để giữ vững độ tín nhiệm với phía ngân hàng đã chủ động hơn trong việc giải quyết các khoản nợ tới hạn để có thể gây dựng lòng tin với ngân hàng, tiếp tục vay vốn để sản xuất. Chính vì vậy so với cùng kỳ năm 2013, thì DSTN 6 tháng đầu năm 2014 đối với bộ phận DNVVN có sự tăng trưởng đáng kể.

Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ cũng diễn biến cùng chiều với hai chỉ tiêu trên. Cụ thể, đến cuối năm 2012, dư nợ đã đạt mức 2.180.964 triệu đồng, tăng 226.572 triệu đồng, tương ứng 11,59% so với vùng kỳ năm 2011. Dư nợ tại chi nhánh tăng trong giai đoạn 2011-2012 cho thấy quy mô cho vay của chi nhánh tăng lên và ngân hàng cũng đã chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế để cho vay, tập trung vào các món vay khả thi, và mở rộng cho vay đối với tất cả thành phần các doanh nghiệp. Dư nợ của doanh nghiệp lớn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ, tuy nhiên khi xem xét dư nợ của các DNVVN ta lại thấy chúng có chiều hướng tăng qua các năm và đã đạt mức 800.326 triệu đồng vào cuối năm 2013. Điều này có thể giải thích do doanh số cho vay năm 2013 của chi nhánh tăng trưởng mạnh.

Tình hình dư nợ của các doanh nghiệp trong giai đoạn nói trên nhìn chung có xu hướng giảm. Tổng dư nợ tính đến tháng 6 năm 2014 là 2.049.989 triệu đồng, giảm 20.199 triệu đồng, tương ứng giảm 0,98% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể trong đó dư nợ của các DNVVN cũng diễn biến theo chiều hướng giảm, ngược lại với tình hình dư nợ của khối DN lớn. Tính đến ngày 30/6 năm 2014 thì dư nợ của khối DNVVN chỉ còn 841.053 triệu đồng, giảm 51.641 triệu đồng, tương ứng giảm 5,78% so với củng kỳ năm trước. Nguyên

nhân là do DSCV đối với bộ phận DNVVN trong cùng giai đoạn phân tích có xu hướng giảm, song DSTN lại tăng lên đáng kể nên dẫn đến dư nợ giảm. Điều này cho thấy hiện nay BIDV Cần Thơ đang kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng đối với bộ phận doanh nghiệp này, chỉ cho vay các món vay khả thi và tăng cường thu hồi các khoản nợ quá hạn để hạn chế nợ xấu phát sinh.

Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014

Tổng quan về tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp tại BIDV Cần Thơ cũng có sự tăng giảm qua các năm từ 2011-2013. Nguyên nhân sự tăng vọt trong các khoản nợ xấu này là do một phần lí do đã được nêu trên trong năm này, sự khủng hoảng nợ của Châu Âu tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Hoạt động các doanh nghiệp bị đình trệ, lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn ở mức đáng lo ngại, vật giá leo thang, lượng cầu trong nước giảm mạnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và trả nợ của doanh nghiệp. Chính vì thế năm 2012 nợ xấu DNVVN tăng cao. Bước sang năm 2013, nợ xấu của DNVVN có xu hướng giảm, tuy chỉ giảm 1.802 triệu đồng, tương ứng 4,37% so với cùng kì năm 2012, tuy nhiên điều này đã cho thấy ngân hàng đã có những cố gắng tích cực trong việc kiểm soát nợ xấu của các doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong năm 2013, BIDV đã có những biện pháp làm giảm nợ xấu hiệu quả, danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên, tình hình sử dụng vốn của khách hàng được theo dõi chặt chẽ, những khách hàng có thiện chí trả nợ thì sẽ nhận được ưu đãi về mặt lãi suất.

Nợ xấu của các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể năm 2014 nợ xấu giảm 49.481 triệu đồng, tương ứng giảm 33,63% so với cùng kỳ năm 2013 và tới ngày 30/6 thì nợ xấu của các doanh nghiệp còn 97.658 triệu đồng. Đặc biệt đối với khối DNVVN thì chỉ tiêu này

cũng giảm xuống 13.549 triệu đồng, tương ứng giảm 24,73% so với cùng kỳ năm trước và còn lại 41.236 triệu đồng. Nguyên nhân như đề cập ở trên là 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng đang đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và nợ xấu từ năm trước chuyển sang nên phần nào đã đạt được những hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó ngân hàng cũng tăng cường trích lập các quỹ dự phòng rủi ro, thực hiện phân loại nợ xấu để góp phẩn cải thiện tình hình.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62)