KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 53)

Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nhờ vào nguồn vốn mà ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung ứng các dịch vụ, đảm bảo khả năng thanh khoản, mở rộng quy mô hoạt động.Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại.

Qua 3 năm, nhìn chung nguồn vốn của BIDV Cần Thơ tăng giảm qua mỗi năm. Năm 2012 thì nguốn vốn ngân hàng đạt 2.308.078 triệu đồng, tăng lên 14,97% so với năm 2011, nhưng tới năm 2013 thì nguồn vốn giảm nhẹ xuống 5,95% so với năm 2012 va còn lại 2.170.711 triệu đồng. Tuy nhiên đối với đaị đa số các ngân hàng khác trên địa bàn thì đây vẫn là một con số lý tưởng.

Sau đây là bảng số liệu về nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013:

Bảng 4.1: Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ qua 3 năm

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % VHĐ 1.077.947 53,70 1.478.842 64,07 1.818.883 83,79 400.895 37,19 340.041 (22,99) VĐC 874.526 43,56 711.291 30,82 274.356 12,64 (163.235) 18,67 (436.935) (61,43) Vốn khác 55.008 2,74 117.944 5,11 77.472 3,57 62.936 114,41 (40.472) (34,31) Tổng 2.007.481 100,00 2.308.078 100,00 2.170.711 100,00 300.597 14.97 (137.367) (5.95)

Vốn huy động luôn là điểm đầu tiên trong chu trình kinh doanh và quyết định sống còn của một NHTM. Tuy nhiên, vốn tự có của NHTM lại rất ít do đó các NHTM phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Ngay từ khi thành lập, Ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ đã chỉ đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả việc thực hiện đề án huy động vốn, xác định rõ huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng kinh doanh và hoàn thành kế hoạch. Điều này được thể hiện rõ qua việc nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu vốn của BIDV Cần Thơ, đạt cao nhất vào năm 2013 là 83,79% trong tổng nguồn vốn.

Trong các năm 2011, 2012, 2013, giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế có nhiều biến động, và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng gay gắt, huy động vốn của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng lên suốt 3 năm qua và đến cuối năm 2013, tổng tiền huy động của Chi nhánh đã là 1.818.883 triệu đồng, một con số huy động khá lớn trên địa bàn. Thứ nhất, với uy tín, thương hiệu được xây dựng từ hơn 30 năm cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với khách hàng nên Chi nhánh có một nguồn khách hàng thân thiết không nhỏ vẫn tin tưởng vào BIDV Cần Thơ hơn các NHTM khác trong các họat động gửi tiền tiết kiệm cá nhân và doanh nghiệp, dù vẫn còn số ít ngân hàng vì cạnh tranh mà không tuân theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước về trần lãi suất huy động mà để lãi suất huy động thực tế tăng lên vượt trần nhằm thu hút khách hàng. Trong năm 2012 BIDV Cần Thơ với việc bổ sung thêm nhiều máy ATM, với lãi suất linh hoạt, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã làm tăng được thêm 3.165 thẻ ATM qua đó nâng số lượng thẻ ATM trên địa bàn tính đến năm 2012 là 32.544 thẻ ATM từ đó giúp Ngân hàng tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này của khách hàng. Thứ ba, kênh huy động tiền gửi từ việc bán các giấy tờ có giá được BIDV Cần Thơ khai thác và đầu tư khá tốt, mang lại những hiệu quả tích cực trong việc tăng vốn huy động cho ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2011 phát hành giấy tờ có giá chỉ thu về cho Chi nhánh nguồn vốn là 2.906 triệu đồng thì năm 2012 con số này tăng lên là 188.565 triệu đồng và đến cuối năm 2013 tuy con số này có sự sụt giảm nhưng vẫn còn giữ được ở mức khá cao là 128.670 triệu đồng.

Vốn điều chuyển là vốn từ Hội sở chuyển xuống, dù là vốn luân chuyển trong nội bộ ngân hàng nhưng vốn điều chuyển vẫn tính lãi và thường có lãi suất thấp hơn lãi suất đi vay của các TCTD nhưng cao hơn so với vốn huy động rất nhiều. Việc quá lệ thuộc vào vốn điều chuyển sẽ làm giảm hiệu quả

tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên vốn điều chuyển còn giúp phản ánh tình hình của chi nhánh hoặc là năng lực huy động còn chưa mạnh, hoặc là do năng lực cho vay của chi nhánh cao làm cho vốn huy động dù nhiều nhưng vẫn không đáp ứng hết, ngược lại.

Qua bảng số liệu cho thấy nhu cầu vốn điều chuyển của BIDV Cần Thơ giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 thì vốn điều chuyển đạt mức 874.526 triệu đồng, chiếm 43,56% trong tổng nguồn vốn, xấp xỉ với vốn huy động của ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 thì con số này giảm còn 711.291triệu đồng và tỷ trọng tương ứng giảm còn 30,82% và sang năm 2013 thì giảm còn 12,64%. Việc giảm cơ cấu của vốn điều chuyển và tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn cho thấy BIDV Cần Thơ ngày càng đạt hiệu quả cao trong hoạt động huy động vốn và ít lệ thuộc vào nguồn vốn cung ứng từ các ngân hàng cấp trên hay hội sở, làm giảm chi phí trả lãi. Thêm vào đó tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 ngày càng rơi vào bế tắc nên nhu cầu đi vay không mạnh mẽ như trước, chính vì vậy BIDV Cần Thơ cũng không có nhu cầu cần hỗ trợ về mặt vốn từ các ngân hàng cấp trên, kết hợp đồng thời với các chính sách từ NHNN và sự nhạy bén của các cán bộ tín dụng trong việc huy động nguồn vốn từ người dân, doanh nghiệp, vì vậy mà vốn điều chuyển giảm qua các năm.

Vốn khác bao gồm vốn vay từ các TCTD, vốn và các quỹ khác là nguồn vốn trong đó vốn vay từ các TCTD thường nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của ngân hàng chỉ được ngân hàng sử dụng khi nguồn vốn thiếu hụt hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn và các quỹ khác là các khoản vốn ngân hàng tạm giữ lại trong thanh toán, khoản phải trả, vốn thừa chưa được xử lý và các quỹ trích lập của ngân hàng thường dùng cho mua sắm tài sản cố định.

Bảng 4.2: Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013-2014 Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2013 6T-2014 Chênh lệch 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % VHĐ 1.511.051 71,19 1.836.968 85.64 325.917 21,57 VĐC 541.276 25,50 214.861 10.02 (326.415) (60,3) Vốn khác 70.241 3,31 93.250 4,34 23.009 32,76 Tổng 2.122.568 100,00 2.145.079 100,00 22.511 1,06

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014)

Qua bảng ta thấy được tình huy huy động vốn của BIDV vẫn tiếp tục tăng qua đầu năm 2014. Vốn huy động của BIDV Cần Thơ tính tới 30/6/2014 là 1.836.968 triệu đồng, tăng 21,57% so với cùng kì năm trước và chiếm tỷ trọng 85,64% trên cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là một sự tăng trưởng khá mạnh mẽ, cho thấy được công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn luôn đạt hiệu quả rất cao, dù nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng bền vững. Với mỗi đối tượng khác nhau ngân hàng có những kỳ hạn cùng với mức lãi suất thích hợp để thu hút sự quan tâm của khách hàng, kết hợp với các biện pháp marketing, và nắm bắt những gì khách hàng cần bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện giao dịch cho khách hàng trong thời gian sớm nhất đã mang đến cho ngân hàng một nguồn tiền nhàn rỗi khá lớn từ khách hàng trong vùng. Qua đó, ta có thể thấy BIDV luôn rất chú trọng công tác huy động vốn để đảm bảo hoạt động của ngân hàng, khả năng thanh khoản.

Khoản mục vốn điều chuyển của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, với số vốn là 214.861 triệu đồng, thấp hơn một nửa lượng vốn điều chuyển năm trước (giảm 60,3%), dẫn đến tỷ trọng VĐC trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chỉ chiếm còn 10,02%. Với sự tăng trưởng cao của vốn huy động trong 6 tháng đầu năm nay, cùng với thực trạng “khát vốn” nhưng vẫn không thể tiếp cận được vốn vay của các doanh

cầu được chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên về để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với nguồn vốn huy động của mình ngân hàng có thể tận dụng đem cho vay, tìm kiếm đầu ra cho đồng vốn huy động được, giảm được chi phí trả lãi và đạt được hiệu quả cao trong chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 53)