Nội dung quản lý hoạt động học môn Tin học căn bản

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học môn tin học căn bản của sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh (Trang 28)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.Nội dung quản lý hoạt động học môn Tin học căn bản

1.4.2.1. Quản lý mục đích, động cơ

Động cơ học tập của học viên là cái mà việc học của họ phải đạt được để

thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học vì cái gì thì cái đó chính là

động cơ học tập của học viên” [27, tr. 371].

Động cơ được biểu hiện thông qua hành vi, thái độ và việc học của sinh viên. Vì thế, chỉ khi nào xác định được động cơ học tập đúng đắn của môn Tin học căn bản thì sinh viên mới có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn, khoa học với những môn học này.

Mục đích được hiểu là cái mà hành động đang diễn ra hướng tới. Hoạt động học môn Tin học căn bản cũng được thúc đẩy bởi động cơ và nó được tiến hành dưới các hành động học. Quá trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình thành trong chủ thể dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tổ chức để hiện thực hoá biểu

27

tượng trên thực tế của môn học, và khi thực tế có hoàn thành được thì mục đích môn học được hoàn thành (theo tâm lý học hoạt động).

Về căn bản, hoạt động học môn Tin học căn bản của sinh viên có tính độc lập, tính cá nhân và tự lập cao. Chính vì vậy mà động cơ học môn học này của sinh viên có nhiều cấp độ khác nhau, từ hoàn thành nhiệm vụ, tự khẳng định mình, mong muốn thành thạo cho đến thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khát khao khám phá, chiễm lĩnh tri thức… những động cơ này có thể xuất phát từ yêu cầu của nhà trường, gia đình, xã hội hay từ nhu cầu nhận thức, hứng thú, thế giới quan, của chính sinh viên.

Tin học là một môn khoa học rất rộng lớn, nó có rất nhiều ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực. Nếu chúng ta không giáo dục cho sinh viên hiểu mục đích học tập cụ thể trong chuyên ngành sư phạm thì có thể sinh viên sẽ hiểu không đúng và có thái độ học tập không tích cực. Với môn Tin học căn bản, không những giúp sinh viên hiểu và sử dụng máy tính, mà còn giúp sinh viên biết ứng dụng nó để phục vụ công tác học tập, giảng dạy các môn học khác và phục vụ cho cuộc sống, nghề nghiệp sau này.

Giáo dục mục đích, động cơ học tập môn Tin học căn bản phải được được triển khai thực hiện thường xuyên bằng các biện pháp như: xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động học của sinh viên, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, để có những hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về mục đích, mục tiêu môn học này.

1.4.2.2. Quản lý việc tổ chức, thực hiện hoạt động học môn Tin học căn bản của

sinh viên

Hoạt động học môn Tin học căn bản của sinh viên là quá trình tiếp nhận, chuyển hóa những kiến thức khoa học tin học của nhân loại thành kiến thức tin học của riêng mình, phục vụ cho nhu cầu học tập, ứng dụng CNTT của sinh viên. Hoạt động này diễn ra thường xuyên ở cả quá trình học lý thuyết, thực hành trên lớp của sinh viên, lẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với môn học này.

Giảng viên là chủ thể quản lý trực tiếp tổ chức, thực hiện các hoạt động học cho sinh viên. Trưởng khoa, hội đồng khoa học, tổ trưởng, và các giảng viên trong

28

khoa CNTT, có nhiệm vụ tự xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá lẫn nhau trong công tác này.

Công tác quản lý việc tổ chức, thực hiện hoạt động học môn Tin học căn bản của sinh viên bao gồm các công tác như: xây dựng kế hoạch quản lý học tập; xây dựng đề cương theo từng tuần cụ thể; thực hiện việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy; điểm danh, quản lý số lượng sinh viên trong giờ học...

1.4.2.3. Quản lý hoạt động học giờ lên lớp của sinh viên

Xác định rõ cho cả sinh viên và giảng viên hiểu mục tiêu chính của việc quản lý hoạt động học môn Tin học căn bản của sinh viên trong giờ lên lớp là nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động học, hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng sinh viên chứ không chỉ đơn giản là để chấp hành nội quy của nhà trường về giờ giấc, sĩ số sinh viên ở mỗi buổi học để có thể tiến hành lớp học. Sinh viên cần phải lên lớp đầy đủ, đúng giờ để nghe giảng viên giảng bài, hướng dẫn cách học, giao bài tập, tiểu luận…

Giảng viên là người có vai trò quan trọng nhất trong quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong giờ lên lớp của môn học này. Vì dặc thù của môn học nên phần lớn thời gian học là ở trong phòng máy có kết nối Internet (một nguồn thông tin vô tận, có đúng, có sai, tốt có, không tốt có, học tập nhiều, giải trí cũng nhiều…) nên giảng viên phải quản lý sinh viên chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, cố vấn học tập cũng là người giúp giảng viên, trưởng khoa quản lý, giáo dục sinh viên trong giờ lên lớp; phổ biến và hướng dẫn sinh viên thực hiện đề cương chi tiết môn học; phổ biến kế hoạch học tập theo học kỳ, năm học cho sinh viên; thường xuyên theo dõi, đôn đốc quá trình học tập trên lớp của sinh viên. Bên cạnh quản lý, giảng viên cần chú trọng tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập của sinh viên.

Công tác quản lý hoạt động học môn Tin học căn bản bao gồm các công việc như: điểm danh số lượng sinh viên, phân nhóm, tổ chức các hoạt động học tập, theo dõi, quản lý quá trình học tập, đôn đốc, nhắc nhở sinh viên, tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau…

29

1.4.2.4. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức thì “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã định” [17].

Mục tiêu chính của hoạt động tự học môn Tin học căn bản của sinh viên ngoài giờ lên lớp là củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học tập trên lớp, thực hành những bài tập, những thao tác để ghi nhớ kiến thức.

Ở từng bài học, từng chương, từng phần đều có những kiến thức mới và căn bản, sinh viên học tập ở trên lớp do giới hạn về thời gian, máy tính, thiết bị nên không thể thực hành thường xuyên, vì vậy việc thực hành các thao tác trên máy tính ở nhà, ở thư viện, ở ngoài phòng net... là hết sức cần thiết, hoạt động này nhằm giúp sinh viên ghi nhớ kiến thức, thành thạo các thao tác và sẽ có kết quả học tập cao hơn.

Quản lý hoạt động tự học môn Tin học căn bản bao gồm công tác hỗ trợ sinh viên học tập, quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài, làm bài tập về nhà của sinh viên.

1.4.2.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra là hoạt động thu thập những dữ liệu, thông tin về năng lực học tập của sinh viên theo những tiêu chí đã xác định, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập [14, tr. 137]. Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa (2001), đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của sinh viên so với yêu cầu của chương trình đề ra. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra - đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học là nhằm giúp hoạt động dạy học đạt được mục đích, mục tiêu đề ra. Kết quả kiểm tra, đánh giá giúp

30

người học tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng so với yêu cầu môn học, làm sáng tỏ những gì đạt được, những gì chưa đạt được, phát hiện những nguyên nhân sai sót, từ đó người học tự điều chỉnh hoạt động học và thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng [18, tr. 141].

Các khâu kiểm tra, đánh giá việc học môn học Tin học căn bản ở trên lớp bao gồm: kiểm tra giờ lý thuyết, giờ thực hành, đánh giá mức độ hoàn thành bài tập cá nhân, nhóm, trên giấy, trên máy tính…

Tin học căn bản là một môn học căn bản, nó làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức tin học sau này của sinh viên. Nếu công tác kiểm tra, đánh giá không được chú trọng, những kiến thức cơ bản bị sai lệch không được điều chỉnh kịp thời thì dẫn đến những sai lầm về khoa học máy tính sau này của người học. Vì vậy công tác này phải được thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy, quản lý hoạt động dạy học.

1.4.2.6. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác học tập của sinh

viên.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập quyết định một phần quan trọng trong công tác giảng dạy, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên nhà trường, nó có tác dụng hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn, nhất là đối với môn Tin học căn bản. Việc quản lý tốt cơ sở vật chất, tận dụng được triệt để lợi ích công năng của nó mang lại một sự thuận lợi cho công tác đào tạo môn học này.

Phần lớn thời gian học được thực hành trên máy tính, nếu máy tính không hoạt động tốt hay thiếu máy tính cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động học của sinh viên. Ngoài công tác trang bị, bảo quản, công tác sửa chữa và bảo trì định kỳ cũng rất cần thiết để giữ cho máy tính hoạt động ổn định. Để quản lý tốt cơ sở vật chất nhà quản lý phải quán triệt sinh viên hiểu nguyên lý hoạt động của máy tính và các thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường.

Bên cạnh các phòng máy, thư viện, các phòng học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập môn học này. Ở các thành phố lớn diện tích phòng ốc, nhiệt độ và

31

ánh sáng của các phòng học luôn là những vấn đề khó khăn. Và một thư viện có nhiều sách phong phú, luôn cập nhật là sự bổ trợ tốt cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động học môn Tin học căn bản

1.4.3.1. Cơ chế quản lý hoạt động học tập

Cơ chế quản lý hoạt động học tập, công tác quản lý sinh viên, ở góc độ nào đó người quản lý sinh viên thực hiện công tác hỗ trợ sinh viên có tính hệ thống, tư vấn, hỗ trợ trên nhiều mặt liên quan đến hoạt động học của môn Tin học căn bản, các bộ phận chức năng chủ yếu là: Phòng Đào tạo, Khoa CNTT, Trung tâm tin học, giảng viên, Cố vấn học tập, Giáo vụ các khoa... Trong học chế tín chỉ, công tác quản lý sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn nhất định. Do sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ không học tập trung theo lớp mà thường học theo “lớp học phần” trong một học kỳ và việc quản lý sinh viên chủ yếu dựa vào mã số sinh viên, mã số học phần, số lượng tín chỉ sinh viên đăng ký tích lũy trong một học kỳ. Thực tế đó đặt các đơn vị chức năng vào tư thế bị động trong việc hoạch định kế hoạch, lập chương trình tổ chức các hoạt động quản lý. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi chủ thể làm công tác này phải có sự chuẩn bị lâu dài về mặt kế hoạch, các chương trình hỗ trợ phải được chuẩn hóa và quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên phải hết sức năng động, nhiệt tình, có năng lực công tác tốt.

Mặt khác, với số lượng sinh viên có nhu cầu trải nghiệm, thực hành lớn có thể dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở vật chất phục vụ trong khi đào tạo theo học chế học phần có thể không bị vấp phải. Vì thế nhà trường phải thiết kế chương trình, thời khóa biểu phân bố hợp lý để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập môn học này của sinh viên. Sinh viên là chủ thể của hoạt động học, với chương trình đổi mới đào tạo đại học hiện nay sinh viên ngày càng chủ động, tích cực và sáng tạo, cũng vì thế mà cơ chế quản lý hoạt động học tập phù hợp là hết sức cần thiết, tạo tình cảm, hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học.

32

1.4.3.2. Chương trình đào tạo

Theo Wentling (1993): ”Chương trình đào tạo (Program of Training) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.

Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác” [26, Điều 41].

Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời lượng đào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình đào tạo của trường mình [26, Điều 41].

Một chương trình học đầy đủ bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp hay quy trình, cách đánh giá kết quả đào tạo. Như vậy, chương trình đào tạo của môn Tin học căn bản phải phù hợp với từng đối tượng, từng nhu cầu cụ thể. Chương trình học môn Tin học căn bản quá dễ hoặc quá khó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác quản lý người học.

Tin học là một bộ môn khoa học phát triển rất nhanh chóng, lượng thông tin, kiến thức mới được cập nhật hàng ngày, chính vì vậy mà nội dung giảng dạy của nó cũng phải cập nhật, thay đổi nhiều hơn các môn học khác để sinh viên nắm được những kiến thức mới, thông tin mới của môn học.

33

1.4.3.3. Người dạy

Theo quan điểm truyền thống người dạy là người truyền thụ cho thế hệ sau những tri thức khoa học, kỹ năng và phương pháp hành động đã tích lũy được qua các thế hệ. Tuy nhiên với quan điểm dạy học hiện đại thì người dạy ở đại học không chỉ là người mang lại kiến thức khoa học cho sinh viên mà còn là người hướng dẫn, khơi nguồn cho sinh viên tìm đến với chân lý, từ đó giúp sinh viên chiếm lĩnh và sáng tạo kiến thức của riêng mình. Điều này là đặc biệt cần thiết đối với môn học Tin học căn bản, vì kiến thức ở môn học này thay đổi từng ngày theo sự phát triển của KHCN, có thể những thông tin người học biết trước cả người dạy, nhiệm vụ của người dạy là định hướng và kết luận những thông tin khoa học.

Người dạy là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong quá

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học môn tin học căn bản của sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh (Trang 28)