Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học môn tin học căn bản của sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh (Trang 76)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động học

môn Tin học căn bản

STT Các biện pháp quản lý CBQL, GV SV P

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức về vai trò quản lý hoạt

động học 2,47 1 2,32 7 0,00

2 Quản lý mục tiêu, mục đích, giáo dục thái

độ học tập 2,26 8 2,18 18 0,00

3 Xác định, phân tích, phổ biến mục tiêu 2,23 10 2,2 15 0,17 4 Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu 2,38 3 2,06 20 0,04

5 Xây dựng đề cương chi tiết 2,43 2 2,32 7 0,43

6 Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo tuần 2,23 10 2,33 6 0,05 7 Triển khai kế hoạch nghiêm túc 2,28 5 2,24 12 0,26 8 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch 2,09 15 2,15 19 0,50 9 Phân công nhiệm vụ cho từng giảng viên 2,09 15 2,19 17 0,05

10 Tuyển chọn, bổ sung nhân lực 2 18 2,2 15 0,04

11 Thường xuyên đổi mới chương trình học 2,28 5 2,29 11 0,00 12 Định hướng cho SV lập kế hoạch học tập 2,26 8 2,36 3 0,00 13 Tổ chức nâng cao trình độ cho giảng viên 2,3 4 2,38 1 0,00 14 Quản lý phương pháp giảng dạy của GV 2 18 2,36 3 0,00 15 Tăng cường quản lý thời gian học trên lớp

của sinh viên 1,91 21 1,96 21 0,00

75

STT Các biện pháp quản lý CBQL, GV SV P

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc lên lớp của sinh viên

17 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất 2,23 10 2,38 1 0,00 18 Đổi mới công tác lập kế hoạch 2,09 15 2,32 7 0,47 19 Đổi mới công tác tổ chức, thực hiện 2 18 2,21 14 0,18 20 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 2,15 14 2,23 13 0,00 21 Tổ chức các cuộc thi, chuyên đề ứng dụng

CNTT... 2,28 5 2,35 5 0,00

22 Phối hợp với cán bộ quản lý các khoa 2,21 11 2,31 8 0,05

23 Trung bình 2,18 2,23

Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động học môn Tin học căn bản

STT Các biện pháp quản lý CBQL, GV SV P

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức về vai trò quản lý hoạt

động học 2,21 2 2,39 1 0,00

2 Quản lý mục tiêu, mục đích, giáo dục thái

độ học tập 2,2 3 2,26 10 0,02

3 Xác định, phân tích, phổ biến mục tiêu 2,64 1 2,16 18 0,03 4 Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu 2,13 8 2,14 20 0,20

5 Xây dựng đề cương chi tiết 2,17 5 2,36 2 0,12

6 Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo tuần 2,09 9 2,21 15 0,05 7 Triển khai kế hoạch nghiêm túc 2,04 13 2,15 19 0,25 8 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch 2,02 15 2,21 15 0,44 9 Phân công nhiệm vụ cho từng giảng viên 1,83 22 2,22 14 0,00 10 Tuyển chọn, bổ sung nhân lực 1,94 19 2,18 17 0,29 11 Thường xuyên đổi mới chương trình học 2,02 15 2,34 6 0,00 12 Định hướng cho SV lập kế hoạch học tập 2,06 11 2,26 10 0,40 13 Tổ chức nâng cao trình độ cho giảng viên 2,15 7 2,36 2 0,01

76

STT Các biện pháp quản lý CBQL, GV SV P (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 14 Quản lý phương pháp giảng dạy của GV 1,85 21 2,27 9 0,77 15 Tăng cường quản lý thời gian học trên lớp

của sinh viên 1,89 20 2,09 21 0,34

16 Tăng cường quản lý thời gian học ngoài

giờ lên lớp của sinh viên 2,09 9 1,92 22 0,00

17 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất 2,19 4 2,3 7 0,35 18 Đổi mới công tác lập kế hoạch 1,98 18 2,25 12 0,07 19 Đổi mới công tác tổ chức, thực hiện 2,04 13 2,25 12 0,02 20 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 2,02 15 2,29 8 0,00 21 Tổ chức các cuộc thi, chuyên đề ứng dụng

CNTT... 2,17 5 2,36 2 0,00

22 Phối hợp với cán bộ quản lý các khoa 2,05 12 2,24 13 0,06

23 Trung bình 2,08 2,24

Trong giới hạn của luận văn tác giả đã khảo sát một số biện pháp và tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đó. Dựa vào bảng khảo sát này chúng ta biết được cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đang quan tâm đến điều gì và cho rằng những biện pháp nào là cần thiết nhất, khả thi hơn cả trong điều kiện thực tế của Khoa, của Trường hiện nay. Khảo sát được thực hiện ở 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết và rất khả thi, khả thi, không khả thi (tương ứng với 3 mức giá trị: 1,0 – 1,5; 1,51 – 2,50; 2,51 – 3,0).

Theo đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên các biện pháp đưa ra là cần thiết (ĐTBGV = 2,18) và khả thi (ĐTBGV = 2,08); sinh viên cũng đánh giá các biện pháp này là cần thiết (ĐTBSV = 2,23) và khả thi (ĐTBSV = 2,24).

Đầu tiên là biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò quản lý hoạt động học môn Tin học căn bản cho giảng viên, cho cán bộ quản lý. Với biện pháp này có 42,6% giảng viên cho là rất cần thiết và 57,4% giảng viên cho là cần thiết. Cũng ở biện pháp này 37,7% sinh viên cho là rất cần thiết, 56,3% sinh viên cho là cần thiết, và chỉ có 6% sinh viên cảm thấy không cần thiết. Và ở mức độ khả thi của biện pháp giảng

77

viên thấy biện pháp này khả thi (ĐTBGV = 2,21); còn sinh viên thì nhận thấy là rất khả thi (ĐTBSV = 2,39).

Tiếp đến là biện pháp tăng cường quản lý mục đích, mục tiêu, giáo dục thái độ học tập cho sinh viên. Ở biện pháp này có 28,3% cán bộ giảng viên cho là rất cần thiết, 69,6% cho là cần thiết và 2,2% cho là không cần thiết. Còn sinh viên thì 25,2% cho là rất cần thiết, 67,9% cần thiết, và 7% là không cần thiết. Mức độ khả thi của biện pháp cả giảng viên và sinh viên đều cho là khả thi (giảng viên ở mức ĐTB = 2,20 và sinh viên ở mức ĐTB = 2,26).

Biện pháp xác định, phân tích, phổ biến mục tiêu cho sinh viên cũng là một biện pháp quan trọng. Cả giảng viên và sinh viên đều nhận thấy cần thiết (ĐTBGV = 2,23; ĐTBSV = 2,20), còn mức độ khả thi giảng viên cho là rất khả thi (ĐTBGV = 2,64), sinh viên cho là khả thi (ĐTBSV = 2,16).

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu 40,4% giảng viên cho là rất cần thiết, 57,4% là cần thiết, và 2,1% là không cần thiết, (ĐTBGV = 2,38). Và tương tự như thế tính khả thi lần lượt là 17% rất khả thi; 78,7% khả thi và 4,3% không khả thi (ĐTBGV = 2,13). Ở biện pháp này sinh viên cũng đánh giá là cần thiết (ĐTBSV = 2,06), và khả thi (ĐTBSV = 2,14).

Một biện pháp nữa mà Khoa CNTT cũng đã và đang thực hiện đó là xây dựng đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy theo từng tuần cụ thể. Về xây dựng đề cương chi tiết có 43,5% giảng viên cho là rất cần thiết, 56,5% cần thiết, và không có giảng viên nào cho là không cần thiết. Và dĩ nhiên biện pháp này khả thi với 82,6% giảng viên cho là khả thi, 17,4% đánh giá cao hơn là rất khả thi. Về xây dựng kế hoạch giảng dạy từng tuần cụ thể có 27,7% giảng viên cho là rất cần thiết, 68,1% cần thiết và 4,3% cho là không cần thiết (ĐTBGV = 2,23). Tính khả thi của biện pháp này thấp hơn các biện pháp khác khi đã có tới 17% cán bộ, giảng viên nhận thấy không khả thi; mặc dù phần lớn cán bộ, giảng viên vẫn cho là khả thi (57,4% giảng viên cho là khả thi; 25,5% cho là rất khả thi, ĐTBGV = 2,09). Còn ý kiến sinh viên thì cả hai công tác này đều cần thiết (ĐTBSV = 2,33); và khả thi (ĐTBSV = 2,21).

78

Một trong những điều quan trọng khi đã có kế hoạch học tập đó là việc triển khai kế hoạch một cách nghiêm túc. Với biện pháp này 29,8% cán bộ giảng viên cho rằng rất cần thiết, 68,1% cần thiết, 2,1% không cần thiết (ĐTBGV = 2,28). Về tính khả thi: 12,8% cán bộ, giảng viên cho rằng rất khả thi, 78,7% khả thi, và 8,5% thấy không khả thi (ĐTBGV = 2,04). Và tất nhiên sinh viên cũng thấy cần thiết (ĐTBSV = 2,24) và khả thi (ĐTBSV = 2,15).

Còn về biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch có 14,9% cán bộ giảng viên cho là rất cần thiết, 78,7% là cần thiết, 6,4% là không cần thiết (ĐTBGV = 2,09). Mức độ khả thi thì 14,9% cán bộ giảng viên cho là rất khả thi, 72,3% cho là khả thi và 12,8% cho là không khả thi (ĐTBGV = 2,02). Như vậy ở đây cũng có khá nhiều giảng viên cho rằng công tác đánh giá việc thực hiện kế hoạch là còn gặp khó khăn.

Việc phân công nhiệm vụ cho từng giảng viên có cần thiết và khả thi không? Có 21,3% cán bộ giảng viên cho là rất cần thiết, 66,0% cho là cần thiết, và có 12,8% cho là không cần thiết (ĐTBGV = 2,09). Còn về mức độ khả thi, chỉ 6,4% cho là rất khả thi, 70,2% là khả thi, và 23,4% cho rằng biện pháp này không khả thi (ĐTBGV = 1,83 - cho thấy cán bộ, giảng viên thấy việc phân công này còn gặp nhiều khó khăn).

Biện pháp tuyển chọn và bổ sung nhân lực cho Khoa có 12,8% giảng viên cho là rất cần thiết, tuy nhiên cũng có một tỉ lệ giảng viên như thế cho rằng không cần thiết, còn lại 74,5% giảng viên cho là cần thiết (ĐTBGV = 2,0). Còn về tính khả thi trên 80,9% cán bộ cho là khả thi, 6,4% rất khả thi, 12,8% không khả thi, (ĐTBGV = 1,94, cũng không cao lắm so với các biện pháp khác).

Việc thường xuyên đổi mới chương trình học cũng là một biện pháp cần thiết khi có tới 36,2% cán bộ, giảng viên cho công tác này là rất cần thiết, 55,3% cần thiết, và 8,5% không cần thiết (ĐTBGV = 2,28). Tuy nhiên với thực tế hiện tại cho thấy công tác này vẫn mang tính khả thi không cao (ĐTBGV = 2,02). Cụ thể là 14,9% giảng viên thấy rất khả thi, 72,3% là khả thi, và 12,8% thấy không khả thi. Sự cần thiết của biện pháp này đối với sinh viên cũng được ghi nhận khi có 37,8% sinh viên

79

cho là rất cần thiết, 53,0% cần thiết, và 9,2% là không cần thiết (ĐTBSV = 2,29); và theo sinh viên thì biện pháp này khả thi (ĐTBSV = 2,34).

Một biện pháp cần thiết trong quản lý hoạt động học của sinh viên là định hướng cho sinh viên lập kế hoạch học tập. Đối với môn học này 27,7% giảng viên thấy việc này là rất cần thiết, 70,2% là cần thiết, và chỉ 2,1% có ý kiến không cần thiết. Tính cần thiết của biện pháp này ở đánh giá của sinh viên là cao hơn giảng viên: 39,2% sinh viên cho rằng rất cần thiết, 57,9% sinh viên thấy cần thiết, 2,9% không cần thiết (ĐTBGV = 2,26; ĐTBSV = 2,36). Mức độ khả thi của biện pháp được 17% giảng viên thấy rất khả thi, 72,3% khả thi, và 10,6% không khả thi. Tính khả thi theo sinh viên cũng cao hơn, 32,4% sinh viên thấy là rất khả thi, 60,7% là khả thi, và chỉ có 6,9% sinh viên thấy không khả thi (ĐTBGV = 2,06; ĐTBSV = 2,26).

Về biện pháp tích cực tổ chức nâng cao trình độ kỹ năng cho giảng viên được 34% cán bộ, giảng viên cho là rất cần thiết trong tình hình đội ngũ giảng viên hiện nay, 61,7% cho là cần thiết, và chỉ có 4,3% thấy không cần thiết (ĐTBGV = 2,30). Nói về tính khả thi của biện pháp này 17% cán bộ cho là rất khả thi, 80,9% kỹ thuật, và chỉ 2,1% cho rằng không khả thi (ĐTBGV = 2,15). Còn theo sinh viên 47,3% thấy công tác này là rất cần thiết, 41,9% là cần thiết, và 9,8% sinh viên cho rằng không cần thiết (ĐTBSV = 2,38).

Về biện pháp tăng cường quản lý thời gian trên lớp của sinh viên, 23,6% sinh viên xem là rất cần thiết, 48,6% là cần thiết, và 27,8% là không cần thiết (ĐTBSV = 1,96). Như vậy ở đây chúng ta thấy sinh viên không xem trọng biện pháp này bằng các biện pháp khác. Còn với cán bộ giảng viên cũng tương tự khi 12,8% giảng viên cho rằng rất cần thiết tăng cường, 66,0% ở mức độ cần thiết, 21,3% là không cần thiết (ĐTBGV = 1,91). Tính khả thi của biện pháp này là khả thi (ĐTBGV = 1,89; ĐTBSV = 2,09).

Về biện pháp tăng cường quản lý thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên, 14,0% sinh viên xem là rất cần thiết, 43,1% là cần thiết, và 42,9% là không cần thiết. Như vậy với mức ĐTBSV = 1,71 chúng ta thấy sinh viên xem nhẹ biện pháp này mặc dù vẫn nằm trong mức cần thiết. Còn với cán bộ giảng viên cũng tương tự khi 6,4%

80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảng viên cho rằng rất cần thiết tăng cường, 59,6% ở mức độ cần thiết, 34,0% là không cần thiết (ĐTBGV = 1,72). Về tính khả thi của biện pháp thì cán bộ giảng viên và sinh viên đều cho là khả thi khi thực hiện (ĐTBGV = 2,09; ĐTBSV = 1,92).

Biện pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất được 29,8% cán bộ, giảng viên cho là rất cần thiết; 63,8% cần thiết, và chỉ có 6,4% cho là không cần thiết (ĐTBGV = 2,23). Tính khả thi của biện pháp này cũng tương đối cao khi 25,5% cán bộ giảng viên cho rằng rất khả thi, 68,1% nhận định khả thi, và cũng chỉ có 6,4% là thấy không khả thi (ĐTBGV = 2,19).

Về biện pháp tổ chức các cuộc thi, các chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học được sinh viên đánh giá cao (ĐTBSV = 2,35), 44,2% sinh viên cho rằng rất cần thiết, 46,4% cần thiết, và chỉ 9,3% thấy không cần thiết. Về phía cán bộ, giảng viên: 27,7% cán bộ giảng viên cũng nhận thấy biện pháp này rất cần thiết, 72,3% là cần thiết, và không có giảng viên nào thấy không cần thiết (ĐTBGV = 2,28). Về tính khả thi của biện pháp này 17% cán bộ, giảng viên cho là rất khả thi, 83% còn lại cho là khả thi (ĐTBGV = 2,17); 42,9% sinh viên cũng cho là rất khả thi để thực hiện, 50% cho là khả thi, và 7,1% cho là không khả thi (ĐTBSV = 2,36).

Về hướng biện pháp đổi mới công tác quản lý tác giả chia ra làm ba khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, và kiểm tra đánh giá. Phía cán bộ quản lý và giảng viên thấy việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá là cần thiết hơn sau đó đến đổi mới khâu lập kế hoạch, và cuối cùng là tổ chức, thực hiện. Tuy nhiên về tính khả thi thì lại cho rằng khâu đổi mới tổ chức, thực hiện là khả thi hơn cả, sau đó đến đổi mới kiểm tra đánh giá, và cuối cùng là đổi mới khâu lập kế hoạch.

Biện pháp phối hợp với các lực lượng quản lý khác của các khoa có sinh viên học tập môn học này cũng được cán bộ, giảng viên xem là cần thiết, giá trị ĐTBGV = 2,21 đứng bậc thứ 11/22 trong nhóm các biện pháp. Tính khả thi cũng ở mức khả thi (ĐTBGV = 2,05). Với đánh giá cao hơn giảng viên, theo sinh viên biện pháp này cần thiết, đứng bậc thứ 8/22 (ĐTBSV = 2,31); và khả thi (ĐTBSV = 2,24).

Ngoài những biện pháp mà tác giả đã khảo sát trên đây, trong quá trình lấy ý kiến, một số cán bộ, giảng viên, và sinh viên còn có một vài biện pháp cụ thể khác

81

mà nhà quản lý rất cần quan tâm đến như: việc giảm bớt một số nội dung không cần thiết trong chương trình học để tập trung thời lượng hơn vào những nội dung cần thiết phục vụ cho nhu cầu học tập và soạn giáo án của sinh viên. Thời gian học lý thuyết vẫn còn nhiều, và không phải học lý thuyết và thực hành xen kẽ mà học làm hai phần riêng khiến sinh viên khó khăn trong việc làm quen các thao tác và ghi nhớ kiến thức. Khối lượng kiến thức khá nhiều, và nhiều sinh viên cho rằng thời gian học lý thuyết khá nhiều so với thời gian thực hành. Bên cạnh đó số lượng máy tính không đủ cho sinh viên sử dụng; các phần mềm cài trên máy quá cũ (Win XP, Win 2003, Office 2003...). Cần cải thiện môi trường lớp học theo hướng tích cực, thân thiện hơn. Đánh giá kết quả học tập một cách linh động và chính xác hơn, ví dụ như dựa trên những bài tập sáng tạo của sinh viên, những tiểu luận có sự đầu tư của sinh viên...

82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học môn tin học căn bản của sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh (Trang 76)