Công tác quản lý việc tổ chức, thực hiện hoạt động học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học môn tin học căn bản của sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh (Trang 52)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Công tác quản lý việc tổ chức, thực hiện hoạt động học

Công tác quản lý việc tổ chức hoạt động học của sinh viên ở môn học này gồm các công tác như xây dựng kế hoạch quản lý; lập kế hoạch giảng dạy chi tiết từng tuần cụ thể; tổ chức lớp học, đổi mới chương trình, chọn lọc và đổi mới phương pháp giảng dạy; điểm danh, quản lý số lượng sinh viên trong giờ học; hướng dẫn, nhắc nhở đôn đốc sinh viên trong quá trình học tập ở trên lớp; quản lý hoạt động học ngoài giờ lên lớp của sinh viên...

Bảng 2.9: Thực trạng và hiệu quả của công tác tổ chức,

quản lý hoạt động học

STT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện

(ĐTB) Hiệu quả công việc (ĐTB) GV

CBQL SV P

GV

CBQL SV P

1 Xây dựng kế hoạch quản

lý học tập 3,11 3,05 0,02 3,61 3,37 0,06

2 Xây dựng đề cương theo

từng tuần cụ thể 3,63 3,35 0,05 3,72 3,59 0,33 3 Đổi mới chương trình,

51 4 Điểm danh, quản lý số

lượng trong giờ học 3,45 3,07 0,01 3,59 3,45 0,22 Theo thứ tự ưu tiên, cán bộ, giảng viên công tác xây dựng đề cương theo từng tuần cụ thể được thực hiện ở mức độ cao nhất, điều này cũng đúng như đánh giá của sinh viên. Và hiệu quả của công tác này cũng ở mức độ cao nhất. Ngoài ra, giảng viên thấy công tác xây dựng kế hoạch quản lý học tập được thực hiện ở mức độ thấp nhất trong khi hiệu quả của công tác này lại cao ở mức thứ hai sau việc xây dựng đề cương theo tuần.

Công tác xây dựng kế hoạch quản lý học tập, theo số liệu điều tra thực tế ở môn học Tin học căn bản thì 27,7% giảng viên, cán bộ quản lý thường xuyên, 57,4% thỉnh thoảng, 12,8% ít khi, và 2,1% không có kế hoạch quản lý; đánh giá trung bình đạt mức độ thỉnh thoảng (ĐTBGV = 3,11). Nhận định về hiệu quả công tác này tại đơn vị có 23,9% cán bộ cho là tốt và khá, 41,3% thấy ở mức trung bình, và 10,9% nhận định hiệu quả đang ở mức yếu. Và hiệu quả trung bình đạt ở mức độ khá (ĐTBGV = 3,61).

Công tác xây dựng đề cương theo từng tuần cụ thể cũng được giảng viên thực hiện đầy đủ và các cán bộ quản lý cũng không hề xem nhẹ công tác này (ĐTBGV = 3,63 ở mức độ thường xuyên). Cụ thể có 8,7% trong tổng số cán bộ được hỏi thực hiện rất thường xuyên, 52,2% cán bộ thực hiện thường xuyên, 34,8% cán bộ thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng, và chỉ có 2 trong số 47 cán bộ không thực hiện công tác này. Và phần lớn giảng viên nhận thấy công tác này có hiệu quả tốt (ĐTBGV = 3,72).

Về đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy chỉ nằm ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTBGV = 3,26). Cụ thể 2,1% cán bộ, giảng viên cho rằng được thực hiện rất thường xuyên; 31,9% cán bộ, giảng viên cho rằng thường xuyên; và phần lớn cán bộ cho là thỉnh thoảng (55,3%); và 10,6% cán bộ thấy ít khi đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy. Về hiệu quả đạt được, cán bộ, giảng viên nhận thấy hiệu quả của công tác này đạt ở mức khá (ĐTBGV = 3,52).

Việc điểm danh và quản lý số lượng sinh viên trong giờ học cũng được giảng viên thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTBGV = 3,45) và có hiệu quả ở mức khá

52

(ĐTBGV = 3,59). Sinh viên nhận xét công việc này được thực hiện thỉnh thoảng (ĐTBSV = 3,07), và có hiệu quả trung bình (ĐTBSV = 3,45).

Số liệu ở bảng 2.9 cho chúng ta thấy về mức độ thực hiện các hoạt động của công tác tổ chức, quản lý hoạt động học được cán bộ, giảng viên đánh giá cao hơn sinh viên và có sự khác biệt (P <= 0,05); như vậy mức độ thực hiện công tác này dường như chưa thương xuyên như mong muốn của sinh viên. Còn hiệu quả của các công việc được thực hiện thì giảng viên cũng đánh giá cao hơn sinh viên nhưng không tạo ra sự khác biệt (P > 0,05), ngoại trừ hoạt động đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy (P = 0,01 < 0,05).

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học môn tin học căn bản của sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)