7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4. Về xây dựng đội ngũ giảng viên
Mục đích của biện pháp này trước hết là đảm bảo cho khoa CNTT có đủ đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, bổ sung và luôn duy trì được số lượng cán bộ cần thiết cho hoạt động của khoa. Bên cạnh đó tạo nên một tiêu chuẩn chất lượng cho đội ngũ này, nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của môn Tin học căn bản, cũng như các môn học chuyên ngành của khoa, của trường.
Trường và khoa CNTT nên đổi mới công tác tuyển dụng, xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ viên chức; yêu cầu các đơn vị đào tạo chỉ giữ lại Khoa những sinh viên thật sự giỏi, có năng lực chuyên môn tin học cao và giỏi ngoại ngữ. Trong trường hợp thật đặc biệt mới giữ lại sinh viên đạt loại khá. Ưu tiên tuyển dụng những trường hợp đang hoặc đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ để rút ngắn thời gian nâng cao trình độ, có thể đảm nhiệm ngay công việc giảng dạy.
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phải cụ thể đến từng cá nhân, chú ý đến việc nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những giảng viên trẻ được học tập, đây là điểm cần làm nhất với tình hình thực tế của khoa CNTT vì phần lớn cán bộ và giảng viên của khoa có độ tuổi dưới 35 (78.7%); và trình độ phần nhiều cũng đang là cử nhân (72.3%).
71
Cần phải đánh giá những kết quả, những mặt làm được, và chỉ ra những tồn tại, đưa ra những biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức dựa trên tình hình thực tế của Khoa, trong thời gian tới, Khoa phấn đấu đạt mục tiêu của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, một nhiệm vụ được nêu rõ trong phương hướng nhiệm vụ của Trường, của Khoa.
Bên cạnh công tác tuyển dụng, chúng ta cần xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với mỗi cán bộ, giảng viên, viên chức nhằm nâng cao thu nhập cho từng đối tượng và tạo môi trường làm việc tốt. Đảm bảo từng giảng viên, cán bộ có đủ điều kiện làm việc, tâm huyết với công việc hiện tại của mình.