0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN TIN HỌC CĂN BẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH (Trang 64 -64 )

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Điều 5 luật giáo dục đại học nói về mục tiêu của giáo dục đại học. Mục tiêu cụ thể ở đào tạo đại học là: “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.”

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định : “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hoá” , “coi phát triển giáo dục và đào tạo

khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hoá”. Do đó, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và chất

lượng giảng dạy cao đẳng và đại học chính quy nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục ở nước ta trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2010, về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012” [4], trong đó xác định rõ: “Đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng cao chất lượng

và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải

pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và

hiệu quả giáo dục đại học”.

Thủ tướng chính phủ cũng có quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 [5] về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” trong đó có mục tiêu “Đẩy

63

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015,

100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề

nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong dạy học.” Như vậy để đạt được các mục tiêu đó giáo dục đại học cần phải thay

đổi, quản lý giáo dục đại học cũng phải thay đổi, để tạo ra những giáo viên có đủ năng lực cần thiết để ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho tương lai.

Từ năm 1994 Bộ GD&ĐT đã chủ trương đưa máy tính vào các nhà trường với mục đích dạy học Tin học và làm phương tiện dạy học. Sự quan tâm và chủ trương của Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành trong thời kỳ kinh tế khó khăn mới bước đầu phát triển như thế là vì thấy rõ được tầm quan trọng của CNTT, và việc đào tạo nhân lực có trình độ tin học trong thời đại ngày nay. Để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục, phát triển đất nước vai trò của giáo dục là hết sức quan trọng, nhất là vai trò của các trường đại học cao đẳng trong việc đào tạo về tin học, về CNTT.

Về phía trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh có Phương hướng của Đảng bộ nhiệm kì 2010-2015: “Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ giảng

viên, chuyên viên và cán bộ quản lí giáo dục có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức,

năng lực chuyên môn, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục Đại học và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phấn đấu 75% giảng viên có trình độ Sau Đại

học, trong đó 25% có trình độ Tiến sĩ, 100% giảng viên có khả năng sử dụng ngoại

ngữ và công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học

và hợp tác quốc tế”.

Tất cả cho chúng ta thấy đổi mới quản lý giáo dục đại học, đổi mới quản lý hoạt động học tập, đổi mới trong từng môn học đang là công việc rất cần thiết và là giải pháp để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay. Môn tin học căn bản là một môn học rất quan trọng trong chương trình dạy học ở các cấp học, vấn đề là chúng ta phải có cách nhìn và cách quản lý hoạt động học tập môn học này cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị đào tạo, phù hợp với mục tiêu và đòi hỏi của xã hội hiện nay.

64

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN TIN HỌC CĂN BẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH (Trang 64 -64 )

×