Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích biến động chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 34)

- Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính và hƣớng dẫn sửa đổi bộ sung chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tƣ số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. Từ năm 2011, công ty áp dụng Thông tƣ số 210/2009/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2009 hƣớng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày Báo cáo tài chính.

Hiện nay công ty Cổ Phần thực phẩm Bích Chi áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.

Các phƣơng pháp kế toán cơ bản tại Công ty :

- Phƣơng pháp tính hàng tồn kho: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Phƣơng pháp tính giá xuất kho: Phƣơng pháp bình quân gia quyền. - Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng.

- Phƣơng pháp tính thuế GTGT: Phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT. - Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 cùng năm. Tổ chức trang bị các phƣơng tiện công nghệ phục vụ công tác kế toán: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy tính đã đƣợc đƣa vào sử dụng trong công ty, đặc biệt việc sử dụng phần mềm kế toán ACsoft trong công tác kế toán và đã mang lại hiệu quả đáng kể. Khi sử dụng máy tính trong công tác kế toán thì cấu trúc của hình thức kế toán vẫn không thay đổi, nó vẫn biểu hiện quá trình tiêu thụ có xử lý và tổng hợp thông tin qua các khâu: Chứng từ - Sổ sách - Báo cáo. Điều khác biệt là hệ thống sổ cũng nhƣ việc xác lập và ghi sổ đƣợc cài đặt và chứa đựng thông tin trong bộ nhớ của máy có hình mẫu cụ thể, dùng để truy xuất thông tin qua màn hình và in các loại sổ cần thiết.

3.5 KH I QU T KẾT QUẢ HOẠT Đ NG KINH DOANH CỦA C NG T TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013.

Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi trong 3 năm 2011, 2012, 2013, ta có bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011-213

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Gá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (%) (%)

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 161.826.726,56 246.270.916,11 294.849.111,12 84.444.189,55 52,18 48.578.195,01 19,73

Các khoản giảm trừ doanh thu 591.209,20 1.029.868,55 1.833.519,12 438.659,35 74,20 803.650,57 78,03

Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 161.235.517,37 245.241.047,57 293.015.592,00 84.005.530,20 52,10 47.774.544,44 19,48

Giá vốn hàng bán 125.368.386,82 188.642.426,16 208.058.273,63 63.274.039,34 50,47 19.415.847,47 10,29

Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 35.867.130,55 56.598.621,41 84.957.318,37 20.731.490,86 57,80 28.358.696,97 50,10 Doanh thu hoạt động tài chính 1.420.897,63 2.524.850,19 1.276.247,02 1.103.952,56 77,69 (1.248.603,18) (49,45)

Chi phí tài chính 1.005.623,72 2.753.703,13 1.960.063,90 1.748.079,41 173,83 (793.639,23) (28,82) Chi phí bán hàng 11.987.842,42 14.779.174,53 24.751.336,01 2.791.332,11 23,28 9.972.161,48 67,47 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.641.454,28 9.014.212,93 12.117.028,38 2.372.758,65 35,73 3.102.815,45 34,42

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 17.680.107,76 32.576.381,01 47.405.137,10 14.896.273,26 84,25 14.828.756,09 45,52

Thu nhập khác 1.235.791,79 161.276,99 361.119,43 (1.074.514,80) (86,95) 199.842,44 123,91 Chi phí khác 312.252,70 993,05 630.536,53 (311.259,65) (99,68) 629.543,48 63.394,88 Lợi nhuận khác 923.539,09 160.283,94 (269.417,10) (763.255,16) (82,64) (429.701,04) (268,09)

Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc

thuế 18.603.646,85 32.736.664,95 47.135.720,00 14.133.018,10 75,97 14.399.055,05 43,98

Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 3.053.337,17 4.148.535,21 8.327.634,56 1.095.198,04 35,87 4.179.099,35 100,74

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 15.550.309,68 28.558.129,74 38.808.085,44 13.007.820,06 83,65 10.249.955,70 35,89

Nhìn chung qua 3 năm công ty đều tăng trƣởng về lợi nhuận. Mặc dù thị trƣờng ngành chế biến thực phẩm gặp nhiều khó khăn nhƣng sức mua của ngƣời tiêu dùng không giảm. Đây là một tín hiệu khả quan để các nhà đầu tƣ đánh mạnh vào thị trƣờng tiềm năng này. Tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng kết quả kinh doanh đạt đƣợc rất khả quan, công ty cần phát huy hơn nữa.

Qua bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2012 tăng 13.007.820,06 nghìn đồng so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 83,65 %. Đáng kể là năm 2013 đạt 38.808.085,44nghìn đồng, chiếm cao nhất và vƣợt trội hơn 2 năm còn lại, tăng 35,89% so với năm 2012. Tình hình kinh doanh công ty có chiều hƣớng đi lên rõ rệt. Để hiểu rõ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau:

* Doanh thu:

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hƣớng tăng cao trong giai đoạn năm 2011 – 2012 và cả giai đoạn 2012 – 2013.

Giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt 161.826.726,56 nghìn đồng. Qua năm 2012 giá trị là 246.270.916,11nghìn đồng và tăng 84.444.189,45 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 52,18% so với năm 2011. Công ty đạt đƣợc sự đột phá trên chủ yếu là do tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2012 có phần khả quan hơn so với năm 2011, sản lƣợng xuất khẩu đến thị trƣờng thế giới nhƣ Nhật, EU, Nga… tăng nhanh. Một phần là do công ty đã xác định đƣợc những bƣớc đi đúng đắn trong tình hình kinh doanh đầy biến động của ngành chế biến sản phẩm ăn liền, có sự đoàn kết và năng động của đội ngũ công nhân lành nghề, đẩy mạnh việc xúc tiến bán hàng và mở rộng thị trƣờng. Đồng thời, Công ty củng cố và xây dựng các thị trƣờng truyền thống của mình rất tốt.

Giai đoạn 2012-2013, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 48.578.195,01nghìn đồng, tăng 19.73% so với năm 2012. Nguyên nhân của gia tăng là do sức mua của các thị trƣờng tăng ở cả trong nƣớc lẫn quốc tế trong năm 2013, công ty mở rộng mạng lƣới phân phối sản phẩm, bên cạnh đó sản lƣợng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng ở các thị trƣờng tiềm năng các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Nga và một số nƣớc Châu Âu.... Công ty đạt đƣợc doanh thu năm 2013 là 294.849.111,12 nghìn đồng, tăng cao so với năm 2011 và 2012.

- Doanh thu hoạt động tài chính tăng trong năm 2012 nhƣng lại giảm trong năm 2013. Tuy nhiên, khoản doanh thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính tăng 1.103.952,56 nghìn đồng, tƣơng ứng 77,69% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do chênh lệch lãi về tỉ giá ngoại tệ của các mặt hàng xuất khẩu sang nƣớc ngoài. Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính giảm, cụ thể là giảm 49.45% tƣơng đƣơng với 1.248.603,18nghìn đồng so với năm 2012.

- Thu nhập khác tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể giảm trong năm 2012 là 1.074.514,80 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm 86,95% so với năm

2011, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 199.842,44 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 123,91%. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ doanh thu tài chính, đây là khoản thu nhập không thƣờng xuyên và không ảnh hƣởng nhiều đến tổng doanh thu. Nguyên nhân tăng giảm là do các khoản nợ phải thu khó đòi đƣợc xử lý, các khoản bồi thƣờng do vi phạm hợp đồng của khách hàng…

* Chi phí:

- Chi phí giá vốn hàng bán tăng qua các năm, cụ thể nhƣ sau:

Năm 2012 giá vốn tăng so với năm 2011 là 63.274.039,34 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 50,47%.Nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn hàng bán là do sự ảnh hƣởng của một số yếu tố nhƣ: Tăng sản lƣợng bán, chi phí nguyên liệu đầu vào, tăng thu nhập cho ngƣời lao động (Tăng theo mức lƣơng của mặt bằng chung). Tuy nhiên, sự giá tăng của chi phí nguyên liệu đầu vào và tiền lƣơng của ngƣời lao động không đáng kể, chủ yếu là do tăng sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ.

Năm 2013 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng, tỷ lệ tăng 10,29%, với số tiền tăng 19.415.847,47 nghìn đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, giá vốn tăng chậm lại so với năm 2011 và 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty kiểm soát chặt chẽ chi phí hơn, xây dựng kênh thu mua nguyên liệu đầu vào cho khâu sản xuất do đó chi phí sản xuất sản phẩm đƣợc quản lý phù hợp hơn.

- Các chi phí nhƣ: Chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhanh qua các năm. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty vay vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thêm kho bãi, nhà máy sản xuất nhằm cơ cấu lại bộ máy quản lý để hƣớng tới sự phát triển ổn định và nâng cao thƣơng hiệu, uy tín. Ta dễ nhận thấy rằng trong năm 2012 chi phí bán hàng biến động nhiều, cụ thể tăng 23,28% so với năm 2011, đặc biệt năm 2013 tăng cao 67,47% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí bán hàng tăng nhƣ (chi phí cƣớc vận chuyển quốc tế, các phí kiểm đếm, chi phí bao bì..) do việc xuất khẩu ra các thị trƣờng nƣớc ngoài, mặt khác công ty thực hiện xúc tiến bán hàng và quảng bá sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Về chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lần lƣợt là 35,73%, và 34,42%, Thêm vào đó do việc đầu tƣ xây dựng thêm kho bãi, nhà máy sản xuất đã kéo theo hàng loạt các chi phí tăng lên nhƣ: chi phí về khấu hao văn phòng, chi phí tiền lƣơng nhân viên quản lý, các chi phí về điện và nƣớc…vì vậy làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hƣớng tăng và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó còn nhiều thách thức đặt ra trong việc kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, nắm bắt kịp thời tình hình giá cả thị trƣờng, tập trung phát triển các điểm mạnh, đề ra các giải pháp để giải quyết các khó khăn trƣớc mắt và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lâu dài trong tƣơng lai.

3.6 NHỮNG THUẬN LỢI V KHÓ KHĂN CỦA C NG T 3.6.1 Thuận lợi

 Có vị trí thuận lợi: tiếp giáp với ngã tƣ quóc lộ 80, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa.

 Nội bộ công ty luôn đoàn kết và thống nhất có ý tƣởng và sang kiến mới để phát triển sản phẩm của công ty.

 Công nghệ sản xuất tiên tiến, công xuất lớn, có đủ khả năng đáp ứng thị trƣờng tiêu thụ.

 Chủ trƣơng của chính phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.  Nhãn hiệu có uy tính trên thị trƣờng.

 Lợi thế từ thị trƣờng cung ứng nguyên vật liệu (thừa hƣởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề Bột lọc Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, tiếp tục tăng trƣởng do Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và Quốc Tế)

3.6.2 Khó khăn

 Ngày càng có nhiều công ty mạnh tham gia vào thị trƣờng.  Chƣa xây dựng cung ứng mạng lƣới đủ mạnh.

 Công ty trực thuộc tại trung tâm Sa Đéc nên yêu cầu của việc quản lý, cấp thoát nƣớc rất nghiêm ngặt.

3.6.3 Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới

- Là đơn vị sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ăn liền cho nên chất lƣợng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của công ty. Vì vậy, trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục nâng cao chất lƣợng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của ngành và của quốc tế.

- Để thâm nhập ngày càng sâu vào các thị trƣờng nƣớc ngoài, sản phẩm công ty đòi hỏi phải đạt đƣợc các chuẩn quốc tế về các mặt nhƣ chất lƣợng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm…Đồng thời, công ty cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Marketing, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại để có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tƣơng lai giúp giảm chi phí.

- Tiếp tục thực hiện chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng tiềm kiếm thị trƣờng tiềm năng.

- Đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức.

- Tập trung sản xuất các mặt hàng có chất lƣợng và giá trị cao, gia tăng hơn nữa các mặt hàng chủ lực và cao cấp.

CHƢƠNG 4

PH N T CH IẾN Đ NG GI TH NH V CHI PH SẢN UẤT SẢN PHẨM NH PHỒNG T M V T CHIÊN GIÒN TẠI

C NG T CỔ PHẦN THỰC PHẨM CH CHI

4.1 ĐẶC ĐIỂM QU TRÌNH CHẾ IẾN V T NH GI TH NH SẢN PHẨM TẠI C NG T

4.1.1 Quy trình chế biến sản phẩm

Quy trình chế biến sản phẩm bánh phồng tôm.

* Nguyên liệu:

- Bộ mì: chủ yếu do mà máy chế biến bột mì Tây Ninh cung cấp. Bột mì phải đảm bảo đúng quy tắc về độ mịn, độ ẩm, các thành phần trong bột mì phải đúng yêu cầu kỹ thuật. Bột đƣợc nhận từ nhà máy sản xuất đóng trong các bao gói 50kg, vận chuyển về xí nghiệp bằng xe tải kín, sạch và an toàn vệ sinh.

êu cầu kĩ thuật:

- Bột mì dùng để sản xuất phải có màu trắng ngà, không bị ố vàng, bột phải mịnh đều, không vón cục, không lẫn tạp chất phải có mùi đặc trƣng của bột, không bị sâu mọt.

- Bột phải đạt độ ẩm từ 10-13%. Trong quá trình bảo quản bột mì kho phải giữ thật khô, không đƣợc ẩm thấp, tránh hút ẩm sâu mọt phá hỏng.

- Tôm: Tôm dùng để sản xuất là loại tôm Block nhận từ nhà máy đông lạnh phải đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn do trung kiểm tra vệ sinh thủy sản quy định, đặt biệt trƣớc khi nhập vào nhà máy, tôm đƣợc bộ phận KCS kiểm tra về độ tƣơi, màu sắc, mùi vị. Tôm đƣợc nhập từ nhà máy dƣới dạng đông đá thành từng thẻ, mỗi thẻ 2kg x 6Block đƣợc đóng trong các thùng Carton, vận chuyển về xí nghiệp, tránh sự hôi thối xảy ra do vận chuyển mất nhìu thời gian.

êu cầu kĩ thuật:

-Tôm phải có mùi đặc trƣng, không lẫn tạp chất, không có mùi hôi, khối lƣợng từng mẻ phải đúng quy định, tôm phải đƣợc bảo quản trong tủ trữ - 180C.

-Thẻ tôm khi lấy ra khỏi tủ trữvđem xay phải có độ cứng nhất định, không đƣợc lấy nhiều để tránh sự hôi thối xảy ra.

- Đƣờng: đƣợc nhập từ công ty đƣờng Biên Hòa, đƣờng cũng phải kiểm tra chặt chẽ về chất lƣợng, kích thƣớc hạt, độ ẩm, an toàn vệ sinh trƣớc khi nhập về nhà máy.

êu cầu kĩ thuật:

Đƣờng phải khô ráo, có màu trắng tinh khiết, không bị ố vàng, ẩm ƣớt, có độ ngọt cao, không lẫn tạp chất.

-Hóa chất phụ gia khác:

 Các hóa chất: Natri Cacbonat, Natri bisulfit, Acid citric, Dioxyttianium (bột đục)

 Muối: có màu trắng tinh khiết, đồng nhất, khô ráo, không lẫn tạp chất, phải đƣợc bảo quản sạch sẽ nơi thoáng mát.

 Tiêu, tỏi, hành, ớt: phải tƣơi, không hƣ thối, không lẫn tạp chất và phải đƣợc kiểm tra bằng cảm quan

* Quy trình công nghệ:

Trong quá trình sản xuất phải luôn tuân thủ đúng quy định về công nghệ chế biến và kiểm soát chặt chẽ các số liệu kĩ thuật khi đƣợc đề ra, nhằm tránh đƣợc sai soát xảy ra. Vì vậy trong suốt quá trình chế biến phải có các bộ phận thƣờng xuyên theo dõi kiểm soát, kiểm tra sản phẩm đặc biệt là bộ phận KCS để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.

Bánh phồng tôm đƣợc sản xuất trải qua hàng loạt các giai đoạn của công nghệ chế biến tuy đơn giản nhƣng khó thực hiện tạo ra bánh phồng tôm có chất lƣợng cao, màu sắc đẹp, hƣơng vị thơm ngon, khô giòn và độ ẩm <10%. Trong quá trình sản xuất, các công đoạn sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt về chƣơng trình quản lí chất lƣợng về quy phạm vệ sinh để đảm bảo tạo ra đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một phần của tài liệu Phân tích biến động chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)