Kết quả nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 53)

2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Đặc điểm N Tỉ lệ (%)

Giới tính của sinh viên

Nam 165 82,5 Nữ 35 17,5 Năm thứ Năm 1 49 24,5 Năm 2 49 24,5 Năm 3 52 26,0 Năm 4 50 25,0 Kết quả học tập Xuất sắc 5 2,5 Giỏi 7 3,5 Khá 61 30,5 Trung bình 123 61,5 Khác 4 2,0

2.3.2. Mức độ tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống của sinh viên

Bảng 2.2. Các mức độ tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống của sinh viên.

Mức độ tham gia N Tỉ lệ (%)

Rất thường xuyên 0 0

Thường xuyên 12 6,6

Thỉnh thoảng 69 34,5

Rất ít khi 55 27,5

Chưa bao giờ 64 32,0

N=200 1,2 0,9 *

(*)Trung bình, độ lệch chuẩn

Khi được hỏi về mức độ tham gia các khóa huấn luyện về kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy:

Ở mức độ tham gia “Rất thường xuyên” không có sinh viên nào lựa chọn. Ở mức độ tham gia “Thường xuyên” có 6,6% sinh viên lựa chọn. Mức độ tham gia “Thỉnh thoảng” có số sinh viên lựa chọn cao nhất với tỉ lệ 34,5% và mức độ tham gia “Rất ít khi” có 27,5% sinh viên lựa chọn. Số sinh viên còn lại lựa chọn mức độ “Chưa bao giờ” chiếm tỉ lệ 32,0%.

“Kỹ năng sống” là một trong những hành trang không thể thiếu đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bởi kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng để giải mã thành công cho những bài toán của sự thành đạt và nó cũng chính là công cụ rất cơ bản và cần thiết cho sinh viên vững tin bước vào cuộc sống. Tuy nhiên vẫn còn một khối lượng không nhỏ sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai của các bạn. Do vậy, các bạn sinh viên vẫn chưa tích cực tìm kiếm hoặc chủ động tham gia vào các khóa huấn luyện kỹ năng sống để tự trau dồi và phát triển kỹ năng sống cho mình ngày càng hoàn thiện hơn. Bằng chứng cho thấy có tới 34,5% sinh viên cho rằng “Thỉnh thoảng” mới tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống. Và 32,0% sinh viên cho rằng “Chưa bao giờ” tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống.

2.3.3. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống

Để đánh giá thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về lý luận kỹ năng sống, trước hết là tìm hiểu sự nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống.

Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống

Nội dung N Tỉ lệ (%)

Những kỹ năng giúp con người ứng phó với tất cả những sự cố thường sảy ra trong cuộc sống

102 51,0

Những kỹ năng giao tiếp ứng xử hàng ngày 32 16,0

Những kỹ năng giúp con người làm việc hiệu quả hơn 15 7,5 Những kỹ năng quan trọng cho sự thành công của mỗi

người

51 25,5

Để khảo sát sự hiểu biết của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống, đề tài đã đưa ra câu hỏi gồm có bốn đáp án khác nhau để sinh viên lựa chọn một trong số những đáp án đó. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3 như sau

Có 51% sinh viên cho rằng kỹ năng sống “Là những kỹ năng giúp con người ứng phó với tất cả những sự cố thường sảy ra trong cuộc sống”, có 16% sinh viên chọn đáp án kỹ năng sống “Là những kỹ năng giao tiếp ứng xử hàng ngày” và có 7,5% sinh viên lựa chọn kỹ năng sống “Là những kỹ năng giúp con người làm việc hiệu quả hơn”, và 25,5% sinh viên còn lại suy nghĩ rằng kỹ năng sống “Là những kỹ năng quan trọng cho sự thành công của mỗi người”

Theo khái niệm kỹ năng sống mà đề tài xác lập thì “Kỹ năng sống là những kỹ năng giúp con người ứng phó với tất cả những sự cố thường xảy ra trong cuộc sống”. Như vậy ở đáp án đầu tiên là đáp án phù hợp nhất, bao quát nhất và cũng được nhiều khách thể lựa chọn nhất (51%). Những đáp án còn lại vẫn có thể đảm bảo được một khía cạnh của khái niệm kỹ năng sống nhưng chưa đầy đủ và chưa thể hiện được tính đặc trưng của kỹ năng sống.

Như vậy, kết quả khảo sát thu được trên nhóm khách thể sinh viên tham gia nghiên cứu cho thấy, chỉ có 51% sinh viên được khảo sát hiểu đúng, hiểu đầy đủ về bản chất của khái niệm kỹ năng sống. Có đến 49% sinh viên còn lại đã nhìn nhận được những khía cạnh nhất định của kỹ năng sống nhưng chưa có sự hiểu biết đầy đủ và trọn vẹn. Kết quả này cũng đã minh chứng cho một thực trạng: Mặc dù sinh viên được nghe khá nhiều về kỹ năng sống, tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc các lớp học về kỹ năng sống nhưng điều đó không có nghĩa là sinh viên đã hiểu rõ thế nào là kỹ năng sống. Điều này tưởng chừng như “vô hại” nhưng thật ra nó lại phản ánh một “lỗ hổng” về mặt lý luận của sinh viên, Bởi chủ thể chỉ có thể thực hiện một cách thuần thục một thao tác, một kỹ năng nào đó khi hiểu được bản chất vấn đề của chính nó. Do vậy, khi không hiểu được bản chất “Khái niệm kỹ năng sống” thì sinh viên có thể nhầm lẫn và khó đạt được sự thuần thục trong việc thực hiện.

2.3.4. Mức độ cần thiết của kỹ năng sống theo đánh giá của sinh viên và giảng viên. giảng viên.

Nhận thức của sinh viên và giảng viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh về mức độ cần thiết của kỹ năng sống, kết quả khảo sát được thể hiện thông qua bảng 2.4 sau đây

Bảng 2.4. Mức độ cần thiết của kỹ năng sống theo đánh giá của sinh viên và giảng viên.

Mức độ

Sinh viên Giảng viên P N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 139 69,5 46 70,0 0,557 Cần thiết 57 28,5 34 30,0 Có cũng được, không cũng được 3 1,5 Không cần thiết 1 0,5

Trong bảng 2.4 chúng ta thấy: Sinh viên cho rằng kỹ năng sống là “Rất cần thiết” đối với sự thành công của con người với tỉ lệ 69,5%. Kỹ năng sống là “Cần thiết” được 28,5% sinh viên lựa chọn. Điều này cho thấy, sinh viên đã ý thức khá rõ và đầy đủ về vai trò của kỹ năng sống. Tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên cho rằng kỹ năng sống là “Có cũng được, không cũng được” là 1,5% và “Không cần thiết” là 0,5%

Về phía giảng viên cũng có sự đánh giá khá cao về vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sinh viên khi cho rằng: Kỹ năng sống là “Rất cần thiết” đối với sinh viên có 70.0% lựa chọn và “Cần thiết” là 30%. Những đáp án còn lại thì không có ai lựa chọn.

So sánh sự đánh giá của sinh viên và của giảng viên cho thấy: Không có sự khác biệt giữa sinh viên và giảng viên trong nhận thức về mức độ cần thiết của kỹ năng sống. Cả hai khách thể đều đánh giá cao ở mức “Rất cần thiết” và “Cần thiết” của kỹ năng sống. Đây là hai đáp án có nhiều khách thể lựa chọn nhất.

Kết quả từ phương pháp phỏng vấn sâu cũng cho thấy sinh viên đánh giá khá cao tầm quan trọng của kỹ năng sống. Bạn N.P sinh viên năm hai đã cho rằng: “Em cho rằng kỹ năng sống là rất quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt là sinh viên chúng em. Kiến thức mà sinh viên học được khi ngồi trên ghế nhà trường nó chưa quyết định được người đó có thành công trong cuộc sống hay không, nhiều người học rất giỏi nhưng ra đời lại không thành công, nhiều người học trung bình nhưng họ có kỹ năng sống nên dễ dàng thành công hơn.” (Bảng phỏng vấn sâu số 3)

Những dữ liệu thu được từ việc phỏng vấn sâu giảng viên cũng đã minh họa rõ nét hơn tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sinh viên. Cô B.T cho rằng: “Sinh viên bây giờ không những cần kiến thức chuyên môn sâu mà còn cần phải có kỹ năng sống nữa, nhiều sinh viên ra đời rất yếu về mặt kỹ năng sống. Tôi thấy hiện nay có nhiều bạn sinh viên được sống trong môi trường bao bọc và che chở của gia đình quá kỹ nên khi lên thành phố học phải tự lập một mình thì lại trở nên lúng túng và không biết làm gì. Nếu như các bạn không chịu chau dồi kỹ năng sống cho mình ngay từ bây giờ để sau này ra trường rồi đi làm mà không có được kỹ năng sống tốt

thì rất khó để các bạn ấy đứng vững trong cuộc sống” (Bảng phỏng vấn sâu số 4)

2.3.5. Tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về kỹ năng sống của sinh viên. sống của sinh viên.

Ở câu hỏi này, ngoài việc tìm hiểu sự đánh giá chủ quan của sinh viên về mức độ kỹ năng sống của mình, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu thêm sự đánh giá của giảng viên để có thêm những đánh giá khách quan hơn.

Bảng 2.5. Đánh giá của sinh viên và giảng viên về kỹ năng sống của sinh viên. Sinh viên Giảng viên

PR P* Mức độ N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Tốt 16 8,0 8 10,0 1 0,003 Khá 83 41,5 16 20,0 Trung bình 84 42,0 48 60,0 1,65 Thấp 17 8,5 8 10,0

(*) Kiểm định chi bình phương. So sánh mức độ khá và tốt với trung bình và thấp giữa sinh viên với giảng viên.

Đề tài đưa ra năm đáp án trong câu hỏi này để cho khách thể lựa chọn từ mức độ cao nhất là “Tốt” xuống mức độ thấp nhất là “Rất thấp”. Kết quả thu được thể hiện qua số liệu sau đây

Trong số 200 sinh viên đánh giá về kỹ năng sống của mình ở mức “tốt” là 16 trường hợp, chiếm tỉ lệ 8,0%; và mức “khá” là 83 trường hợp, chiếm 41,5%. Giảng viên đánh giá về kỹ năng sống của sinh viên ở mức “tốt” là 8 trường hợp, chiếm 10% và “khá” là 20 trường hợp, chiếm tỉ lệ 20%. Có thể nhận thấy rằng tỉ lệ đánh giá kỹ năng sống mức độ “khá” và “tôt” ở sinh viên là 49,5% so với giảng viên là 30%. Nhiều hơn là 19,5% (PR=1,65). Có 42% sinh viên đánh giá về kỹ năng sống của mình là “trung bình” và 8,5% là “thấp”, trong khi đó 60% giảng viên đánh giá kỹ năng sống của sinh viên ở mức “trung bình” và 10% là “thấp”. Điều này cho thấy, Có sự khác biệt giữa đánh giá của sinh viên và giảng viên. Sinh viên tự đánh

giá kỹ năng sống của mình cao hơn so với đánh giá của giảng viên. Sự khác biệt này có ý nghĩa (p=0,003).

Như vậy, nhìn vào đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về mức độ kỹ năng sống của sinh viên, cho chúng ta thấy một điều: Nhiều bạn sinh viên tỏ ra khá tự tin khi đánh giá kỹ năng sống của mình ở mức độ tốt và khá chiếm 49,5% và nhiều hơn so với đánh giá của giảng viên. Nhìn một cách khách quan cho thấy đây là một dấu hiệu tích cực và đáng được khích lệ vì các em có sự đánh giá cao về những kỹ năng sống của mình. Tuy nhiên, về phía giảng viên lại đánh giá kỹ năng sống của sinh viên thấp hơn so với đánh giá của sinh viên. Có thể nhóm khách thể thứ hai có cái nhìn khắt khe hơn về sinh viên của mình, nhưng cũng không ngoại trừ có những trường hợp, nhiều bạn sinh viên đánh giá chưa thực sự khách quan và chính xác về kỹ năng sống của mình, chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình.

Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu một vài trường hợp, trong đó cũng có bạn đã đánh giá kỹ năng sống của mình ở mức tốt, tuy nhiên sau một vài câu hỏi để kiểm tra một số kỹ năng sống của bạn thì chúng tôi nhận thấy kỹ năng sống của bạn chỉ ở mức trung bình. Chẳng hạn như trường hợp của bạn T. Khi được hỏi “Bạn đánh giá kỹ năng sống của mình ở mức độ nào?” Bạn đã tự tin khi cho rằng: “Kỹ năng sống của em ở mức tốt”. Nhưng khi chúng tôi tìm hiểu sâu thêm về kỹ năng quản lý thời gian thì kết quả là bạn không biết rõ những cách để quản lý thời gian hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày của mình (Bảng phỏng vấn sâu số 3). Như vậy vẫn có nhiều bạn sinh viên còn ngộ nhận về những gì mình làm được và những gì mình chưa làm được. Vì thế, cần có những chuyên đề về “Kỹ năng nhận thức bản thân” để giúp sinh viên nhận biết rõ hơn về bản thân mình. Biết được mình là ai, mình là người như thế nào. Mình có những ưu điểm và khuyết điểm gì? Mình đang mạnh cái gì và cái gì mình còn yếu để biết cách khắc phục và hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

2.3.6. Cách thức để sinh viên có kỹ năng sống tốt

Bảng 2.6. Cách thức để sinh viên có kỹ năng sống tốt. Sinh viên Giảng viên

P PR Mức độ N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Học thật giỏi 114 57,0 40 50,0 0,009 1,34

Tham gia nhiều các hoạt

động ở lớp, ở trường 118 59,0 64 80,0 0,005 0,77

Ham mê đọc sách và các

tài liệu liên quan 115 57,5 40 50,0 0,254 1,15

Rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống và trong học tập

188 94,0 60 75,0 <0,0001 1,25

Những yếu tố để có kỹ năng sống tốt được sinh viên đánh giá cao hơn so với giảng viên đó là: “Rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống và trong học tập” với tỉ lệ là 94% sinh viên lựa chọn, giảng viên lựa chọn yếu tố này là 75%. “Ham mê đọc sách” có sinh viên lựa chọn là 57,5%, giảng viên là 50%. “Học thật giỏi” sinh viên chọn là 57%, giảng viên là 50%.

Ở yếu tố: “Tham gia nhiều các hoạt động ở lớp, ở trường” có tỉ lệ giáo viên lựa chọn lại cao hơn so với tỉ lệ lựa chọn của sinh viên. Giáo viên: 80%, sinh viên: 59% (cao hơn 21%)

Như vậy có thể nói rằng giảng viên có phần đề cao việc tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường để rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên trong khi đó sinh viên lại đề cao việc rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống và trong học tập.

2.3.7. Kết quả của việc sinh viên có kỹ năng sống tốt

Bảng 2.7. Kết quả của việc sinh viên có kỹ năng sống tốt

Nội dung N Tỉ lệ (%)

Sẽ có một cuộc sống tự tin, vui vẻ và thoải mái 174 87,0 Được mọi người yêu mến và có kết quả học

tập ổn định

141 70,5

Hoạt động phong trào tốt 139 69,5

Học giỏi 129 64,5

Khi được hỏi nếu có kỹ năng sống tốt thì sẽ giúp sinh viên như thế nào trong cuộc sống. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7 cho thấy: Đáp án có nhiều sinh viên lựa chọn nhất là: “Có một cuộc sống tự tin, vui vẻ và thoải mái” có 87,0% sinh viên lựa chọn. Đáp án có tỉ lệ sinh viên lựa chọn nhiều thứ hai là: “Được mọi người yêu mến và có kết quả học tập ổn định” có 70,5% sinh viên lựa chọn. Kế đến là đáp án “Hoạt động phong trào tốt” có 69,5% sinh viên lựa chọn. Với đáp án “Học giỏi” có số sinh viên lựa chọn thấp nhất, có 64,5% sinh viên chọn.

Như vậy, kết quả trên cho thấy sinh viên cũng không đồng nhất giữa kỹ năng sống với kết quả học tập. Đa số sinh viên đều cho rằng, nếu có kỹ năng sống tốt thì sẽ có một cuộc sống tự tin, vui vẻ và thoải mái. Được mọi người yêu mến và có kết quả học tập ổn định, hoạt động phong trào tốt. Chỉ có số ít sinh viên là đồng ý với lựa chọn “Học giỏi”. Điều này cho thấy sinh viên đã đánh giá được đúng ý nghĩa của kỹ năng sống đối với bản thân mình.

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)