sống của sinh viên.
Ở câu hỏi này, ngoài việc tìm hiểu sự đánh giá chủ quan của sinh viên về mức độ kỹ năng sống của mình, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu thêm sự đánh giá của giảng viên để có thêm những đánh giá khách quan hơn.
Bảng 2.5. Đánh giá của sinh viên và giảng viên về kỹ năng sống của sinh viên. Sinh viên Giảng viên
PR P* Mức độ N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Tốt 16 8,0 8 10,0 1 0,003 Khá 83 41,5 16 20,0 Trung bình 84 42,0 48 60,0 1,65 Thấp 17 8,5 8 10,0
(*) Kiểm định chi bình phương. So sánh mức độ khá và tốt với trung bình và thấp giữa sinh viên với giảng viên.
Đề tài đưa ra năm đáp án trong câu hỏi này để cho khách thể lựa chọn từ mức độ cao nhất là “Tốt” xuống mức độ thấp nhất là “Rất thấp”. Kết quả thu được thể hiện qua số liệu sau đây
Trong số 200 sinh viên đánh giá về kỹ năng sống của mình ở mức “tốt” là 16 trường hợp, chiếm tỉ lệ 8,0%; và mức “khá” là 83 trường hợp, chiếm 41,5%. Giảng viên đánh giá về kỹ năng sống của sinh viên ở mức “tốt” là 8 trường hợp, chiếm 10% và “khá” là 20 trường hợp, chiếm tỉ lệ 20%. Có thể nhận thấy rằng tỉ lệ đánh giá kỹ năng sống mức độ “khá” và “tôt” ở sinh viên là 49,5% so với giảng viên là 30%. Nhiều hơn là 19,5% (PR=1,65). Có 42% sinh viên đánh giá về kỹ năng sống của mình là “trung bình” và 8,5% là “thấp”, trong khi đó 60% giảng viên đánh giá kỹ năng sống của sinh viên ở mức “trung bình” và 10% là “thấp”. Điều này cho thấy, Có sự khác biệt giữa đánh giá của sinh viên và giảng viên. Sinh viên tự đánh
giá kỹ năng sống của mình cao hơn so với đánh giá của giảng viên. Sự khác biệt này có ý nghĩa (p=0,003).
Như vậy, nhìn vào đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về mức độ kỹ năng sống của sinh viên, cho chúng ta thấy một điều: Nhiều bạn sinh viên tỏ ra khá tự tin khi đánh giá kỹ năng sống của mình ở mức độ tốt và khá chiếm 49,5% và nhiều hơn so với đánh giá của giảng viên. Nhìn một cách khách quan cho thấy đây là một dấu hiệu tích cực và đáng được khích lệ vì các em có sự đánh giá cao về những kỹ năng sống của mình. Tuy nhiên, về phía giảng viên lại đánh giá kỹ năng sống của sinh viên thấp hơn so với đánh giá của sinh viên. Có thể nhóm khách thể thứ hai có cái nhìn khắt khe hơn về sinh viên của mình, nhưng cũng không ngoại trừ có những trường hợp, nhiều bạn sinh viên đánh giá chưa thực sự khách quan và chính xác về kỹ năng sống của mình, chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình.
Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu một vài trường hợp, trong đó cũng có bạn đã đánh giá kỹ năng sống của mình ở mức tốt, tuy nhiên sau một vài câu hỏi để kiểm tra một số kỹ năng sống của bạn thì chúng tôi nhận thấy kỹ năng sống của bạn chỉ ở mức trung bình. Chẳng hạn như trường hợp của bạn T. Khi được hỏi “Bạn đánh giá kỹ năng sống của mình ở mức độ nào?” Bạn đã tự tin khi cho rằng: “Kỹ năng sống của em ở mức tốt”. Nhưng khi chúng tôi tìm hiểu sâu thêm về kỹ năng quản lý thời gian thì kết quả là bạn không biết rõ những cách để quản lý thời gian hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày của mình (Bảng phỏng vấn sâu số 3). Như vậy vẫn có nhiều bạn sinh viên còn ngộ nhận về những gì mình làm được và những gì mình chưa làm được. Vì thế, cần có những chuyên đề về “Kỹ năng nhận thức bản thân” để giúp sinh viên nhận biết rõ hơn về bản thân mình. Biết được mình là ai, mình là người như thế nào. Mình có những ưu điểm và khuyết điểm gì? Mình đang mạnh cái gì và cái gì mình còn yếu để biết cách khắc phục và hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
2.3.6. Cách thức để sinh viên có kỹ năng sống tốt
Bảng 2.6. Cách thức để sinh viên có kỹ năng sống tốt. Sinh viên Giảng viên
P PR Mức độ N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Học thật giỏi 114 57,0 40 50,0 0,009 1,34
Tham gia nhiều các hoạt
động ở lớp, ở trường 118 59,0 64 80,0 0,005 0,77
Ham mê đọc sách và các
tài liệu liên quan 115 57,5 40 50,0 0,254 1,15
Rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống và trong học tập
188 94,0 60 75,0 <0,0001 1,25
Những yếu tố để có kỹ năng sống tốt được sinh viên đánh giá cao hơn so với giảng viên đó là: “Rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống và trong học tập” với tỉ lệ là 94% sinh viên lựa chọn, giảng viên lựa chọn yếu tố này là 75%. “Ham mê đọc sách” có sinh viên lựa chọn là 57,5%, giảng viên là 50%. “Học thật giỏi” sinh viên chọn là 57%, giảng viên là 50%.
Ở yếu tố: “Tham gia nhiều các hoạt động ở lớp, ở trường” có tỉ lệ giáo viên lựa chọn lại cao hơn so với tỉ lệ lựa chọn của sinh viên. Giáo viên: 80%, sinh viên: 59% (cao hơn 21%)
Như vậy có thể nói rằng giảng viên có phần đề cao việc tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường để rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên trong khi đó sinh viên lại đề cao việc rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống và trong học tập.