số kỹ năng đối với cuộc sống của sinh viên
Bảng 2.8. Những kỹ năng sống quan trọng đối với cuộc sống của sinh viên Sinh viên Giảng viên
P
Các kỹ năng sống N TB ĐLC N TB ĐLC
Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
200 3,4 0,7 80 3,2 0,4 0,01*
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 200 3,4 0,7 80 3,2 0,4 0,01*
Kỹ năng lập kế hoạch 200 3,2 0,7 80 3,4 0,5 0,02*
Kỹ năng giải quyết vấn đề 200 3,3 0,7 80 3,5 0,5 0,02*
Kỹ năng làm việc nhóm 200 3,1 0,7 80 3,3 0,4 0,01*
Kỹ năng tư duy sáng tạo 200 3,4 0,7 80 3,2 0,5 0,02*
Kỹ năng quản lý cảm xúc 200 3,0 0,8 80 3,1 0,5 0,29
Kỹ năng tư duy tích cực 200 3,2 0,9 80 3,1 0,6 0,36
Kỹ năng quản lý thời gian 200 3,2 0,7 80 3,3 0,5 0,245 Kỹ năng tự nhận thức bản
thân
200 3,4 0,7 80 3,5 0,5 0,24
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy: So sánh sự đánh giá của sinh viên và giảng viên về những “Kỹ năng sống quan trọng đối với cuộc sống của sinh viên”.
Có sự tương đồng trong đánh giá của sinh viên và giảng viên về các kỹ năng: Quản lý cảm xúc, tư duy tích cực, quản lý thời gian, tự nhận thức bản thân. Kiểm nghiệm P cũng cho thấy: Không có sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên và giảng viên ở những kỹ năng này.
Những kỹ năng được sinh viên đánh giá cao hơn giảng viên là kỹ năng: Xác lập mục tiêu cuộc đời, giao tiếp và ứng xử, tư duy sáng tạo.
Những kỹ năng được giảng viên đánh giá cao hơn sinh viên là kỹ năng: Lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
Như vậy 10 kỹ năng mà đề tài đưa ra đều được sinh viên và giảng viên đánh giá ở mức khá cao, đạt điểm trung bình từ 3,0 – 3,5
Có thể nhận định rằng: Không có sự thống nhất về đánh giá “Kỹ năng sống quan trọng đối với cuộc sống của sinh viên” giữa sinh viên và giảng viên ở những kỹ năng như: Xác lập mục tiêu cuộc đời, giao tiếp và ứng xử, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. Kiểm nghiệm P cũng cho thấy, có sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên và giảng viên ở những kỹ năng này. P<0,05: Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê.
Có thể lý giải sự khác biệt này như sau: Có thể do giữa một bên là đối tượng sinh viên, một bên là đối tượng giảng viên nên có sự khác biệt về nhận thức, trình độ, cảm nhận cuộc sống, kinh nghiệm …. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ và những quan niệm cũng khác nhau. Mặc dù vậy, đây cũng là một kết quả mà chúng ta cần lưu ý vì nó có giá trị tham khảo cho việc xây dựng kế hoạch và biện pháp phát triển kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.