Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 50)

Bảng hỏi được thiết kế cho các nhóm khách thể là sinh viên và giảng viên. Các mẫu bảng hỏi này được thực hiện qua các giai đoạn sau

∗ Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở

Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm các câu hỏi về những vấn đề liên quan đến thực trạng kỹ năng sống và biện pháp phát triển kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức. Song song đó, chúng tôi cũng xây dựng bảng hỏi mở phát cho giảng viên để thu thu thập những dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng công cụ nghiên cứu của đề tài.

Sau khi thu thập bảng hỏi mở và xử lý số liệu với kết quả cụ thể, chúng tôi xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho các nhóm khách thể khác nhau. Cụ thể

Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên gồm 17 câu hỏi. Bố cục bảng câu hỏi phân chia thành các nội dung như sau

Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên, gồm câu 1, 2, 3, 4. Để thu thập thông tin về giới tính, năm học, kết quả học tập, mức độ tham gia huấn luyện kỹ năng sống.

Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm các câu hỏi. Mỗi câu có từ bốn đến năm mức độ lựa chọn. Cụ thể

+ Câu 1: Khảo sát về nhận thức của sinh viên đối với kỹ năng sống.

+ Câu 2: Khảo sát về mức độ cần thiết của kỹ năng sống đối với sinh viên. + Câu 3: Khảo sát về tự đánh giá mức độ kỹ năng sống của sinh viên.

+ Câu 4, 5: Khảo sát hình thức tiếp cận kỹ năng sống của sinh viên và vai trò của kỹ năng sống đối với sinh viên.

+ Câu 6: Khảo sát về những kỹ năng sống quan trọng và cần thiết đối với sinh viên.

+ Câu 7: Khảo sát đánh giá mức độ 10 kỹ năng sống mà đề tài đưa ra. + Câu 8: Khảo sát về nguyên nhân khiến sinh viên thiếu kỹ năng sống. + Câu 9: Khảo sát biện pháp hình thành kỹ năng sống cho sinh viên.

+ Câu 10: Khảo sát về nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên đối với việc hình thành kỹ năng sống cho sinh viên.

+ Câu 11, 12, 13: Khảo sát mức độ ba kỹ năng sống của sinh viên bao gồm kỹ năng: tự nhận thức bản thân, quản lý thời gian, giao tiếp.

∗ Cách chấm điểm

Căn cứ vào câu trả lời của sinh viên sẽ tiến hành mã hóa từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windows 15,0. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỷ lệ % (đối với dữ liệu định tính).

Để tìm hiểu về kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sử dụng thang đo 5 mức độ và tính theo điểm trung bình như sau

∗ Cách quy đổi điểm - Rất thấp: < 1 điểm

- Thấp: Từ 1 đến 1,75 điểm

- Trung bình: Từ 1,76 đến 2,5 điểm - Khá cao: Từ 2,6 đến 3,8 điểm - Cao: Từ 3,9 đến 5 điểm

∗ Giai đoạn 3: Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau

Bảng hỏi thứ nhất, phát ra 200 phiếu cho sinh viên - Năm 1: 50 phiếu

- Năm 2: 50 phiếu - Năm 3: 50 phiếu -Năm 4: 50 phiếu

Bảng hỏi thứ hai phát ra cho: 80 giảng viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Bảng hỏi thứ ba phát ra cho

- Sinh viên nhóm thử nghiệm: 90 phiếu trước thử nghiệm, 90 phiếu sau thử nghiệm.

Bảng hỏi thứ tư phát ra cho

- Sinh viên nhóm đối chứng: 90 phiếu trước thử nghiệm, 90 phiếu sau thử nghiệm.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn sinh viên, giảng viên nhằm bổ sung cứ liệu cho phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi để góp phần làm rõ thực trạng kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Nội dung phỏng vấn theo phiếu ở phụ lục 3, 4)

2.2.3. Phương pháp thử nghiệm

Căn cứ vào kết quả thu được từ bảng hỏi thứ nhất, người nghiên cứu chọn ra một kỹ năng mà sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đánh giá là còn yếu, đó là kỹ năng “Quản lý thời gian” để làm thử nghiệm.

Cách thức thử nghiệm là tổ chức một lớp học cho 90 em tham gia vào buổi học bao gồm 4 tiết với các hoạt động như: Sinh viên được trao đổi, thảo luận nhóm, xem video clip, trò chơi, sắm vai, quan sát tình huống, xử lý tình huống, động não và đưa ra những ý kiến cũng như kinh nghiệm của riêng bản thân mình.

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 50)