Kỹ năng làm việc theo nhóm

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 46)

Khái niệm: Nhóm là tập hợp từ hai người trở lên, giữa họ có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm [15].

∗ Những yếu tố cấu thành một nhóm

Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh, nhóm phải có đủ bốn yếu tố Thứ nhất: Mục tiêu chung

Là điểm quy tụ các thành viên và họ cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt tới mục tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng, càng được nhóm viên hiểu giống nhau thì liên kết họ mạnh mẽ và họ càng góp sức để cùng hành động. Mục tiêu mông lung thì nhóm rời rạc và dễ chia rẽ. Mục tiêu cũng cần được rà soát suốt quá trình sinh hoạt nhóm, vì cuộc sống thay đổi, nảy sinh những vấn đề mới, nhu cầu mới.

Luôn điểu chỉnh mục tiêu chung sẽ giúp giữ nhóm đoàn kết và hoạt động với nhiều sinh lực và hiệu quả.

Thứ hai: Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Để trở thành một nhóm các thành viên cần có “Mối quan hệ mặt - giáp - mặt” kéo dài trong một khoảng thời gian. Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính tương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người. Trong tiếp xúc họ càng

gắn kết với nhau thì nhóm càng có nhiều cơ hội đạt đến mục tiêu chung.

Qua trao đổi, tương tác, nhóm viên gắn kết mục tiêu riêng với mục tiêu chung. Họ liên kết với nhau để tiến tới mục tiêu chung của nhóm.

Thứ ba: Các quy tắc nhóm

Tập thể nào khi làm việc chung cũng xây dựng nội quy để mọi người tuân theo. Ví dụ như giờ giấc làm việc, lịch họp, kỷ luật làm việc... Đây là những quy tắc được công bố. Nhưng quan trọng hơn nữa là những quy tắc không thành văn, ngấm ngầm, phản ánh sắc thái riêng của nhóm. Quy tắc ngầm không được thông báo, nhóm viên phải tự phát hiện qua thời gian. Và càng tuân thủ quy tắc (tích cực hay tiêu cực) cá nhân sẽ càng được nhóm chấp nhận.

Thứ tư: Vai trò của từng thành viên

Muốn đạt đến mục tiêu chung tập thể nào cũng phải phân công cụ thể, ai làm việc nấy. Ví dụ phòng ban có trưởng, phó ban, thư ký, thủ quỹ.... câu lạc bộ có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm,.... Dẫm chân lên nhau hay không làm đúng công việc được phân công sẽ gây khó khăn cho sự vận hành của nhóm [15].

Mỗi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm làm việc hiệu quả. Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm. Các vai trò này có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cách của nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm. Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau. Một thành viên cùng một lúc có thể giữ nhiều vai trò.

Kết luận: Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong thời đại ngày nay, bởi vì con người muốn tạo ra một thành quả có giá trị thì cần phải biết hợp tác với nhiều người khác nhau. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, không ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Biết làm việc nhóm sẽ giúp con người phát huy được sức mạnh và tiềm năng sẵn có của mình thông qua tương tác với đồng đội. Hơn nữa, làm việc nhóm cũng là cơ hội để cho chúng ta được chia sẻ, học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới từ những người khác nhau. Đối với sinh viên, kỹ năng làm việc nhóm lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ

hết. Sinh viên sống và trải nghiệm trong môi trường học tập, luôn đòi hỏi phải có sự tương tác và làm việc cùng với các sinh viên khác để đạt được kết quả tốt trong học tập. Do vậy, trong quá trình làm việc nhóm sinh viên sẽ phải đối đầu với nhiều mâu thuẫn, bất đồng và quan điểm khác nhau. Nếu không có được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả thì chắc chắn sinh viên rất khó có thể hoàn thành tốt việc học của mình. Biết làm việc nhóm hiệu quả, sinh viên sẽ có thể kết nối được sức mạnh của các thành viên với nhau, biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ những lý luận trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau

- Trên thế giới, “Kỹ năng sống” là những thuật ngữ đã xuất hiện từ rất sớm, cùng với nó là những chương trình “Giáo dục kỹ năng sống” đã được triển khai rộng khắp và có hiệu quả ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đang được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng. Chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được triển khai đưa vào giáo dục, cả trong giáo dục chính quy và không chính quy. Đến nay, quá trình giáo dục kỹ năng sống ở những quốc gia này phần lớn đã đi vào quy trình và đang phát triển mạnh mẽ.

- Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống được tiếp cận và bước đầu triển khai trong hệ thống giáo dục không chính quy cách đây hơn 10 năm. Đến nay, đã có nhiều nhà giáo dục trong nước quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau và đã cho ra đời một số tài liệu, đề tài nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho các đối tượng khác nhau như: Học sinh phổ thông; học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học viên ở các trung tâm học tập cộng đồng, giáo viên trung học cơ sở…

Mặc dù vậy, kỹ năng sống ở nước ta vẫn đang ở mức độ bắt đầu triển khai thông qua việc tập huấn giáo viên để đưa kỹ năng sống tích hợp giảng dạy trong các môn học ở nhà trường phổ thông. Hơn nữa, việc nghiên cứu kỹ năng sống ở Việt Nam cũng như việc triển khai chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh,

sinh viên mới chỉ thể hiện ở chương trình giáo dục ngoài khung chương trình đào tạo. Chưa có văn bản, tài liệu khoa học hay giáo trình giảng dạy kỹ năng sống một cách chính thống.

- Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống cho thấy, có rất nhiều cách định nghĩa về kỹ năng sống. Dựa trên những khái niệm của nhiều tác giả về kỹ năng sống, người nghiên cứu đã rút ra cho đề tài một khái niệm riêng về kỹ năng sống đó là:

“Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"

- Để tìm hiểu về kỹ năng sống của sinh viên thì cần phải dựa vào nhiều yếu tố như: Đặc điểm về thể chất cũng như sự phát triển về mặt nhận thức, trí tuệ, nhân cách, định hướng và đời sống xúc cảm tình cảm của sinh viên.

Chương 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỐNG VÀ BIỆN PHÁP

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

“Tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh”, qua đó đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm phát triển kỹ năng sống cho sinh viên.

2.1.2. Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên bao gồm 200 sinh viên từ năm nhất đến năm tư của Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế cho các nhóm khách thể là sinh viên và giảng viên. Các mẫu bảng hỏi này được thực hiện qua các giai đoạn sau

∗ Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở

Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm các câu hỏi về những vấn đề liên quan đến thực trạng kỹ năng sống và biện pháp phát triển kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức. Song song đó, chúng tôi cũng xây dựng bảng hỏi mở phát cho giảng viên để thu thu thập những dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng công cụ nghiên cứu của đề tài.

Sau khi thu thập bảng hỏi mở và xử lý số liệu với kết quả cụ thể, chúng tôi xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho các nhóm khách thể khác nhau. Cụ thể

Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên gồm 17 câu hỏi. Bố cục bảng câu hỏi phân chia thành các nội dung như sau

Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên, gồm câu 1, 2, 3, 4. Để thu thập thông tin về giới tính, năm học, kết quả học tập, mức độ tham gia huấn luyện kỹ năng sống.

Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm các câu hỏi. Mỗi câu có từ bốn đến năm mức độ lựa chọn. Cụ thể

+ Câu 1: Khảo sát về nhận thức của sinh viên đối với kỹ năng sống.

+ Câu 2: Khảo sát về mức độ cần thiết của kỹ năng sống đối với sinh viên. + Câu 3: Khảo sát về tự đánh giá mức độ kỹ năng sống của sinh viên.

+ Câu 4, 5: Khảo sát hình thức tiếp cận kỹ năng sống của sinh viên và vai trò của kỹ năng sống đối với sinh viên.

+ Câu 6: Khảo sát về những kỹ năng sống quan trọng và cần thiết đối với sinh viên.

+ Câu 7: Khảo sát đánh giá mức độ 10 kỹ năng sống mà đề tài đưa ra. + Câu 8: Khảo sát về nguyên nhân khiến sinh viên thiếu kỹ năng sống. + Câu 9: Khảo sát biện pháp hình thành kỹ năng sống cho sinh viên.

+ Câu 10: Khảo sát về nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên đối với việc hình thành kỹ năng sống cho sinh viên.

+ Câu 11, 12, 13: Khảo sát mức độ ba kỹ năng sống của sinh viên bao gồm kỹ năng: tự nhận thức bản thân, quản lý thời gian, giao tiếp.

∗ Cách chấm điểm

Căn cứ vào câu trả lời của sinh viên sẽ tiến hành mã hóa từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windows 15,0. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỷ lệ % (đối với dữ liệu định tính).

Để tìm hiểu về kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sử dụng thang đo 5 mức độ và tính theo điểm trung bình như sau

∗ Cách quy đổi điểm - Rất thấp: < 1 điểm

- Thấp: Từ 1 đến 1,75 điểm

- Trung bình: Từ 1,76 đến 2,5 điểm - Khá cao: Từ 2,6 đến 3,8 điểm - Cao: Từ 3,9 đến 5 điểm

∗ Giai đoạn 3: Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau

Bảng hỏi thứ nhất, phát ra 200 phiếu cho sinh viên - Năm 1: 50 phiếu

- Năm 2: 50 phiếu - Năm 3: 50 phiếu -Năm 4: 50 phiếu

Bảng hỏi thứ hai phát ra cho: 80 giảng viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Bảng hỏi thứ ba phát ra cho

- Sinh viên nhóm thử nghiệm: 90 phiếu trước thử nghiệm, 90 phiếu sau thử nghiệm.

Bảng hỏi thứ tư phát ra cho

- Sinh viên nhóm đối chứng: 90 phiếu trước thử nghiệm, 90 phiếu sau thử nghiệm.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn sinh viên, giảng viên nhằm bổ sung cứ liệu cho phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi để góp phần làm rõ thực trạng kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Nội dung phỏng vấn theo phiếu ở phụ lục 3, 4)

2.2.3. Phương pháp thử nghiệm

Căn cứ vào kết quả thu được từ bảng hỏi thứ nhất, người nghiên cứu chọn ra một kỹ năng mà sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đánh giá là còn yếu, đó là kỹ năng “Quản lý thời gian” để làm thử nghiệm.

Cách thức thử nghiệm là tổ chức một lớp học cho 90 em tham gia vào buổi học bao gồm 4 tiết với các hoạt động như: Sinh viên được trao đổi, thảo luận nhóm, xem video clip, trò chơi, sắm vai, quan sát tình huống, xử lý tình huống, động não và đưa ra những ý kiến cũng như kinh nghiệm của riêng bản thân mình.

2.2.4. Phương pháp toán thống kê

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS for window 15.0 để tính - Tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số.

- Điểm trung bình Mean, xếp thứ hạng.

- Kiểm nghiệm T – test, hệ số tương quan Pearson. (P<0,05: Có ý nghĩa)

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng 2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát 2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Đặc điểm N Tỉ lệ (%)

Giới tính của sinh viên

Nam 165 82,5 Nữ 35 17,5 Năm thứ Năm 1 49 24,5 Năm 2 49 24,5 Năm 3 52 26,0 Năm 4 50 25,0 Kết quả học tập Xuất sắc 5 2,5 Giỏi 7 3,5 Khá 61 30,5 Trung bình 123 61,5 Khác 4 2,0

2.3.2. Mức độ tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống của sinh viên

Bảng 2.2. Các mức độ tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống của sinh viên.

Mức độ tham gia N Tỉ lệ (%)

Rất thường xuyên 0 0

Thường xuyên 12 6,6

Thỉnh thoảng 69 34,5

Rất ít khi 55 27,5

Chưa bao giờ 64 32,0

N=200 1,2 0,9 *

(*)Trung bình, độ lệch chuẩn

Khi được hỏi về mức độ tham gia các khóa huấn luyện về kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy:

Ở mức độ tham gia “Rất thường xuyên” không có sinh viên nào lựa chọn. Ở mức độ tham gia “Thường xuyên” có 6,6% sinh viên lựa chọn. Mức độ tham gia “Thỉnh thoảng” có số sinh viên lựa chọn cao nhất với tỉ lệ 34,5% và mức độ tham gia “Rất ít khi” có 27,5% sinh viên lựa chọn. Số sinh viên còn lại lựa chọn mức độ “Chưa bao giờ” chiếm tỉ lệ 32,0%.

“Kỹ năng sống” là một trong những hành trang không thể thiếu đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bởi kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng để giải mã thành công cho những bài toán của sự thành đạt và nó cũng chính là công cụ rất cơ bản và cần thiết cho sinh viên vững tin bước vào cuộc sống. Tuy nhiên vẫn còn một khối lượng không nhỏ sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai của các bạn. Do vậy, các bạn sinh viên vẫn chưa tích cực tìm kiếm hoặc chủ động tham gia vào các khóa huấn luyện kỹ năng sống để tự trau dồi và phát triển kỹ năng sống cho mình ngày càng hoàn thiện hơn. Bằng chứng cho thấy có tới 34,5% sinh viên cho rằng “Thỉnh thoảng” mới tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống. Và 32,0% sinh viên cho rằng “Chưa bao giờ” tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống.

2.3.3. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống

Để đánh giá thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về lý luận kỹ năng sống, trước hết là tìm hiểu sự nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống.

Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống

Nội dung N Tỉ lệ (%)

Những kỹ năng giúp con người ứng phó với tất cả

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 46)