Phân tích kết quả tác động

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 77)

2.4.4.1. So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về kỹ năng quản lý thời gian ởnhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước

Để biết được hiệu quả của việc tác động tâm lý đến sinh viên sau khi được tiến hành thử nghiệm kỹ năng quản lý thời gian, người nghiên cứu đã so sánh số liệu về sự lựa chọn của nhóm thử nghiệm và đối chứng trước, thử nghiệm và nhóm đối chứng sau.

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá của sinh viên về kỹ năng quản lý thời gian ở nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước.

Bạn có hay rơi vào các trường hợp sau đây?

ĐC trước N =90

TN trước

N =90 ĐLC T – Test

Luôn cảm thấy lo lắng về việc sử dụng thời gian sao cho hợp lý

85 82 0.346 0.369

Hay bị rối bời khi có quá nhiều công việc vì không biết nên làm việc gì trước, việc gì sau

60 80 0.576 0.00

Sắp đến ngày thi mới “vắt chân lên cổ” để học bài

70 73 0.569 0.58

Luôn làm những công việc mình thích trước, sau đó mới làm tới những công việc ít thích hơn

69 82 0.487 0.06

Làm việc theo cảm hứng và không có thói quen lập kế hoạch trước

82 87 0.347 0.132

Qua kết quả thể hiện ở bảng 2.16 cho thấy: Khi so sánh lựa chọn giữa nhóm đối chứng và nhóm trước thử nghiệm, cả hai nhóm khi chưa có sự tác động bởi các biện pháp tâm lý thì nhìn chung còn rất yếu về “Kỹ năng quản lý thời gian”. Hầu kết sinh viên đều rơi vào các trường hợp như: “Luôn cảm thấy lo lắng về việc sử dụng thời gian sao cho hợp lý”, “Sắp đến ngày thi mới “vắt chân lên cổ” để học bài”. Có sự khác biệt đáng kể ở những tiêu chí: “Hay bị rối bời khi có quá nhiều công việc vì không biết nên làm việc gì trước, việc gì sau” (Nhóm đối chứng có sinh viên lựa chọn là 60, so với nhóm thử nghiệm trước là 80), “Luôn làm những công việc mình thích trước, sau đó mới làm tới những công việc ít thích hơn” (Nhóm đối chứng có sinh viên lựa chọn là 69, so với nhóm thử nghiệm trước là 82) “Làm việc theo cảm hứng và không có thói quen lập kế hoạch trước” (Nhóm đối chứng có sinh viên lựa chọn là 82, so với nhóm thử nghiệm trước là 87)

Như vậy, qua kết quả khảo sát trước thử nghiệm cho thấy: Không có sự khác biệt nhiều ở những tiêu chí như: “Luôn cảm thấy lo lắng về việc sử dụng thời gian sao cho hợp lý”, “Sắp đến ngày thi mới “vắt chân lên cổ” để học bài”. Có sự khác biệt ở những tiêu chí như: “Hay bị rối bời khi có quá nhiều công việc vì không biết nên làm việc gì trước, việc gì sau”, “Luôn làm những công việc mình thích trước, sau đó mới làm tới những công việc ít thích hơn”, “Làm việc theo cảm hứng và không có thói quen lập kế hoạch trước.

2.4.4.2. So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về kỹ năng quản lý thời gian ởnhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau

Bảng 2.17. Kết quả đánh giá của sinh viên về kỹ năng quản lý thời gian ở nhóm đối chứng và nhóm sau thử nghiệm.

Bạn có hay rơi vào các trường hợp sau đây? ĐC sau N =90 TN sau N =90 Độ lệch chuẩn T – Test

Luôn cảm thấy lo lắng về việc sử dụng thời gian sao cho hợp lý

83 44 0.600 0.00

Hay bị rối bời khi có quá nhiều công việc vì không biết nên làm việc gì trước, việc gì sau

63 60 0.569 0.58

Sắp đến ngày thi mới “vắt chân lên cổ” để học bài

87 51 0.534 0.00

Luôn làm những công việc mình thích trước, sau đó mới làm tới những công việc ít thích hơn

73 53 0.632 0.01

Làm việc theo cảm hứng và không có thói quen lập kế hoạch trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

87 65 0.50 0.00

Qua kết quả so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm sau thử nghiệm, có thể nhận thấy: “Kỹ năng quản lý thời gian” của sinh viên nhóm sau thử nghiệm đã cao hơn rất nhiều sau khi tham gia lớp thử nghiệm.Trong khi nhóm đối chứng không có bất kỳ một tác động của các biện pháp nào, nên không thay đổi gì so với lần khảo

sát đầu tiên.

Khi xem xét từng biểu hiện ở kỹ năng “Quản lý thời gian” của sinh viên sau khi thử nghiệm thì các biểu hiện này đều có sự thay đổi theo hướng tích cực. Ở từng biểu hiện đều có sự thay đổi rõ rệt về điểm số trung bình. Cụ thể như so với nhóm đối chứng, số sinh viên luôn cảm thấy “Lo lắng về việc sử dụng thời gian sao cho hợp lý” là 83%, trong khi nhóm sau thử nghiệm biểu hiện này đã giảm xuống còn 44%. “Sinh viên hay bị rối bời khi có quá nhiều công việc”, nhóm đối chứng là 63%, nhóm sau thử nghiệm là 60%. “Sắp đến ngày thi mới vắt chân lên cổ chạy”, nhóm đối chứng có 87% sinh viên rơi vào tình trạng này, nhóm sau thử nghiệm số sinh viên chọn đáp án này giảm xuống còn 51%. “Luôn làm những công việc mình thích trước, sau đó mới làm tới những công việc ít thích hơn” nhóm đối chứng là 73%, nhóm sau thử nghiệm giảm xuống còn 53%. “Làm việc theo cảm hứng và không có thói quen lập kế hoạch trước”, nhóm đối chứng là 87%, nhóm sau thử nghiệm là 65%. Kiểm nghiệm T-Test cũng cho thấy có sự khác biệt ở những tiêu chí nêu trên.

Như vậy, trong năm tiêu chí để đánh giá “Kỹ năng quản lý thời gian” sau thử nghiệm, có đến bốn tiêu chí có sự thay đổi đáng kể, và sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhìn chung sinh viên đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đi lên, kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên phần nào đã được cải thiện. Qua kết quả thống kê cho thấy, có sự thay đổi khá tích cực về “Kỹ năng quản lý thời gian” đối với nhóm thử nghiệm. Kết quả này cũng phần nào minh chứng cho hiệu quả của sự tác động bằng các biện pháp tâm lý. Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên đã được cải thiện rõ rệt sau khi tham gia lớp thử nghiệm. Từ đây có thể thấy rằng, nếu áp dụng các biện pháp tác động tâm lý một cách phù hợp thì hoàn toàn có thể nâng cao mức độ những kỹ năng khác của sinh viên lên trong những điều kiện tương tự.

2.4.4.3. Đánh giá của sinh viên sau khi tham gia buổi học thử nghiệm

Bảng 2.18. Kết quả đánh giá của sinh viên sau khi tham gia buổi thử nghiệm kỹ năng quản lý thời gian

TB Khá Tốt

Buổi học có phong phú 5,0 70,0 25,0

Khả năng ứng dụng thực tế 15,0 62,5 22,5

Phương pháp giảng dạy dễ hiểu / 42,5 57,5

Giảng viên gần gũi, thân thiện / 20,0 80,0

Cung cấp tài liệu 5,0 75,0 20,0

Mức độ hài lòng về môn học / 15,0 85,0

Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về việc tổ chức buổi học đã thu được ý kiến phản hồi thể hiện ở bảng 2.18 như sau:

Nhìn chung, qua sự phản hồi của sinh viên, các tiêu chí đều được sinh viên đánh giá ở mức độ “Khá” và “Tốt”. Ở mức độ “Tốt” có đến 85% sinh viên chọn ‘Cảm thấy hài lòng về môn học”, 80% sinh viên chọn “Giảng viên gần gũi và thân thiện”, “Phương pháp giảng dạy dễ hiểu” có 57% người chọn. Những đánh giá của sinh viên ở mức độ “Khá” có 70% chọn “Khoá học phong phú”, Có 62% chọn “Khả năng ứng dụng thực tế”, 75% sinh viên chọn “Cung cấp tài liệu đầy đủ”. Ở mức độ trung bình có rất ít sinh viên chọn. Kết quả trên chứng tỏ sinh viên đã chấp nhận và yêu thích buổi học thử nghiệm này. Từ kết quả này cho thấy, sinh viên đánh giá cao việc đưa kỹ năng sống vào giảng dạy và việc sử dụng phương pháp phù hợp đã làm tăng hiệu quả kỹ năng sống của sinh viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, có thể thấy rằng:

Nhận thức của sinh viên về “Khái niệm kỹ năng sống”. Kết quả khảo sát cho thấy: Sinh viên đã có nhận thức tương đối đầy đủ và chính xác về khái niệm kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều sinh viên chưa hiểu đúng về khái niệm kỹ năng sống.

Khi tìm hiểu về “Sự cần thiết của kỹ năng sống đối với sinh viên” trên cả hai đối tượng là giảng viên và sinh viên cho thấy: Cả hai khách thể đều đánh giá ở mức độ cao “Rất cần thiết” và “Cần thiết” của kỹ năng sống đối với sinh viên. Có 70% sinh viên lựa chọn kỹ năng sống là “Rất cần thiết” và 30% sinh viên lựa chọn là “Cần thiết”. Những đáp án còn lại thì không có ai lựa chọn.

Về việc đánh giá “Mức độ kỹ năng sống của sinh viên” cũng nói lên rằng: Có nhiều bạn sinh viên tỏ ra khá tự tin khi đánh giá cao về những kỹ năng sống của mình. Sinh viên đánh giá về kỹ năng sống của mình ở mức “tốt” và “khá”, chiếm tỉ lệ 49,5%. Giảng viên đánh giá về kỹ năng sống của sinh viên ở mức “tốt” và “khá” là 24 trường hợp, chiếm tỉ lệ 30%. Về mức độ đánh giá, giảng viên đánh giá kỹ năng sống của sinh viên thấp hơn so với đánh giá của sinh viên.

Tìm hiểu về “Nguyên nhân khiến sinh viên thiếu kỹ năng sống” có sự khác biệt giữa sinh viên và giảng viên khi đưa ra những nguyên nhân khiến cho sinh viên thiếu kỹ năng sống như: “Bản thân thiếu sự chủ động tích cực trong việc tìm hiểu về kỹ năng sống” (Điểm trung bình sinh viên chọn là 2,9 so với giảng viên chọn là 3,2), “Nhà trường không lồng ghép kỹ năng sống trong quá trình đào tạo” (Điểm trung bình sinh viên chọn là 2,6 so với giảng viên chọn là 2,1), “Nhà trường không chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên” (Điểm trung bình sinh viên chọn là 2,5 so với giảng viên chọn là 1,9), “Thiếu giảng viên chuyên sâu để đào tạo về kỹ năng sống cho sinh viên” (Điểm trung bình sinh viên chọn là 2,8 so với giảng viên chọn là 2,3), “Khả năng giảng dạy kỹ năng sống của nhiều giảng viên còn yếu, chưa tạo được sự hứng thú và đam mê cho sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng sống” (Điểm trung bình sinh viên chọn là 2,7 so với giảng viên chọn là 2,15)

Như vậy, sinh viên cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên thiếu kỹ năng sống chủ yếu là do bản thân và do nhà trường. Trong khi giảng viên lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do bản thân sinh viên thiếu sự chủ động tích cực trong việc tìm hiểu về kỹ năng sống.

Đánh giá về “Những biện pháp giúp sinh viên có kỹ năng sống tốt”, kết quả trong bốn nhóm biện pháp thuộc về bản thân sinh viên, nhà trường, gia đình và xã hội thì sinh viên cho rằng biện pháp thuộc về nhà trường và xã hội là quan trọng nhất. Sau đó là những biện pháp thuộc về bản thân rồi mới đến những biện pháp liên quan đến gia đình. Nhận thức này có phần chưa đúng và thể hiện sự bị động, bao biện khi lẽ ra chính sinh viên phải chủ động tích lũy kỹ năng sống cho mình. Trong khi đó, về phía giảng viên lại cho rằng biện pháp để có kỹ năng sống tốt trước hết thuộc về chính bản thân sinh viên, sau đó là những biện pháp thuộc về phía nhà trường, cuối cùng mới là xã hội và gia đình.

Như vậy, có sự khác biệt giữa đánh giá của sinh viên và giảng viên về những biện pháp giúp sinh viên có kỹ năng sống tốt. Giảng viên cho rằng để có kỹ năng sống tốt sinh viên cần chủ động, tích cực tìm kiếm và rèn luyện, trong khi sinh viên lại cho rằng để có kỹ năng sống tốt nhà trường và xã hội cần tạo điều kiện tốt hơn nữa mới giúp cho sinh viên có kỹ năng sống tốt.

Về “Mong muốn của sinh viên để có kỹ năng sống tốt”, sinh viên lựa chọn nhiều nhất là “Được tham gia các lớp học về kỹ năng sống miễn phí do nhà trường tổ chức”; sau đó là “Lồng ghép kỹ năng sống vào trong quá trình giảng dạy các môn học”; “Tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường có lồng ghép kỹ năng sống trong đó”; “Tham gia câu lạc bộ kỹ năng sống dành cho sinh viên” và mong muốn được “Tham gia các buổi báo cáo chuyên đề về kỹ năng sống của trường” được sinh viên lựa chọn ít nhất.

Trong ba kỹ năng sống được đề tài lựa chọn đưa và khảo sát bao gồm: Kỹ năng nhận thức về bản thân, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp kết quả khảo sát cho thấy: Trong ba kỹ năng này, hầu hết sinh viên tỏ ra yếu về kỹ năng quản lý thời gian, hai kỹ năng còn lại là kỹ năng nhận biết về bản thân và kỹ năng giao tiếp, sinh viên tự đánh giá mình đang có ở mức trung bình khá.

Với kết quả của quá trình tổ chức thử nghiệm đã cho thấy, sau khi sinh viên được thử nghiệm với buổi huấn luyện về kỹ năng quản lý thời gian thì nhận thức và kỹ năng của sinh viên đã có sự thay đổi khá tích cực. Trong khi nhóm đối chứng không có bất kỳ một tác động tâm lý nào, vẫn không thay đổi gì so với lần khảo sát đầu tiên.

Như vậy, sự tác động đến sinh viên sau thử nghiệm đã có hiệu quả nhất định. Sự thay đổi về kỹ năng sống sau khi tác động đến sinh viên theo chiều hướng tích cực hơn. Nghĩa là sinh viên đã biết cách để quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả hơn. Kết quả thử nghiệm này cũng cho thấy, nếu áp dụng các biện pháp tác động một cách phù hợp thì hoàn toàn có thể nâng cao mức độ nhận thức những kỹ năng khác của sinh viên lên trong những điều kiện tương tự.

Kết quả phản hồi của sinh viên về buổi thử nghiệm cho thấy, các tiêu chí mà đề tài đưa ra như: “Mức độ hài lòng về buổi học”, “Giảng viên gần gũi thân thiện”, “Phương pháp giảng dạy dễ hiểu”, “Buổi học phong phú”, “Khả năng ứng dụng”, đều được sinh viên đánh giá ở mức “Khá” và “Tốt”. Sinh viên cũng tỏ ra hứng thú và hưởng ứng tích cực đối với buổi dạy thử nghiệm này. Từ đây có thể nói rằng, nếu nhà trường lưu ý hơn nữa đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng sống cho sinh viên bằng nhiều biện pháp khác nhau, sẽ giúp cho sinh viên phát triển được kỹ năng sống của mình một cách có chủ đích, có định hướng. Điều này sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng sống cần thiết cho sinh viên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi ra trường, sinh viên có thể dễ dàng hòa nhập hơn với cuộc sống ngoài xã hội và nhanh chóng đi đến thành công hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả khảo sát thực trạng và kết quả thử nghiệm kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh giả thuyết của đề tài đưa ra là đúng. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Sinh viên nhận thức về các kỹ năng như: “Nhận thức bản thân”, “Quản lý thời gian”, Giao tiếp hiệu quả” tỏ ra còn yếu. Sau khi tổ chức thử nghiệm về kỹ năng “Quản lý thời gian” cho sinh viên, kết quả thử nghiệm đã cho thấy. Khi có sự tác động bởi các biện pháp, kỹ năng “Quản lý thời gian” của sinh viên đã được cải thiện rõ rệt. Sinh viên đã biết quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả hơn so với trước khi thử nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Trên cơ sở lý luận về kỹ năng sống và dựa trên kết quả khảo sát kỹ năng sống của sinh viên cùng với kết quả thử nghiệm, chúng tôi rút ra những kết luận như sau từ việc nghiên cứu đề tài:

1. Qua nghiên cứu lí luận, đề tài này đã góp phần cụ thể hóa quan niệm sư phạm về kỹ năng sống cho sinh viên trường Đại học kỹ thuật công nghệ TP.

Một phần của tài liệu kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ tp hồ chí minh (Trang 77)