James Joyce và hiện tượng song đề

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 26)

1.1.1. Giới thuyết thuật ngữ song đề

Song đề là cách dịch thuật ngữ dilemma của tiếng Anh (chúng tôi sẽ giải thích cách dịch này ở cuối tiểu mục, sau khi phân tích nội hàm và biểu hiện của từ), vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Dilemma gồm hai yếu tố cấu thành: tiền tố di- có nghĩa là hai và lemmamang nghĩa tiền đề/giả thiết. Riêng

lemma lại có gốc từ là lambénian mang hai nghĩa trái ngược nhau, vừa có nghĩa là nhận (receive) – thụ động, lại vừa là lấy (take) – chủ động. Nhưng thường khi sử dụng thuật ngữ này trong văn cảnh, di- còn chỉ nhiều hơn hai, và lemma không chỉ dung chứa mâu thuẫn giữa lấy và nhận mà còn chỉ mọi đối nghịch nói chung. Chính vì vậy, dilemma là một thuật ngữ có nội hàm nghĩa khá rộng, ta sẽ xem xét nó trong ba loại từ điển uy tín thế giới.

Trong từ điển từ nguyên tiếng Anh: An Etymological Dictionary of the English Language, có mục từ dilemma, chỉ “sự lúng túng, tình cảnh bối rối, một vấn đề kép, một tranh luận trong đó người ta bị vướng giữa hai tình huống khó khăn” [103, 167]. Dilemma lúc này chỉ sự “mắc bẫy” trong thuật tranh biện khiến đối tượng bối rối trước tình huống được đặt ra.

Từ điển triết học phương Tây: The Blackwell Dictionary of Western Philosophyđịnh nghĩa cụ thể hơn: “Trong ngôn ngữ thông thường, song đề là một tình huống, trong đó người ta phải chọn lựa giữa hai hay nhiều mâu thuẫn, nhưng các lựa chọn đều quan trọng như nhau […] một nhà tư tưởng có khuynh hướng khuyến khích mạnh mẽ những lập trường khác nhau và việc theo đuổi một trong những lập trường này dường như buộc ông phủ nhận những cái khác” [78, 189]. Dilemma lúc này đã vượt thoát khỏi phạm vi hùng biện bằng lời để trở thành một trạng thái ứng xử của con người trong trải

nghiệm cuộc sống. Nó như một trạng huống sống còn, như câu đố với nhiều đáp số nhưng chỉ được chọn một. Điều này cũng đúng với nghĩa của dilemma

trong lĩnh vực logic học: “Song đề là một tranh luận chứa một tiền đề có hai hay nhiều giả thiết được khẳng định kết hợp, và một tiền đề thứ hai chứa những tiền đề của các giả thiết này được khẳng định một trong hai hay hệ quả của chúng từ chối một trong hai” [78, 189] (ví dụ, nếu p thì q, nếu r thì s; p đúng hay r đúng, thì q đúng hay s đúng) và lĩnh vực đạo đức học: “Định nghĩa chuẩn của song đề đạo đức [moral dilemma] có vẻ bao gồm tất cả và chỉ những tình huống khi mà (trong cùng thời gian) một người phải lựa chọn một trong hai chọn lựa riêng biệt, mà không thể chọn cả hai” [78, 452] (ví dụ, nói thật là một nguyên tắc đạo đức, nhưng một người rơi vào hoàn cảnh nếu nói thật một điều gì đó thì sẽ phá vỡ lời hứa với người khác và như thế là trái đạo đức).

Bách khoa toàn thư về triết học của đại học Stanford: The Stanford

Encyclopedia of Philosophy đã làm rõ cơ chế tạo nên trạng thái dilemma này:

“Một người vướng vào một song đề thật sự được yêu cầu thực hiện hai hành động, nhưng không phải cả hai. Và vì anh ta không thể thực hiện cả hai, nên không thực hiện điều này là điều kiện để thực hiện điều khác. Do đó, có vẻ như cùng một hành động nhưng vừa được yêu cầu vừa bị cấm đoán” [123].

Tóm lại, một lí thuyết tạo nên song đề có thể cần những điều kiện cơ bản sau:

(1) Tình huống song đề được tạo nên từ hai (hay nhiều hơn hai) lựa chọn phủ định nhau

(2) Phải có một chủ thể được đặt trong tình huống ấy

(3) Cả hai (hay nhiều hơn hai) lựa chọn đều không phải là tối ưu vì xung đột còn xảy ra trong mỗi lựa chọn

Từ ba đặc điểm trên sẽ dẫn đến đặc điểm thứ (4): chủ thể lựa chọn sẽ không bao giờ thỏa mãn, hài lòng với bản thân và cảnh huống xung quanh, đó là đối tượng của bi kịch (thường thể hiện trong văn học).

Nội hàm nghĩa trên mang tính lí tưởng để tạo nên song đề, tuy nhiên, biểu hiện của song đề không bao giờ gò bó trong một công thức nào, một lĩnh vực nào. Nếu xét ở góc độ tư tưởng thì song đề là một “tài sản” chung của nhân loại với những biểu hiện hết sức đa dạng từ tôn giáo, triết học đến văn học.

Song đề tôn giáo thường được đề cập đến từ câu chuyện Abraham hiến tế con trai Isaac trong sách Sáng thế ký thuộc kinh Cựu Ước. Theo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, Abraham là vị tổ phụ của dân Israel được Thiên Chúa chúc phúc và ban cho lời hứa rằng dòng dõi ông rồi sẽ trở nên một dân tộc vĩ đại trên khắp thế gian. Abraham cùng người vợ Sarah mãi khi tuổi đã cao mới sinh được một người con trai và đặt tên là Isaac. Khi Isaac trưởng thành, Chúa muốn thử thách đức tin của Abraham nên phán truyền với ông rằng ông hãy đưa con trai mình, người con trai duy nhất mà ông yêu thương hết mực đi đến vùng đất Moriah, tại đấy ông phải lập một bàn hiến tế trên một trong những ngọn đồi mà Chúa sẽ chỉ cho ông, lễ vật hiến sinh sẽ chính là Isaac. Lời phán truyền của Chúa đã được Abraham tuân theo không một chút do dự cũng không có sự phản kháng nào từ Isaac. Nhưng khi giơ lưỡi dao lên định giết con trai thì một thiên sứ liền hiện ra ngăn cản vì Chúa chỉ muốn thử thách Abraham. Abraham sau đấy đã giết một con chiên đực xuất hiện ngay tại ngọn đồi ấy làm vật sinh tế thay cho Isaac. Đây không phải là dạng song đề thuộc về những nguyên do đạo đức vì không hề có sự mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành động của Abraham rằng có nên thực hiện theo lời Chúa phán truyền hay không; mà là minh chứng của song đề giữa một bên là những

nguyên do đạo đức và một bên là nguyên do về luật pháp, tôn giáo hay lợi ích riêng. “Theo nghĩa này, Abraham ở trong một song đề đạo đức khi Chúa truyền lệnh cho ông hi sinh con trai mình, ngay cả khi ông không có nguyên do đạo đức để tuân theo” [73, 617]. Có nghĩa là, nếu không tuân theo lời phán truyền từ Thiên Chúa, Abraham sẽ vi phạm “luật” đạo đức của một con chiên phải luôn tin và tuân phục Chúa, nhược bằng làm theo lời Chúa thì ông lại đối mặt với “luật” đạo đức của lương tâm cho hành vi giết người. Song đề

đó vẫn tồn tại dù rằng ông không tự đặt mình vào nó (ở đây trạng thái phân vân của đối tượng bị triệt tiêu, mà chỉ có trạng thái phân vân do cảnh huống đặt ra).

Biểu hiện song đềtiếp tục được mở rộng trong lĩnh vực triết học – lĩnh vực thể hiện trực tiếp tư duy con người theo dòng phát triển của lịch sử. Chính triết học đã biến song đề thành một vấn đề tư tưởng toàn nhân loại, vì xét cho cùng, lịch sử triết học là lịch sử của các dạng thức song đề nối tiếp nhau. Đây không phải là vấn đề của mâu thuẫn, mâu thuẫn cuối cùng sẽ được giải quyết và bị triệt tiêu, còn song đề thì vĩnh viễn tồn tại và từ chối bất kì xác quyết hoàn hảo nào, người ta chỉ có thể hòa giải nó hoặc né tránh nó. Vì vậy, lịch sử triết học luôn mang tính song đề, hiện tượng song đề có thể nảy sinh trong cùng phạm vi không gian - thời gian hay giữa các thời đại cách xa nhau. Chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm này từ hai lĩnh vực của triết học: nhận thức luận và siêu hình học (chỉ chọn hai lĩnh vực này vì nó có liên quan trực tiếp đến những vấn đề đặt ra trong tác phẩm sẽ phân tích ở các chương sau).

Trong triết học về nhận thức, luôn tồn tại song đề giữa sự tri giác cảm giác và tri giác tinh thần, hay giữa giác quan và lí tính. Từ thế kỷ V trước Công nguyên, các triết gia Hy Lạp đã cùng nhau đối thoại về vấn đề này. Trong khi Parmenides không bao giờ tin những gì ông nhìn thấy và cho rằng các giác quan chỉ cho ta bức tranh sai lạc về thế giới, con người chỉ có mỗi lí

tính để dựa vào nếu muốn khám phá chân lí thường hằng; thì Heraclitus tỏ ra “độ lượng” hơn với một vũ trụ phi lí tính, với ông, các giác quan là đáng tin cậy. Cuộc “đối thoại” thứ hai diễn ra giữa Plato (427 - 347 tr.CN) và Aristotle (384 - 322 tr.CN). Plato xây dựng một câu chuyện có tên gọi là Dụ ngôn về cái hang (Allegory of the Cave) để phát biểu tư tưởng của ông: con người sống trên đời cũng giống như đang bị nhốt trong hang tối tăm, chân bị xiềng trong tư thế mặt đối diện với vách hang, lưng hướng về phía cửa hang và đống lửa được đặt phía cuối hang sau lưng họ; ánh sáng ngọn lửa phản chiếu những chuyển động trong hang thành những cái bóng trên vách hang đối diện với đám người bị xiềng; họ nhìn những cái bóng nhảy múa nhưng lại tưởng đó là những vật thật, vì đám người bị xiềng chỉ có thể nhìn thẳng phía trước, không được phép quay lại, nên không nhận thấy những cái bóng là sản phẩm của ánh lửa phía sau họ; một ngày kia một người trong hang chạy thoát ra ngoài, anh ta thấy ánh sáng bên ngoài rực rỡ và những hình ảnh đập vào mắt anh đẹp đẽ và thật hơn nhiều so với những cái bóng trong hang. Plato đã chia thực tại thành hai vùng: vùng hang tối là thế giới con người tri giác bằng năm giác quan và vùng bên ngoài hang là thế giới ý niệm tồn tại trong lí tính. Với Plato, thế gian này với những hình sắc này chỉ là màn trình diễn của “những cái bóng” mà con người tưởng là thật, trong khi sự thật đích thực phải là thế giới trong ý niệm con người vì ý niệm là vĩnh cửu và bất biến. Một lập luận như thế không hề thuyết phục được Aristotle, dù ông luôn tôn trọng người thầy của mình. Với Aristotle, không có vật thể nào là “thực tồn” và “không thực tồn”, “những sự vật thực tồn [có thật], như cây cối và những con dê là những sự vật cơ bản và duy nhất hiện hữu trọn vẹn” [54, 34], do đó mức độ cao nhất của thực tại không thể là thế giới ý niệm mà chính là những gì ta tri giác được bằng các giác quan. Cuộc đối thoại thứ ba diễn ra hơn mười bảy thế kỷ sau của vị cha đẻ của triết học hiện đại: Descartes (1596 - 1650) khi ông

phản bác lại quan niệm của Aristotle về nhận thức. Cũng như Parmenides, Descartes cho rằng giác quan đã đánh lừa ta về sự thật. Nhưng nếu ta đang cầm một cây bút giữa ban ngày thì làm sao ta lại nghi ngờ rằng ta đang cầm cây bút? Descartes đã bác lại sự chứng thực của giác quan bằng “luận cứ nằm mơ”: “Thật đơn giản: bạn có thể đang nằm mơ rằng mình đang cầm một cây bút. Còn sự thật là bạn đang ngủ trên giường và đang có một loại giấc mơ khác thường: giấc mơ đang cầm bút” [34, 44]. Như vậy mọi thứ điều đáng nghi ngờ về sự tồn tại, duy chỉ có một điều ông không thể nghi ngờ, đó là sự kiện ông đang nghi ngờ: “Cogito ergo sum” – “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”.

Một song đề khác thuộc lĩnh vực triết học siêu hình được khơi lên từ niềm tin vào Thượng Đế. Đấy không chỉ là vấn đề giữa niềm tin và sự thực chứng, giữa các nhà khoa học và những nhà duy linh vì ngay cả các khoa học gia lỗi lạc cũng vẫn tin vào sự hiện diện của Chúa trời, như Blaise Pascal, Max Born, Leon Lederman1…, mà còn là vấn đề của việc tin như thế nào. Nếu các nhà khoa học tin vào Thượng đế được gọi là những “nhà tương hợp” giữa lí trí và niềm tin (với họ, càng khám phá ra các quy luật tự nhiên của thế giới, càng cho thấy có sự hiện hữu của một vị Chúa đã tạo ra những quy luật ấy) thì Friedrich Hegel (1770 - 1831) đã “giải thể” quan niệm đó bằng lập luận: Thượng đế không phải là một thực tại siêu việt ở bên ngoài chủ thể con người, mà thực chất tồn tại nội tại như là cái tự ngã tinh thần của họ, tức Chúa và con người đều cùng tồn tại trong một thể với hai bản tính, bản tính con người và bản tính thần linh: “Cái thần linh và cái phàm nhân có thể vươn tới một sự tổng hợp biện chứng vì mỗi con người đều có phần “thần linh” trong mình” [35, 91]. Ngược lại với quan niệm nhất nguyên về tồn tại của Chúa của Hegel và đối nghịch với cả quan niệm của các nhà tương hợp cố gắng dùng lí

1

Blaise Pascal (1623-1662) – nhà toán học, vật lí học, triết gia Pháp. Max Born (1882- 1970) – nhà vật lí, toán học người Đức, Nobel Vật lí 1954. Leon Lederman (1922) – nhà vật lí người Mỹ, Nobel Vật lí 1988.

trí để hiểu đức tin, Kierkegaard (1813 - 1855) – nhà triết học tôn giáo người Đan Mạch – đưa ra tính nhị nguyên bất khả tương hợp giữa con người và Chúa trời. Kierkegaard cho rằng Chúa là siêu việt, không thể lí giải bằng duy lí, Chúa đáng tôn thờ chính vì những điều phi lí không thể hiểu được, như câu nói: “Credo quia absurdumest” (“Tôi tin bởi vì nó phi lí”) [35, 79]. Sự “giải thể” của Hegel với các nhà tương hợp đã bị học thuyết của Kierkegaard “giải thể”, nhưng chính quan điểm của Kierkegaard sau này cũng bị bác bỏ bởi Friedrich Nietzsche (1844 - 1900), người nổi tiếng với tuyên bố: “Chúa đã chết”và tự nhận mình là “kẻ phản Ki-tô”. Đào sâu vào tư tưởng của các triết gia sẽ còn nhiều điều rắc rối đáng bàn, nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn rút ra một nhận định: đặt câu hỏi Thượng đế có tồn tại hay không là đặt ra một song đề lớn để tư duy, lại hỏi tiếp Thượng đế tồn tại như thế nào còn nảy sinh dạng

song đề phức tạp hơn, dẫn đến những “tranh biện” gay gắt như giữa Hegel và Kierkegaard. Một lần nữa, chân lí phổ quát (nếu có) của nhân loại lại đi vào ngõ cụt. Và song đềvẫn hiện hữu, thử thách thời gian.

Tuy nhiên, không ở đâu song đề được thể hiện rõ như trong văn học, dựa theo bốn đặc điểm mà chúng tôi đã tổng kết ở trên. Gần nhất với dạng nguyên thủy của song đềlà một thể loại truyện lấy song đề làm cảm hứng và cấu trúc xuyên suốt, được đặt tên là truyện song đề (dilemma tale). Truyện song đề hợp thành một loại truyện dân gian lớn của Châu Phi, được tìm thấy tại nhiều nơi từ Sierra Leone và Cộng hòa Congo đến Zaire. Chúng lưu truyền dưới hình thức truyện kể truyền miệng, trong đó, người kể sẽ lôi kéo người nghe vào những câu chuyện có nhiều hơn một khả năng kết thúc, liên quan đến những lựa chọn đạo đức, luân lý, luật pháp và người nghe phải tham gia tranh luận để quyết định một chọn lựa tốt nhất. Mục đích của truyện song đề

không chỉ để giải trí mà nó dạy cho khán giả kĩ năng tranh luận (như hình thức thuật tranh biện của các học giả Hy Lạp): “Cuộc thảo luận sau truyện

quan trọng hơn nhiều việc giải quyết thực sự tình trạng tiến thoái lưỡng nan đặt ra trong truyện” [72, 110]. Các nhà nghiên cứu thường chia thành hai hình thức truyện song đề, xét từ những câu chuyện cụ thể, ví dụ: Truyện thứ nhất: Một người đàn ông chạy trốn khỏi làng mình và mang theo một con báo, một con dê và một củ khoai; anh chạy đến dòng sông chỉ có một chiếc xuồng, xuống quá nhỏ nên anh không thể đem theo bên mình cùng lúc nhiều hơn một thứ trong tài sản của anh. “Bây giờ làm thế nào anh thành công trong việc có được tất cả ở bờ bên kia?”vì nếu anh để lại củ khoai với con dê hay con báo với con dê, con dê sẽ ăn củ khoai và con báo sẽ xé xác con dê. Truyện thứ hai: Một người đàn ông đã chết cách xa nhà trong khi săn một con bò để nuôi ba người vợ của ông. Người vợ thứ nhất biết được qua giấc mơ những gì đã xảy ra với chồng mình, liền thông báo tin dữ cho hai người vợ khác; người vợ thứ

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)