Phương cách nghiên cứu song đề trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 47)

sĩ trẻ của James Joyce dưới ánh sáng phân tâm học Lacan

Jacques Lacan và James Joyce – hai con người hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau nhưng cùng có những điểm tương đồng. Họ đều lớn lên và hoạt động khoa học trong buổi vàng son của chủ nghĩa hiện đại cùng với cả những biến động của tư tưởng thời đại mới, quan điểm của họ đều mang tính đột phá khỏi những khuôn mẫu cũ nên thường xuyên tạo nên những tranh luận đối chọi gay gắt, nhưng tác phẩm của họ đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và hơn hết, tạo nên một ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ với các đồng nghiệp về sau. Lựa chọn học thuyết Lacan để phân tích tác phẩm của James Joyce, luận văn muốn đề ra một cách “đọc” mới và hoàn toàn phù hợp với khía cạnh phân tích là song đề.

Trước khi luận giải tính khả dĩ của kết hợp này, xin giới thiệu đôi điều về tiểu thuyết Chân dung một nghệ sĩ trẻ của James Joyce. Chân dung một nghệ sĩ trẻ được xuất bản năm 1916. Ngay khi vừa ra mắt, tác phẩm đã gây xôn xao văn đàn với lối viết cách tân táo bạo của nhà văn: truyện được chia thành năm chương, kể về nhân vật chính Stephen từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành và chuẩn bị bước vào đời. Tuy tuân theo trật tự thời gian nhưng các sự kiện lại hiện lên với vẻ rời rạc và đôi ba tình tiết có vẻ vô nghĩa; dòng trần thuật lại cực kì bất đối xứng với nhiều chi tiết cần thiết bị bỏ qua trong khi nhiều đoạn miên man theo dòng cảm xúc; phần cuối truyện kết thúc bằng hình thức nhật kí với những ghi chép hầu như không liên quan gì đến cốt truyện, cũng không theo một logic nào. Không chỉ gây xôn xao về lối viết hiện đại, tác phẩm còn gây ra nhiều tranh luận liên quan đến việc xác định thể loại: Đa phần các nhà nghiên cứu khẳng định Chân dung một nghệ sĩ trẻ là một tiểu thuyết tự thuật vì hầu hết tình tiết truyện đều tương đồng với cuộc đời của James Joyce, từ những ấn tượng thơ ấu đến kỉ niệm thời đi học trong các trường dòng và quyết định rời bỏ Công giáo để đi theo con đường tự do của một người nghệ sĩ. Song, cũng không ít ý kiến cho rằng tác phẩm chỉ là một tiểu thuyết hư cấu với cảm hứng sáng tác xuất phát từ câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp về nhân vật trùng tên: Daedalus. Truyện kể rằng vua Minos ở đảo Crete vì muốn tìm một nơi kín đáo để nhốt vị thần nửa người nửa bò Minotaur nên đã mời bằng được Daedalus – người thợ nổi tiếng nhất đô thành Athens – đến để xây dựng một mê cung có kiến trúc vô cùng phức tạp; khi Minotaur bị Theseus – hoàng tử Athens – giết chết và thoát ra khỏi mê cung nhờ sự giúp đỡ của con gái vua Minos, Minos tức giận cho rằng chính Daedalus đã chỉ đường cho Theseus trốn thoát nên giam giữ ông cùng con trai Icarus trên ngọn tháp; tại đây, Daedalus đã dùng sáp kết lông chim lại với nhau thành hai đôi cánh khổng lồ cho ông và Icarus; bằng đôi cánh tự tạo, họ

thoát khỏi ngọn tháp cao, nhưng Icarus đã không nghe lời cha, bay quá cao đến gần mặt trời nên bị sức nóng của mặt trời làm tan chảy sáp trên đôi cánh, anh rơi xuống biển chết. Bằng chứng của việc J. Joyce lấy cảm hứng từ câu chuyện thần thoại này không chỉ từ việc chọn tên nhân vật trùng nhau: Dedalus và Daedalus mà còn nằm ở sự phát triển của nhân vật qua từng giai đoạn cuộc đời: “đó cũng là những giai đoạn phát triển về mặt tâm lí và đạo đức từ chỗ chấp nhận một cách bị động đến tự ý thức được hành vi và việc làm của mình” [9, 33], giống như người nghệ nhân Daedelus từ chốn lao tù đã bay lên bằng đôi cánh để tìm kiếm tự do. Một điểm đáng chú ý nữa của

Chân dung một nghệ sĩ trẻ là đây là tác phẩm mang tính tiếp nối giữa Người Dublin Ulysses về cả thời gian sáng tác và sự phát triển tư tưởng nhà văn: từ thế đứng “bên trong” để viết về “lịch sử đạo đức của dân tộc” trong Người Dublin, đến tư thế “nhập cuộc từ bên ngoài” để tạo nên thiên sử thi một ngày của dân tộc Ireland trong Ulysses, Chân dung một nghệ sĩ trẻ ở giữa hai quá trình này, vừa khép lại một chặng đường, đồng thời mở ra một chặng đường mới – tức bản thân tác phẩm này đã một song đề lớn trong hành trình tư duy và sáng tạo của nhà văn. Tuy không phải là kiệt tác sánh ngang tầm Ulysses,

không phải là tác phẩm làm đau đầu nhân loại đến mức không một ai có khả năng hiểu được như Finnegan Wake, nhưng Chân dung một nghệ sĩ trẻ vẫn được xếp là một trong những tác phẩm hàng đầu của văn học hiện đại, một phần vì những lí do trên.

Chân dung một nghệ sĩ trẻ là cuốn tiểu thuyết thuật lại “lịch sử tâm hồn” Stephen từ thơ ấu đến trưởng thành nên phân tích tâm lí và sự hình thành tư tưởng nhân vật là mục đích chính của luận văn. Không có một công cụ nào dùng để phân tích những vấn đề này hiệu quả hơn phân tâm học. Nhất là phân tích tâm lí ở dạng thức song đề. Vì bản thân mục đích của phân tâm học là giúp người “thầy thuốc” nhận ra sự rối loạn tâm thần ở “bệnh nhân”,

xét ở góc độ nào đó, song đề thực ra cũng là một dạng của rối loạn tâm thần. Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng tôi ứng dụng cách làm này để tâm lí hóa một tác phẩm văn chương, mà nhìn từ phân tâm, những vấn đề tư tưởng không chỉ của nhân vật mà còn là của nhà văn sẽ hiện lên đậm nét. Thêm nữa, phân tâm học cấu trúc của Lacan không nhằm mục đích chữa bệnh, không tìm cách làm cho cá nhân “người được phân tâm” phải thích ứng với đòi hỏi của hiện thực xã hội, mà giúp cho con người đối mặt với tồn tại và nhìn nhận lại vị trí của mình trong hiện thực bằng một thái độ “minh triết” hơn, tức hiểu chính mình hơn. Tiêu chí này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu ban đầu của chúng tôi khi lựa chọn phân tích khía cạnh song đề, song đề cũng là một hiện tượng nảy sinh từ những đối thoại với cuộc đời và với chính mình theo lối nhìn triết học.

Việc phân tích hiện tượng này trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ dưới ánh sáng của học thuyết Lacan được tiến hành như sau: Tâm lí và tư tưởng của Stephen được chia thành ba tiến trình phát triển, tương ứng với ba chương sau. Mỗi chương sẽ dùng một trong ba từ khóa từ học thuyết của Lacan để ứng dụng, soi chiếu vào ba giai đoạn phát triển của nhân vật. Ba từ khóa đó là

cái Thực, cái Tưởng tượngcái Biểu tượng. Trong từng giai đoạn phát triển, sẽ có một nhân tố nổi lên, nhân tố ấy chính là từ khóa được chọn. Các cặp

song đề sẽ được xây dựng từ từ chìa khóa này và phát triển từ đối lập đến hòa giải. Như vậy, chúng tôi đã chia tác phẩm theo mô hình cấu trúc của phân tâm học Lacan. Chọn mô hình này vì Lacan xây dựng ba nhân tố trong mô hình với sự gắn kết chặt chẽ theo kiểu giao thoa, tiếp biến nhau và phát triển theo chuỗi nhằm phục vụ cho diễn giải tâm lí con người nói chung từ vô thức đến khi nhận thức được ngôn ngữ, vô tình cấu trúc của mô hình lại hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển cốt truyện và tư tưởng nhân vật trong tác phẩm.

Giống như nhận định của Eikhenbaum: “Tiểu thuyết là một bài toán nhiều quy tắc mà người ta chỉ giải được nhờ một hệ phương trình với nhiều ẩn số; các cấu trúc trung gian, ở đây, còn quan trọng hơn cả lời giải sau cùng” [dẫn theo 43, 36], việc kết hợp diễn giải song đề và phân tâm học Lacan vào “đọc” tiểu thuyết Chân dung một nghệ sĩ trẻ là lập ra hệ phương trình nhiều ẩn số, trong đó bản thân quá trình giải mã mới là quan trọng, mở ra khả năng vô biên trong lí giải tâm lí nhân vật, tư tưởng nhà văn, còn hiệu quả và giá trị đạt được của lối diễn giải này, còn phụ thuộc vào khả năng của người làm nghiên cứu.

Chương 2: CÁI THỰC VÀ SONG ĐỀ TRỰC GIÁC

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 47)