Hòa giải song đề trực giác

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 72)

Như khi phân tích lí thuyết chúng tôi đã nói, song đề không thể bị xóa bỏ (nếu không thì nó không còn là song đề), mà người ta chỉ có thể né tránh nó hoặc hòa giải nó. Hòa giải như thế nào để không phá vỡ đặc tính của song đề mà chủ thể vẫn thoát được trạng thái lưỡng nan? Đó là vấn đề mà Stephen phải giải quyết để có thể bước qua cái Thực và phát triển những nhận thức mới. Như vậy, có thể xem hòa giải là bước đệm trung gian giữa hai giai đoạn phát triển tâm lí con người. Song đề trực giác chủ yếu là song đề đối nghịch giữa không thực (hay cái Thực)và hiện thực, thế nên, để đạt được sự hòa giải dạng thức song đề này, cần phải: thứ nhất, hòa giải quan hệ đối nghịch của hai thế giới bên ngoài và bên trong, tức xây dựng quan hệ chuyển tiếp giữa cái Thựcthực tại; thứ hai, làm cho những điều bất khả trở nên khả thể khi chủ thể nhận thức về thế giới, tức đồng nhất cái Thực thực tại với nhau. Từ hai tiêu chí này, hai hướng hòa giải được hình thành trong thái độ ứng xử của Stephen: hòa giải theo phương cách định danh và hòa giải theo phương cách trò chơi.

Phương cách định danh

Định danh là một phương cách hòa giải đắc dụng thế giới bên ngoài và bên trong, vì định danh là bước đầu tiên nhân vật nhìn nhận mình như một chủ thể. Nhưng định danh chỉ dừng lại ở tên gọi, tức nhận thức về mình dưới một cái tên, còn từ giá trị biểu đạt của tên gắn liền với ý thức (như là “tôi”) thì phải chờ đến giai đoạn phát triển sau. Đúng hơn đây là giai đoạn tiền chủ thể, nằm giữa khối hỗn loạn, phi logic của cái Thực và việc nhận thức rõ rệt về mình như là “tôi”. Khi nghĩ về mình dưới một cái tên, tức nhân vật đã đặt mình thành một đối tượng trung gian giữa thế giới bên ngoài và bên trong. Khi việc định danh tạo được vị trí trung gian, thì thế đối nghịch giữa hai thế giới có khả năng chuyển sang quan hệ chuyển tiếp và song đề sẽ được hòa giải.

Khi song đề nổi lên từ việc gán tên gọi Parnell và Michael Davitt cho hai màu xanh lá và đỏ, đưa Stephen vào tình thế phân vân chọn lựa giữa đúng và sai, Stephen đã tự định danh mình để xóa bỏ sự lựa chọn đó. Việc định danh ấy xảy ra như sau: Stephen đã “dời chuyển” liên tưởng về hai màu sắc đỏ và xanh lá từ hai chiếc bàn chải của cô Dante sang màu sắc của bức tranh trái đất và những đám mây, và lập nên một “sơ đồ” định vị cho chính mình:

“Nó lật tờ giấy trắng ở quyển địa lý và đọc những điều mà nó đã viết ở đây: về bản thân, tên và địa chỉ.

Stephen Dedalus Lớp Nhất

Trường Clongowes Wood Sallins

Vùng Kildare Ailen

Thế giới

Vũ trụ” [26, 26]

Trái đất và đám mây chính là hình tượng hóa của cấp bậc từ cái tên Stephen đến vũ trụ, trong đó thuộc phạm trù trái đất là từ dòng “Stephen Dedalus” đến “Thế giới”, dòng cuối cùng “Vũ trụ” thuộc phạm trù những đám mây vì như hình vẽ, trái đất ở giữa những đám mây, những gì bên ngoài trái đất chính là vũ trụ, theo đúng yếu tố địa lý (không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại miêu tả hình vẽ này nằm trong quyển sách địa lý của Stephen). Bắt đầu từ chính tên gọi của mình, “Stephen Dedalus”, Stephen đã mở rộng trường liên tưởng vạn vật theo một thứ bậc rõ ràng, từ cấp bậc nhỏ nhất (cá thể Stephen) đến lớn nhất (vũ trụ) và ngược lại, thông qua hành động đọc:

“Nó đọc trang đầu cuốn sách từ cuối lên trên cho đến chính tên nó. Đúng là nó: và nó đọc lại từ trên xuống dưới” [26, 27]. Điều này đánh dấu sự liên tục, mang tính chuyển tiếp giữa các vùng không gian đã được định danh, như là sự chuyển tiếp của hai phạm trù trái đất và vũ trụ, cũng tức là giữa hai màu sắc xanh và đỏ. Thế đối lập mà hai màu này tạo ra qua hình ảnh chiếc bàn chải của cô Dante đã được thay thế bằng sự định danh này của Stephen. Hành động đọc xuôi rồi đọc ngược “sơ đồ” cấp bậc biến cái tên “Stephen Dedalus”

ở dòng đầu tiên trở thành điểm khởi đầu và kết thúc của một chu trình phân cấp. Vậy là sự hòa giải đã hoàn thành khi việc định danh chính mình của Stephen trở thành trung gian của hai quá trình tạo lập thế giới dựa trên hai màu xanh và đỏ. Tựa như khi ta vạch một đường tròn bằng hai màu, điểm xuất phát của nửa đường tròn xanh cũng là điểm kết thúc của nửa đường tròn đỏ, khiến hai nửa hợp thành một hình tròn hoàn chỉnh mang tính chuyển tiếp giữa hai màu sắc. Có thể xem đó là ý nghĩa “sơ đồ” phân cấp của Stephen.

Chính vì quan niệm sự định danh như một phương cách hòa giải mọi đối nghịch, nên không ít lần Stephen cảm thấy khó chịu khi tên gọi bị dùng

trái chức năng này. Khi Stephen nhớ lại hai cái van vặn nước nóng và lạnh của cái bồn rửa màu trắng: “Nó cảm thấy lạnh và sau đó cảm thấy nóng: và nó có thể nhìn thấy những cái tên được gắn trên những cái van đó. Đấy là một điều thật khó chịu” [26, 20]. Hai cái tên với chữ lạnh và nóng gắn vào hai van nước để phân biệt, với Stephen là một việc kì quặc nên mới gây cảm giác khó chịu, vì tên không phải dùng để phân biệt giữa cá thể này và cá thể kia. Trong thế giới chịu sự chi phối của cái Thực của Stephen, chưa có khái niệm cá thể phân biệt như một “tôi” độc lập, thế nên việc định danh không phải giữ chức năng phân biệt mà phải làm nên sự hòa giải các phân biệt hay đối lập – đó mới là chức năng đích thực của sự định danh. Thế nên khi mở cuốn sách địa lý để học bài, cậu bé “không thể học thuộc tên của các địa danh ở châu Mĩ” vì những cái tên ấy không dùng gắn kết mà dùng để phân lập “những nơi khác nhau với những cái tên khác nhau”. Một lần nữa “sơ đồ” phân cấp được Stephen sử dụng ở đây nhằm đi đến mục đích hòa giải: “Chúng nằm ở những đất nước khác nhau và những đất nước này lại nằm trong những thuộc địa và những thuộc địa lại nằm trong thế giới và thế giới nằm trong vũ trụ” [26, 26]. Điều này cũng đúng với câu hỏi vì sao Stephen lại luận giải về tên của Chúa:

Dieulà từ tiếng Pháp để chỉ Chúa và đó cũng là tên của Chúa; và khi bất cứ một ai cầu nguyện Chúa mà nói Dieu thì Chúa biết ngay lập tức rằng đó là một người Pháp đang cầu nguyện. Nhưng cho dù đó là những cái tên khác nhau để gọi Chúa bằng tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và Chúa hiểu điều mà tất cả mọi người với các ngôn ngữ khác nhau đang cầu nguyện, Chúa vẫn luôn là Chúa và tên thực của Chúa là Chúa” [26, 28] – giống như nhiều cái biểu đạt (tên Chúa bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau) quy về một cái được biểu đạt duy nhất (“Chúa vẫn luôn là Chúa”). Sự quy về này giữ chức năng hòa giải nhất định. Vì nếu khi phân tích sự cảm nhận thế giới bằng khứu giác và thính giác của Stephen, ta thấy nổi lên loại song đề trực giác giữa thế

giới bên ngoài của nhà thờ, trường học với thế giới tâm hồn bên trong của cậu bé, “mùi thần thánh” trong nhà hành lễ với mùi của những người nông dân, âm thanh của sự lặng im của Stephen với âm thanh thuộc về đám bạn bè và các thầy dòng…; nhưng “tên thực của Chúa vẫn là Chúa” dù Chúa được gọi tên từ chính Stephen hay từ các cha hành lễ, từ thế giới bên trong hay thực tại bên ngoài. Mùi vị hay âm thanh có thể phân biệt, nhưng tên gọi luôn mang tính chung nhất. Khi luận giải tên Chúa, Stephen cũng đang tự nói về mình:

“Chúa là tên của Chúa cũng như tên nó là Stephen” [26, 28]. Như vậy, tính chung nhất của tên gọi Chúa cũng như tính chung nhất của một Stephen – như một chủ thể đã được định danh – dù là Stephen thuộc về thế giới cái Thực

hay Stephen trong thế giới thực tại. Đó là chức năng hòa giải của sự định danh.

Thêm nữa, để khẳng định chắc chắn chức năng định danh này, Stephen còn viện dẫn từ lịch sử, đó là khi cha Dolan không nhớ được tên cậu bé: “Tại sao ông ta không thể nhớ được cái tên khi mà ông đã được nghe lần đầu tiên nhỉ? Ông ta có nghe thấy nó nói lần đầu tiên hay là ông ta lấy làm buồn cười vì cái tên? Những con người vĩ đại trong lịch sử cũng có một cái tên như thế và không ai buồn cười vì cái tên của họ cả” [26, 91]. Trong sách Công vụ tông đồ có kể về thánh Stephen là người Kitô giáo tử nạn đầu tiên do bị ném đá bởi đã dám đứng ra công khai biện luận với giáo hội Do Thái sau khi Chúa Jesus chịu nạn trên thập tự giá. Ông tử nạn và được phong thánh trong nỗ lực hòa giải “luật” Moses và “luật” Jesus. Trong huyền thoại Hy Lạp có kể câu chuyện về vị kiến trúc sư tài ba tên Daedalus – người đã xây dựng mê cung cho vua Minos – thoát khỏi chốn ngục tù giam giữ mình bằng đôi cánh tự tạo kết bằng lông chim. Daedalus là biểu tượng cho sự hòa giải khả năng con người với khả năng của Chúa trời, con người đạt tới tự do (thoát khỏi ngục tù) bằng công trình sáng tạo phi thường (đôi cánh) khỏa lấp khuyết điểm cho

công trình tạo tác của Chúa (con người). Họ là những nhân vật đã được lịch sử định danh. Và cậu bé Stephen Dedalus đang mang tên của họ - cái tên đại diện cho nỗ lực hòa giải những đối nghịch giữa cái siêu phàm và cái trần gian (nhìn ở một góc độ cũng là cái Thực thực tại) mà nhân loại đã chịu đựng… Cha Dolan không nhớ được tên Stephen, tức không công nhận chức năng hòa giải của sự định danh, vì thế giới của cha Dolan hay của cô Dante (cô Dante đi đến tận cùng đối nghịch khi loại bỏ bàn chải màu xanh đại diện cho Parnell) đầy những mâu thuẫn, bạo loạn, bất an, phủ nhận sự tồn tại của chức năng định danh như là phương cách hòa giải (đó là dự báo của một thế giới

thực tại mà Stephen sẽ rơi vào khi rời bỏ thế giới cái Thực, ở giai đoạn phát triển thứ hai). Thế nên cả cha Dolan và cô Dante đều là những người khơi mào cho xung đột xảy đến. Trong khi thầy hiệu trưởng lại nhớ tên cậu bé dù Stephen chưa hề xưng danh trước đó: người nhớ tên Stephen tức đã công nhận khả năng hòa giải của tên cậu bé, nên Stephen đã được thầy hiệu trưởng “giải oan” từ sự gán tội của cha Dolan – người không nhớ tên cậu. Đó là một dẫn chứng minh xác cho nỗ lực viện dẫn tên làm thành phương cách hòa giải những song đề trực giáccủa Stephen.

Phương cách trò chơi

Nếu phương cách định danh giữ chức năng hòa giải song đề nổi lên từ thế giới bên ngoài và bên trong, cái Thực thực tại, thì phương cách trò chơi có khả năng biến tính chất bất khả của song đềdưới sự chi phối của cái Thực

thành ra khả thể. Có thể làm được như vậy vì, trò chơi là một cách “đối đáp” của con người lại hiện thực xã hội. Theo Freud, trò chơi là để “tìm cách thỏa mãn một xu hướng thống trị” “biến đổi sự thụ động ra hành vi chủ động”

[61]. Trong trò chơi, con người có toàn quyền định đoạt diễn biến, thời gian, sự kiện và chính mình với tư cách là người chơi. Trò chơi cũng giúp cho người chơi thực hiện những ước muốn vốn nằm trong thế tiềm năng hoặc

không thể đạt đến trong đời sống, vì khi thất bại trong cuộc chơi, người chơi có thể chơi lại cho đến khi đạt được mục đích. Vì thế, khả năng của trò chơi là tái diễn và đồng nhất: tái diễn sự kiện theo ý muốn của người chơi và đồng nhất thế tiềm năng với khả năng, hiện thực với ngụy tạo để hướng đến mục đích là làm cho cái bất khả thành ra khả thể. Do đó, trò chơi được xem như một phương cách để Stephen hòa giải song đề giữa cái Thực thực tại bằng cách đồng nhất hóa chúng.

“Trò chơi” hiện ra ở phương diện bề mặt là những trò đùa theo nghĩa đen: đó là trò chơi biến đổi nghĩa hiện thực trong những cái biểu đạt như những chữ viết trong buồng tắm của trường: Đằng sau một cánh cửa buồng tắm có hình vẽ một người đàn ông có râu mặc đồ La Mã, tay cầm gạch với lời đề: “Balbus đang xây một bức tường” [26, 72], trong một buồng tắm khác là dòng chữ “Julius Caesar đã viết The Calico Belly” [88, 50]1. Tính chất trò chơi thể hiện ở chỗ: Balbus2 được vẽ thêm bộ râu trên khuôn mặt: “Ai đó đã vẽ hình này ở đây để làm trò đùa. Gương mặt trong hình vẽ trông buồn cười nhưng giống một người đàn ông có râu” [26, 72], còn dòng chữ “The Calico Belly” thực ra là biến âm và đảo vần của De Bello Gallico – tên một tác phẩm do hoàng đế Caesar viết về cuộc chiến tranh Gallic. Tất cả “trò đùa” này nhằm diễn đạt tính hư ngụy của cái biểu đạt: hình vẽ, chữ viết… vì chúng có thể bị bóp méo, bị xuyên tạc so với “bản gốc” – những cái được biểu đạt, tức những vật thật. Đó cũng là lí do vì sao khi trong giờ tập viết chính tả, Stephen

“đã cố gắng đánh vần đầu bài […] Nhưng những dòng chữ như những sợi

1 Bản dịch Tiếng Việt dịch dòng “Julius Caesar wrote The Calico Belly” (theo văn bản gốc) là “Julius Caesar đã viết những lời bình luận trên những bức tường của Pháp” [26, 72]. Chúng tôi dịch sát theo bản gốc vì có cách lí giải khác.

2Marcus Nonius Balbus là một quan trấn thủ tỉnh Herculaneum sống vào khoảng những năm 30 trước Công Nguyên. Ở đây có rất nhiều những bức tượng điêu khắc ông, như một cách tôn vinh cho người bảo trợ và xây dựng thành phố. Một trong những bức tượng nổi tiếng đó được tìm thấy gần những nhà tắm ngoại ô Herculaneum, với khuôn mặt nhẵn nhụi [chúng tôi nhấn mạnh], mặc đồ La Mã, một tay giơ cao. (Chú thích của chúng tôi)

dây vô hình và chỉ bằng cách nhắm mắt phải thật chặt và mở mắt trái nó mới có thể tạo ra được những đường cong của những chữ cái viết hoa” [26, 76]. Đó giống như một thái độ “từ chối” nghĩa biểu đạt của chữ. Từ chối sự biểu đạt cũng có nghĩa là từ chối mọi quy ước mà thực tại tạo ra. Các quy ước là “luật” nhằm phân cách giữa cái Thực thực tại, phá bỏ quy ước mang ý nghĩa đồng nhất hai thế giới lại với nhau (“phá bỏ quy ước” cũng chính là điều mà năm thằng bé đã làm với tội danh: tình dục đồng giới ngay tại nhà tắm có những hình vẽ và dòng chữ mang tính “trò chơi” ấy – điều này cũng lí giải câu hỏi của Stephen: vì sao tội mà năm thằng bé phạm phải lại diễn ra ở đây). Dù chỉ xuất hiện như một tín hiệu rất nhỏ, nhưng đó là mầm mống cho cuộc “vượt thoát” sau này của Stephen khi trò chơi biến đổi nghĩa biểu đạt này hiển lộ thành những dòng nhật kí kết thúc tác phẩm (sẽ phân tích ở chương 4).

Đồng nhất không chỉ bằng con đường phá bỏ quy ước mà cái biểu đạt tạo ra, trò chơi đồng nhất thực ra đã được báo trước ngay đầu tác phẩm, giữa hiện thực và huyền thoại: “Ngày xửa ngày xưa vào một thời rất tươi đẹp, có một con bò cái đi xuôi xuống con đường dài, đang đi thì nó gặp một cậu bé xinh đẹp tên là bé Tuckoo […] Cậu bé là bé Tuckoo” [26, 13]. Huyền thoại Ireland có kể về những con bò thần mang trẻ con tới một hòn đảo nơi chúng được trút bỏ mọi giam hãm và sự lệ thuộc của tuổi ấu thơ và rèn luyện phép thuật để trở thành những người anh hùng trước khi trở lại với cha mẹ và cộng đồng. Trong cuốn Book of Invasions (Quyển sách về những cuộc xâm lăng –

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)