Song đề trực giác từ giác quan

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 57)

Song đề trực giác được phát hiện và phân tích từ sự nắm bắt trực tiếp đối tượng bằng giác quan. Cảm nhận đối tượng bằng giác quan là loại cảm nhận đầu tiên của con người về thế giới, ở đó, nhân loại không có sự chia tách cùng tự nhiên, gần gũi với bản chất của vạn vật vì chủ thể lúc này chưa bị ám thị bởi bất kì diễn ngôn nào của đời sống xã hội. Do đó, giác quan trở thành phương tiện đắc dụng để từ ngoài nhìn vào bản chất bên trong tâm hồn – tức thế giới cái Thực hồn nhiên nhưng sâu sắc của Stephen. Đây là loại cảm giác khởi đi từ trực giác, hướng đến giá trị đích thực chứ không phải là cảm giác mang tính xét đoán. Không giống với quan niệm về cảm giác/giác quan của Parmenides hay Descartes (rút ra kết luận dưới sự tác động của thế giới bên ngoài), đây là loại cảm giác tuy nảy sinh từ tác động của vật chất bên ngoài nhưng lại chịu sự chi phối của cái Thực. Có thể nói, thế giới vật tự thân mà Kant tìm kiếm, có thể được tiếp cận theo cách thức này: trực giác bằng con đường cảm giác qua các giác quan.

Trọn vẹn phần một (trong năm phần) của Chân dung một nghệ sĩ trẻ, nhân vật chính – cậu bé Stephen Dedalus – đã được giới thiệu như một chủ thể còn nguyên vẹn cái Thực này khi nhìn ra thế giới. Thế giới của Stephen được giới thiệu không phải bằng cái nhìn từ bên ngoài, mà nhà văn đã đặt thế giới ấy vào trong đối tượng quan sát, khiến người đọc cùng cảm nhận với nhân vật. Đó là thế giới thuần cảm giác, thị giác, thính giác, khứu giác. Dựa trên những giác quan này, từng cặp song đề lần lượt được đặt ra.

Thị giác: Màu sắc

Dưới sự chi phối của cái Thực, hầu như sự kiện, đối tượng chung quanh đều được Stephen trực giác bằng màu sắc. Nhưng không phải với tất cả các loại màu, mà chủ yếu xoay quanh bốn mảng màu vốn nằm trên bốn điểm cực như trong Sơ đồ hình cầu lí tưởng về màu (sơ đồ đã giản lược dựa trên họa đồ hoàn chỉnh của Henri Pfeiffer)

Nguồn: Chevalier, J. và Gheerbrant, A. (2002), Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.561.

Sơ đồ chỉ rõ trắng và đen đối lập nhau trên trục dọc, đỏ và xanh lá đối lập nhau trên trục ngang. Những sắc độ đối lập ấy cùng các biến thể của nó trở thành hệ quy chiếu cho cái nhìn kiểu song đề của Stephen lên sự vật.

Không dưới năm lần màu đỏ và xanh lá hợp thành đôi, tác động vào thị giác của Stephen: đó là màu của những bông hoa hồng, màu của hai chiếc bàn chải bọc nhung mà cô Dante cất riêng trong tủ đồ, màu tô vẽ hình trái đất và những đám mây trong quyển sách địa lý, màu những vật trang trí trong lễ Giáng Sinh tại nhà, và màu của quả bóng đựng những chiếc kẹo kem. Thứ nhất, những màu sắc ấy đều xuất phát trên cùng đối tượng hay hai đối tượng tương đồng; thứ hai, chúng luôn nằm trong thế đối nghịch nhau.

Đó là trường hợp hai chiếc bàn chải của cô Dante: khi được miêu tả, chúng đều gắn liền với những cái tên: “Cô Dante có hai chiếc bàn chải để trong tủ áo của cô. Chiếc bàn chải với mặt sau bọc nhung nâu sẫm1

là dành cho Michael Davitt còn chiếc bọc nhung xanh2

là dành cho Parnell1[26,

1Ở đây, “maroon” (theo nguyên tác) được dịch là “nâu sẫm”, cách dịch này không chính xác vì maroon có thể xem là một biến thể của đỏ. Trong bảng pha màu, maroon được pha từ màu đỏ, xanh lá và xanh dương nhưng tỉ lệ màu đỏ chiếm áp đảo (75%).

2Tất cả chữ “green” “blue” trong nguyên bản, dịch giả đều dịch là “xanh”. Chúng tôi phân biệt dựa trên văn bản tiếng Anh.

Trắng

Đen

Đỏ Xanh

14]. Cậu bé Stephen không hề biết đó là những ai, và chính trị có nghĩa là gì, cậu cũng không hề thắc mắc về sự gán nghĩa màu sắc có ngụ ý của cô Dante cho những tên gọi này. Vì khi phản ứng với hiện tượng bằng cái Thực, vấn đề nghĩa bị triệt tiêu, có nghĩa hay vô nghĩa trong hành động gán ghép nghĩa – hành động biểu đạt – không đóng vai trò gì trong tâm trí Stephen. Đó không phải là vấn đề có nghĩa hay không, mà là vấn đề giữa đúng và sai: “Nó phân vân tự hỏi cái gì là đúng, là màu xanh hay màu nâu sẫm, bởi vì Dante đã lấy kéo rạch cái bọc nhung màu xanh của cái bàn chải dành cho Parnell và nói với nó rằng Parnell là một người xấu” [26, 28]. Đúng và sai với Stephen không phải là phạm trù về nghĩa một cách lí tính mà là một vấn đề mang tính chọn lựa theo cảm tính. Stephen tự đặt ra song đề đúng - sai chỉ đơn giản vì nhìn thấy hành động chọn lựa của cô Dante: loại bỏ màu xanh lá, giữ lại màu đỏ. Trong trường liên tưởng ấy, khi nhìn thấy bất kì vật nào xanh lá và đỏ hay dạng biến thể của chúng, Stephen lại nhớ đến chọn lựa này: “Fleming […] đã tô màu trái đất thì màu xanh còn những đám mây thì màu nâu sẫm. Nó giống như màu hai chiếc bàn chải trong tủ của Dante” [26, 26]. Liên tưởng cũng xảy ra theo chiều ngược lại, bất kì sự kiện gì gắn với tên Parnell thì liền đó hai màu sắc ấy lại hiện lên trong tâm trí Stephen: đó là khi nằm trong bệnh xá và được thầy Michael đọc cho nghe tin tức trên báo về Parnell, Stephen lập tức “nhìn thấy” dưới bãi biển những người kêu khóc gọi tên Parnell, cùng với “cô Dante trong chiếc áo nhung nâu sẫm với chiếc khăn nhung xanh vắt trên vai đang lặng lẽ bước đi một cách kiêu kỳ qua đám người quỳ ở mép nước” [26, 46].

1

Michael Davitt và Parnell là những nhà hoạt động chính trị Ireland, chủ trương cải cách, giải phóng ruộng đất khỏi người Anh, trả ruộng đất về cho nông dân Ireland và lập ra luật Quốc gia (Home Rule) riêng của Ireland, chống lại sự áp đặt của luật Anh (chú thích của chúng tôi).

Parnell - Dante - màu đỏ và xanh, trường liên tưởng ấy đã đi vào vô thức của Stephen trong mọi cảnh huống, thể hiện rõ nhất vào đêm Giáng Sinh tại nhà Stephen. Lặp đi lặp lại là hình ảnh: “Có những cây nhựa ruồi và cây thường xuân bao quanh tấm gương lớn và những cây nhựa ruồi và những cây thường xuân, xanh và đỏ, quấn quanh những chùm đèn treo. Có cây nhựa ruồi đỏ và thường xuân xanh bao quanh những bức chân dung cũ treo trên tường” [26, 35] - “ngọn lửa được khêu cao lên hắt ánh đỏ lên cành thường xuân xanh và cành nhựa ruồi đỏ” [26, 50]. Đỏ và xanh lá – những màu sắc thuộc về Giáng Sinh – khi đối chiếu với ám thị ở trên, chúng không còn là màu trang trí thông thường mà trở thành một loại tín hiệu báo trước cho sự chọn lựa sẽ xảy ra có liên quan đến cái tên Parnell: chọn lựa dẫn đến tranh luận gay gắt giữa cô Dante một phe và cha cậu cùng bác Charles một phe trong việc đặt niềm tin và lòng trung thành vào ai: lãnh tụ Parnell hay các vị tu sĩ Công giáo. Một lần nữa, việc chọn lựa trở thành bất khả khi Stephen tiếp tục tự hỏi: “Vậy ai đúng?” [26, 60].

Sự bất khả này liên tục được vật chất hóa lên các loại đồ vật có màu đỏ và xanh lá khác, như trường hợp quả bóng của Simon Moonan, “như một quả táo đỏ và xanh và khi mở ra nó chứa đầy những chiếc kẹo kem” [26, 71]. Simon Moonan là một trong năm thằng bé bị cha giám thị bắt trong nhà vệ sinh vì một tội danh gây nghi hoặc và tranh cãi: tình dục đồng giới. Quả bóng hai màu của Simon chợt hiện ra trong tâm trí Stephen khi cậu thắc mắc về tội danh ấy: “Trò tình dục đồng giới trong nhà vệ sinh là cái gì vậy? Tại sao năm đứa ở lớp trên lại phải bỏ trốn vì điều ấy” [26, 71]. Quả bóng hai màu và tội lỗi, hai sự kết nối dường như không liên quan gì nhau, nhưng sẽ là có vấn đề khi hiểu ám thị về màu trong tâm trí Stephen như đã nói ở trên: đỏ và xanh lá nằm ở hai cực đối lập theo trục ngang là tín hiệu cho thế bất khả chọn lựa giữa đúng và sai. Thế nên thực chất của ám thị ấy là: Simon – một trong năm

cậu bé phạm tội, cũng là chủ nhân của quả bóng màu – đã làm điều gì, và điều đó là sai hay đúng? Cũng như thắc mắc của Stephen về sự chia rẽ của cô Dante và ông Casey, đó là câu hỏi không thể trả lời.

Cũng có khi lựa chọn nghiêng về bên này hoặc bên kia, là khi cô Dante bỏ lớp nhung xanh trên một chiếc bàn chải và giữ lại chiếc kia và Stephen nghĩ rằng cô ắt hẳn phải đúng với màu đỏ của cô, nhưng chính Stephen lại không màng đến chiến thắng của đội giải toán Lancaster tượng trưng bởi bông hồng đỏ mà nghĩ về “bụi hoa hồng dại trên thảm cỏ xanh xinh đẹp” – nội dung một bài hát ăn sâu vào kí ức tuổi thơ của Stephen. Nhưng khi lựa chọn nghiêng về bên này hay bên kia, lập tức song đề sẽ nổi lên nhấn mạnh vào sự bất khả: “Nhưng bạn không thể có bông hoa hồng màu xanh” [26, 22]. Một bông hoa hồng xanh lá, có thể tồn tại “ở một nơi nào đó trên trái đất”, nhưng trước mắt và hiện hữu lúc này, nó thuộc về khái niệm bất khả. Vấn đề của cái Thực hiện rõ ở đây nằm trong tính chất bất khả này. Cái Thực là cái bất khả, không thể tìm kiếm hay vươn tới, nó là cái không-đích-thực (như cách gọi của Nguyễn Thị Từ Huy), cũng như không thể biết cái nào là đúng hay sai trong hai màu đỏ và xanh lá. Ý nghĩa là thế giới của người lớn, và việc gán nghĩa cho đồ vật thành cái biểu đạt là việc làm của người lớn; còn cái Thực của tâm hồn nguyên sơ lại nằm ngoài mọi sự gán nghĩa ấy, nên với Stephen, cậu chỉ nhận biết thế giới ấy qua cảm nhận màu sắc và gán ghép màu của đồ vật lên những sự kiện liên quan một cách vô thức. Chọn lựa đúng - sai trong hành động gán ghép này của Stephen là không thể vì đồ vật hay màu sắc vốn chỉ là những thứ hoàn toàn trung tính khi nó chưa thuộc về bất kì sự biểu đạt nào.

Nếu đỏ và xanh lá trên trục ngang hiển thị song đề chọn lựa giữa đúng và sai thì trắng và đen (cùng biến thể của chúng là sáng và tối, lạnh và ấm) là cặp song đề phức tạp tượng trưng cho những cảm giác đối nghịch nhưng không nằm thành hai phía mà hòa lẫn nhau. Nó gắn liền với các loại giác quan

khác nhau. Tư tưởng nhân loại hoàn toàn minh định khi phân chia ý nghĩa giữa trắng và đen, xem chúng là “tượng trưng cho tính nhị nguyên thuộc về bản chất của sinh tồn” [13, 561], theo đó trắng thường mang nghĩa tích cực, đen mang nghĩa tiêu cực. Song cách hiểu này không thể áp dụng để giải mã cho Chân dung một nghệ sĩ trẻ, bởi trường liên tưởng mà những màu sắc ấy gợi ra hoàn toàn bất phân lập.

Trong tác phẩm, cái nhìn thị giác về màu trắng hay đen cùng các dạng biến thể thường chuyển dịch sang một loại cảm giác khác, như trắng gợi cảm giác lạnh, trắng gợi lên sự ẩm ướt, đen là thời khắc của đêm tối, là màu của cái chết… Nhưng như đã nói, sự phân chia giữa trắng và đen bằng các cảm giác đi kèm là bất khả vì trắng không chỉ gợi cảm giác lạnh và ẩm ướt, như:

“tấm chăn trắng lạnh buốt” [26, 32] hay “Nó [Stephen] tự hỏi liệu cái tạp dề của người phụ bếp có ẩm ướt không hoặc liệu tất cả những cái gì màu trắng cũng đều lạnh và ẩm ướt hay không” [26, 22]; mà trắng còn đi liền với cảm giác nóng: “Cái màu trắng của cái bồn rửa làm nó cảm thấy lạnh và sau đó lại nóng bừng lên. Có hai cái van mà nó có thể quay để cho nước chảy ra: lạnh và nóng. Nó cảm thấy lạnh và sau đó cảm thấy nóng” [26, 7]. Cũng vậy, đen với biến thể của nó là tối không chỉ biểu thị sự lạnh lẽo: “Vào ban đêm chỉ có không khí đêm lạnh giá trong nhà hành lễ cùng những đám mây và biển như những phiến đá hoa cương. Biển lạnh cả ngày và đêm: nhưng biển lạnh hơn vào ban đêm” [26, 30] mà đen hay đêm còn là nơi trú ngụ của cảm giác ấm áp: “Sẽ thật là dễ chịu biết bao được ngủ một đêm ở trong căn lều đó trước đống lửa đốt bằng than bùn, trong bóng tối của ngọn lửa, trong bóng tối ấm áp” [26, 31].

Tại sao có sự mâu thuẫn này? Vì thế giới của cái Thực không có sự chia tách chủ thể với tự nhiên, ở đây hoàn toàn không xảy ra hiện tượng phóng chiếu chủ thể lên các đối tượng của tự nhiên để lập thành một chuỗi

logic những điều xảy ra trong tự nhiên theo ý muốn chủ thể. Tự nhiên trong tính “tự thân” của nó là hoàn toàn phi logic, tức cái Thực phải là cái phi đích thực. Muốn vậy, chủ thể phải “tạo ra một hiện thực khác có tính không-thực, một hiện thực có khả năng khẳng định một cách sâu sắc tính đích thực của những gì tồn tại” [25, 94]. Stephen đã tự tạo nên thế giới hiện thực-không thực này bằng một mớ hỗn độn màu sắc đen trắng lẫn lộn trong các giác quan. Để làm được điều đó, Stephen đã loại bỏ vai trò của thị giác khi cảm nhận về hai sắc trắng, đen và thay thế hay chuyển dịch sang các cơ quan cảm giác khác. Điều này không thể xảy ra với một chủ thể đã chịu sự chi phối của ý thức: ý thức bình thường ắt hẳn sẽ phủ nhận việc cảm nhận màu sắc không phải bằng thị giác; nhưng khi chủ thể không bị chia tách với tự nhiên thì điều đó hoàn toàn là khả thể.

Đó là lí do vì sao với Stephen, màu trắng và đen hay sáng và tối lại có thể được nhận biết bằng xúc giác như lạnh, nóng hay ẩm ướt, bằng cảm giác như dễ chịu hay khó chịu. Chi tiết rõ nhất cho thấy điều này là khi Stephen cảm nhận về đôi bàn tay của Eileen: “Eileen có đôi bàn tay dài trắng muốt. Một buổi chiều khi chơi trò trốn tìm cô bé đã đặt hai bàn tay che mắt nó: dài, trắng, mỏng, lạnh và mềm mại” [26, 60]. Đôi mắt bị che lại tượng trưng cho việc loại bỏ thị giác, một khi cái nhìn đã không còn quan trọng thì cảm giác về đôi bàn tay của Eileen hiện lên rõ ràng hơn: “dài, trắng, mỏng, lạnh và mềm mại”. Do không có vai trò của thị giác và ý thức trong thế giới của cái Thực nên sự trộn lẫn, không minh định trong việc gán nghĩa cho màu là điều tất yếu. Điều này cũng giải thích lí do vì sao hình tượng “đôi mắt” của Stephen trong phần một tác phẩm thường xuyên được nhà văn miêu tả trong trạng thái thiếu khuyết: Từ lời dọa nạt của cô Dante trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại trong tâm trí Stephen như một ám ảnh:

“Con chim đại bàng sẽ đến và móc mắt nó ra. Móc mắt nó ra,

Xin lỗi đi, Xin lỗi đi,

Móc mắt nó ra...” [26, 14]

đến miêu tả hiện thực về một “đôi mắt kém” “đầy nước” của Stephen so với chúng bạn khi chơi bóng trên sân, hay một cặp mắt “yếu ớt và nhức mỏi vì khóc đến mức mà nó không thể nhìn thấy gì cả” khi một mình trong hành lang tối. Đỉnh điểm của sự thiếu khuyết về thị giác là sự kiện Stephen bị vỡ mắt kính: cặp kính vỡ “là nguyên nhân khiến cho trông những đứa trẻ có vẻ bé hơn và xa hơn bình thường và bầu trời xám mềm mại cũng dường như có vẻ cao hơn” [26, 69], cũng là nguyên nhân khiến Stephen bị cha Dolan phạt đòn vì ông cho rằng đó là trò lừa đảo của cậu bé để khỏi phải chép bài. Thế

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 57)