Phân tâm học cấu trúc của Jacques Lacan

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 41)

Phân tâm học là một ngành khoa học thực nghiệm gây tiếng vang trên khắp Tây Âu. Cho đến đầu thế kỷ XXI, khi văn học nồng nhiệt đón nhận phân tâm như một công cụ hệ thống vô cùng đắc dụng trong diễn giải văn bản nghệ thuật, rất nhiều những trường phái phân tâm học do những môn đệ, những người chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Freud khởi xướng, được biết đến ở Việt Nam, tiêu biểu nhất là phê bình cổ mẫu của Carl G. Jung, ngoài ra còn có phê bình tâm lí theo huyền thoại cá nhân của Charles Mauron, phương pháp phân tích văn bản theo biểu tượng của Jean Bellemin-Noel, phân tâm học nhân bản của Erich Fromm…, và đặc biệt là phân tâm học cấu trúc của Jacques Lacan. Đặc biệt không chỉ vì tiếng tăm lừng lẫy của Jacques Lacan trên thế giới mà còn vì học thuyết của ông đã khơi lên rất nhiều tranh luận kéo dài đến ngày nay. Đó là một tập hợp những khái niệm, quan điểm rất khó tiếp cận từ nhiều ngành khoa học khác nhau: từ khoa học phân tâm đến triết học, ngôn ngữ học và toán học. Đó là lí do vì sao ít người có thể quán triệt được học thuyết của Lacan, và vì sao Lacan rất ít được biết đến ở Việt Nam. Tuy luận văn nghiên cứu tác phẩm văn học dưới ánh sáng của phân tâm học Lacan, nhưng chủ yếu chúng tôi chỉ dựa vào những khái niệm căn bản nhất trong học thuyết, chứ không dám lạm bàn vào những nội dung sâu xa hay tham vọng bao quát toàn bộ học thuyết.

Jacques Lacan (1901 - 1981) là nhà phân tâm học người Pháp, chủ trương “trở về Freud”, không phải theo nghĩa trở lại những gì Freud đã nói mà là “đọc” lại những vấn đề cốt lõi đã tạo ra cuộc cách mạng phân tâm – hay nói cách khác, diễn giải lại Freud từ những gì Freud đã diễn giải – với tinh thần năng động và mới mẻ của thời đại ông. Bắt đầu từ những gì ông đã được học từ trường đại học để trở thành một bác sĩ tâm thần, Lacan tiến sâu vào con đường nghiên cứu khoa học khi nhìn phân tâm dưới góc độ của chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) và chủ nghĩa hậu cấu trúc (post-structuralism) – những trào lưu tư tưởng khai sinh từ Pháp, ngay vào thời của Lacan, và phát triển rực rỡ, chi phối hầu khắp mọi lĩnh vực, đặc biệt là các ngành thuộc khoa học nhân văn. Sự kết hợp đó đã tạo cho Lacan một con đường độc lập trong ngành phân tâm học (độc lập và dị biệt đến độ ông đã bị khai trừ khỏi Hiệp hội Phân tâm học quốc tế (1963) vì những quan điểm thiếu chính thống). Những bài báo, luận thuyết trình bày học thuyết của Lacan, đặc biệt là những buổi hội thảo của ông từ năm 1953 được tổ chức đều đặn cho đến khi ông mất đã được các môn đệ ông ghi chép cẩn thận, tập hợp thành các quyển The Seminar of Jacques Lacan và lưu hành rộng rãi. Tư tưởng của ông dần được công nhận, dù tranh luận vẫn thường xuyên diễn ra. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày hai đặc điểm của học thuyết Lacan: Một là Lacan đã gắn kết phân tâm học với cấu trúc luận như thế nào và hai là tính chất hậu cấu trúc trong lí thuyết của Lacan, hòng đưa đến cái nhìn sơ lược về phong cách đặc biệt của ông.

Tinh thần phân tâm học cấu trúc (structuralist psychoanalysis) của Jacques Lacan thể hiện rõ rệt từ tuyên bố của chính ông: “Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ”1 trong bài luận “The Instance of the Letter In the Unconscious or Reason since Freud” [93]. Đây là một tuyên bố gây sửng sốt

1

vì theo Freud, vô thức vốn là những ham muốn bản năng không được ý thức bởi chủ thể; làm thế nào mà một thứ không thể nhận thức được lại có thể được cấu trúc như là ngôn ngữ? Đây là cách “đọc” mới của Lacan từ Freud:

Theo lí thuyết của Freud, vô thức do bị kiểm duyệt thường xuyên nên không thể đến được ý thức, nhưng lại luôn có xu hướng thoát ra ngoài. Để tránh “bộ máy” kiểm duyệt, vô thức phải “ngụy trang” bằng nhiều hình thức khác nhau, một trong các hình thức đó là đi vào trong giấc mơ. Giấc mơ là biểu hiện cụ thể của vô thức đã được “trá hình”, theo ba cách thức: quy tụ, chuyển dời và hình tượng hóa. Giấc mơ cho ta hình ảnh về một người hay vật mang các đặc trưng của nhiều người hay vật ngoài đời, đó là sự quy tụ; một hình ảnh vô nghĩa trong mơ nhưng lại gợi lên cảm xúc rất thật gợi nhắc đến một điều rất quan trọng ngoài đời, đó là sự chuyển dời; còn hình tượng hóa là biến đổi các ý tưởng thành hình ảnh thị giác trong mơ.

Lacan có lẽ đã nhận ra cơ chế xây dựng giấc mơ này, đặc biệt là từ hai cách thức quy tụ và chuyển dời, có sự tương đồng với mô hình nhị phân (binary model) trong cấu trúc luận của Saussure. Một trong các cặp nhị phân nổi tiếng nhất của Saussure là cặp kết hợp/ hệ biến hóa (syntagm/ paradigm) mà sau này R. Jakobson đã áp dụng để xây dựng khả năng hư cấu cho văn bản, cụ thể: sự kết hợp mang quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố trong một câu (ví dụ: chủ ngữ, vị ngữ) cũng tương tự như cấu trúc “hoán dụ” (hoán chuyển ý nghĩa này sang ý nghĩa khác theo nguyên tắc tương cận); còn hệ biến hóa mang quan hệ thay thế giữa yếu tố trong câu với yếu tố khác có cùng chức năng ngữ pháp (ví dụ: “chết” có thể thay bằng “hi sinh”, “mất”, “qua đời”… tùy theo hoàn cảnh nói), điều này hoàn toàn liên quan đến cấu trúc “ẩn dụ” (dồn nén ý nghĩa lại theo nguyên tắc tương đồng)1

.

1

Ở góc độ ngôn ngữ học, cơ chế quy tụ của giấc mơ chính là sử dụng cách thức ẩn dụ, còn sự chuyển dời là cách thức hoán dụ (a), mà giấc mơ lại là biểu hiện của vô thức (b); từ (a) và (b), Lacan đã chứng minh được sự hợp lí cho tuyên bố của mình: “Vô thức có cấu trúc như một ngôn ngữ”. Đó cũng là điểm khác nhau giữa Freud và Lacan, nếu Freud chỉ bận tâm đến một vô thức tồn tại trước ngôn ngữ, về mặt sinh học, thì Lacan ra sức khẳng định vô thức cũng là một loại ngôn ngữ: “Vô thức không phải là nguyên thủy cũng không phải bẩm sinh đã có; về cơ bản, nó không có gì nhiều hơn là những yếu tố của cái biểu đạt” [93, 459]1.

Không chỉ đưa cấu trúc luận vào học thuyết phân tâm, Lacan còn được giới học thuật phương Tây xem như nhà hậu hiện đại, nhà hậu cấu trúc. Phân tâm học cấu trúc của Lacan đã thích nghi với sự biến chuyển của tư tưởng thời đại khi không dừng lại ở sự áp dụng cấu trúc luận mà chủ yếu ông đã đưa tính chất hậu cấu trúc vào trong học thuyết của mình, thể hiện ở hai điểm: sự hình thành nghĩa và quan niệm về cái tôi trung tâm.

Theo Saussure, nghĩa được tạo ra từ quá trình kết nối cái biểu đạt với cái được biểu đạt, tức sự kết hợp giữa âm và cái mà âm đó cho nghĩa. Như vậy, nghĩa nằm trong một hệ thống đã được quy định sẵn và được tạo ra theo quan hệ một - một: một cái biểu đạt gọi tên đúng một cái được biểu đạt. Đối với tác phẩm văn học, vì nghĩa nằm trong hệ thống nên chỉ cần chú ý đến cấu trúc của tác phẩm, tìm ra được quy luật cấu trúc thì nghĩa sẽ hiện ra. Nghĩa từ cách nhìn đó sẽ mang tính tất định và hoàn toàn phi lịch sử. Nhưng đây chính là điểm mà các nhà hậu cấu trúc phản bác lại, trong đó có Lacan. Với Lacan, quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt không theo công thức một - một, mà có sự trôi trượt nghĩa: một cái biểu đạt hướng đến nhiều cái được

1

“The unconscious is neither primordial nor instinctual; what it knows about the elementary is no more than the elements of the signifier”

biểu đạt khác nhau, có những cái được biểu đạt hiển lộ, cũng có những cái được biểu đạt bị che giấu. Những quan hệ che giấu (hay vắng mặt) của cái biểu đạt với cái được biểu đạt tạo nên tính chất biểu tượng, hay cái Biểu tượngtheo quan điểm Lacan. Đồng thời, lại có những cái được biểu đạt không thể tìm thấy cái biểu đạt tương ứng để biểu thị nghĩa, khi đó cái Thực xuất hiện. Quan điểm của Lacan về sự trượt đi của cái biểu đạt cũng tương tự như quan điểm của Derrida: Derrida đề ra phương pháp giải cấu trúc (deconstruction), trong đó ông kịch liệt chống lại quan niệm tính tất định về nghĩa của chủ nghĩa cấu trúc, vì theo ông, nghĩa hiện hành chỉ là nghĩa được ổn định hóa bởi những ý thức hệ thống trị về chính trị và văn hóa, nên suy xét nghĩa độc lập trong một hệ thống phi lịch sử như cấu trúc luận là điều không thể. Từ quan niệm này của hậu cấu trúc, Lacan đi đến việc “giải trung tâm”.

Với cấu trúc luận, trong hệ thống luôn có một trung tâm tạo nghĩa, là ngôn ngữ. Khi chuyển sang phân tâm học, trung tâm ấy là cái tôi. Cả Freud và Lacan đều “giải thể” cái tôi vốn được chủ nghĩa hiện đại đề cao, thành một

cái tôi-tinh thần yếu đuối luôn bị sự kìm nén từ bên trong (vô thức) và tác động biến đổi từ bên ngoài (cái siêu tôi). Lacan còn đi xa hơn, ông phân biệt

cái tôicái Khác và thường nhắc đi nhắc lại trong nhiều bài viết của mình rằng “ham muốn luôn là ham muốn của cái Khác”1

.Với Freud, cái tôi còn có thể bộc lộ chính mình qua ham muốn, nhưng với Lacan, ham muốn của cái tôi

thậm chí cũng không phải là ham muốn cho mình, của mình. Chính quan điểm khác nhau này đã dẫn đến việc “đọc” khác nhau về tình trạng song đề

của Hamlet (trong Hamlet của Shakespeare). Theo Freud, sự phân vân trong ý chí trả thù của Hamlet là một khẳng định về mặc cảm Oedipe: dường như hành vi giết vua, cướp hoàng hậu của người chú chính là sự hiện thực hóa ham muốn luôn ám ảnh Hamlet: giết cha, chiếm đoạt mẹ – một ham muốn

1

đậm tính Oedipe, tồn tại trong vô thức. Hamlet phải đối diện với “tội ác” của chính mình từ trong vô thức, nay trở thành hiện thực “nhờ” người chú. Vậy chàng có thể nào quyết liệt trả thù một hành vi độc ác mà chính chàng đã phạm trong thâm tâm? Lí giải của Freud dựa trên bản chất cái tôithuở ấu thơ của nhân loại, xoay quanh mặc cảm Oedipe. Đến Lacan, cái tôi ấy thậm chí không còn chỗ cho ham muốn của chính mình. Trong bài viết của Lacan: “Desire and the Interpretation of Desire in Hamlet” (Ham muốn và diễn giải ham muốn trong Hamlet), ông đã diễn giải bi kịch tâm hồn Hamlet trên tinh thần cái Khác: thứ nhất, người mẹ (hoàng hậu) đóng vai trò như là cái Khác, chủ thể yêu cầu, quyền tuyệt đối: Hamlet đã mặc cho lời nhắn nhủ của hồn ma cha mình, vẫn đưa mẹ đến bên giường của Claudius, người mà chàng biết là sẽ đem lại lạc thú cho bà; thứ hai, “Hamlet luôn trì hoãn trong thời gian của cái Khác”1 [90, 17], ví dụ, Hamlet đã không giết chú mình khi gặp ông đang cầu nguyện vì chàng cho rằng không phải là lúc, không phải là thời khắc của

cái Khác vì nếu bị giết trong lúc tâm hồn đang chìm đắm trong lời nguyện cầu ăn năn, Claudius sẽ được lên thiên đường, và “bất cứ chuyện gì xảy ra sau đó đều không phải là thời khắc của cái Khác, và chàng trì hoãn hành động của mình. Bất cứ chuyện gì Hamlet làm, chàng sẽ chỉ làm khi đó là thời khắc của cái Khác” [90, 18]2. Các tình tiết này chứng minh cho sự phụ thuộc của Hamlet, “sự phụ thuộc ham muốn của Hamlet vào chủ thể Khác tạo thành chiều kích vĩnh cửu cho bi kịch Hamlet” [90, 13]3. Cái tôi chính thức bị “giải trung tâm”, dẫn đến sự công kích của Lacan với cái “tôi tư duy” của Descartes. Khi cái tôi chỉ là ảo tưởng (bị quy định bởi cái Khác) thì tư tưởng

1

“Hamlet is constantly suspended in the time of the Other”

2

“Whatever may happen later, this is not the hour of the Other, and he suspends his action. Whatever Hamlet may do, he will do it only at the hour of the Other”

3

“The dependence of his desire on the Other subject forms the permanent dimension of Hamlet drama”

cũng là ảo tưởng nốt. Đó là một biểu hiện của tính chất hậu cấu trúc trong học thuyết của Lacan.

Lacan không chỉ là nhà phân tâm học, ông còn là nhà cấu trúc, hậu cấu trúc, nhà triết học về nhận thức luận. Vì thế, học thuyết của Lacan thuộc về một dòng riêng, không giống với Freud hay bất cứ nhà phân tâm học nào. Dù chủ trương “trở về Freud” nhưng đường hướng tư tưởng của hai người hoàn toàn khác nhau: Phân tâm học của Lacan về cơ bản không chỉ là lí thuyết hay kỹ thuật dùng điều trị rối loạn tinh thần (như xuất phát điểm của phân tâm học Freud) mà còn là một dạng thức triết học để cá nhân đối mặt và nhận ra chiều kích thật của tồn tại con người. Còn về mặt thuật ngữ, hầu hết các khái niệm chìa khóa của Lacan không trùng nhau về nội hàm với các thuật ngữ của Freud: bộ ba Id - Ego - Superegocủa Freud không giống với bộ ba The Real - The Imaginary - The Symbolic của Lacan... Có thể nói, học thuyết của Lacan đã đặt một nền tảng lý thuyết mới cho phân tâm học, khởi đi từ Freud.

Một phần của tài liệu hiện tượng song đề trong chân dung một nghệ sĩ trẻ của james joyce (Trang 41)