Diễn ngôn (discourse), hiểu đơn giản là phát ngôn mang tính xã hội (chúng tôi không xem xét thuật ngữ diễn ngôn từ góc độ ngôn ngữ học). Với Bakhtin, diễn ngôn là: “Phát ngôn được cấu thành giữa hai con người được tổ chức theo cách xã hội, và nếu không có một người tham dự thật hiện diện thì người tham dự đó được tiền giả định là bản thân một đại diện bình
thường, có thể nói như vậy, trong nhóm xã hội của người nói. Diễn ngôn
hướng về người được gửi, hướng về cái mà người ấy là1
” [46, 87]. Với Michel Foucault – nhà triết học người Pháp – diễn ngôn được trao ý nghĩa đặc trưng hơn: “đó là các trước tác trong lĩnh vực tri thức chuyên môn – có nghĩa là những lĩnh vực trong đó có: các chuyên gia, kiến thức kỹ thuật hay chuyên môn hóa, từ ngữ kỹ thuật hay chuyên môn hóa” và “những chuyên gia sẽ luôn làm việc với nhau để thiết lập lãnh vực của họ cùng những ý tưởng chủ đạo của lãnh vực đó. Những lãnh vực về chuyên môn này ngày càng có quyền lực đối với con người, và những diễn ngôn này đã tạo hình cho cấu
trúc của xã hội chúng ta một cách sâu sắc” [16, 101]. Các lĩnh vực chuyên môn mà Foucault nói tới, theo chúng tôi, đó là tôn giáo, quốc gia và nghệ thuật trong Chân dung một nghệ sĩ trẻ. Đó cũng là ba phạm trù có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của Stephen ở cái Biểu tượng.
Áp dụng mô hình diễn ngôn của Lacan, chúng tôi nhận thấy, diễn ngôn chủ, với những quy tắc, giá trị mang tính luật lệ giữ vị trí thống lĩnh diễn ngôn, chính là diễn ngôn tôn giáo-Thiên Chúa giáo tác động không nhỏ đến tâm hồn Stephen; diễn ngôn đại học, với vị trí đầu được trao cho hệ thống tri thức-niềm tin, mang tính kêu gọi và sự đồng lòng, là diễn ngôn từ chủ nghĩa quốc gia; trong khi đó, diễn ngôn người cuồng loạn, với vai trò của chủ thể
được đặt lên hàng đầu, là diễn ngôn nghệ thuật-mỹ học mà Stephen chọn lựa.
Ở mỗi loại diễn ngôn, Stephen luôn bị đặt trong tình thế day dứt, băn khoăn dẫn đến chấn thương, nên chúng tôi gọi sự phát triển tâm lí của Stephen từ những ảnh hưởng của diễn ngôn trong cái Biểu tượng là song đề diễn ngôn, ý muốn ám chỉ sự tác động mạnh mẽ của “tiếng nói” bên ngoài –
cái Khác – lên sự hình thành bản sắc của một cá nhân trước khi chủ thể bước ra thế giới rộng lớn với những hành trang được (hay bị) dệt nên từ thế đứng
song đềlà sản phẩm của thời đại.
Còn lại diễn ngôn nhà phân tích, theo chúng tôi, vốn thuộc về vấn đề tiếp nhận giữa độc giả –nhà phân tích – trong vai lĩnh xướng diễn ngôn, với diễn ngôn – tác phẩm – nên chúng tôi xin không đề cập đến trong phạm vi luận văn.