3.3.1.1. Các giải pháp huy động vốn
Nguồn vốn là có vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả có nguồn vốn đầu tư, phát huy nguồn nội lực bên cạnh tạo điều kiện khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài (Trung ương, địa phương, quốc tế…). Trong tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển 66.160 tỷ đồng năm 2006-2010, khả năng có thể cân đối được khoảng hơn 30.000 tỷ đồng gồm: vốn từ ngân sách do địa phương quản lý, vốn TW đầu tư trên địa bàn, vốn tín dụng đầu tư và vốn dân cư, về cơ bản dự tính tương đối chắc chắn từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua. Còn lại khoảng hơn 35.000 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển là phần vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tình hình của cả thời kỳ đến 2020 huy động 74.832 tỷ đồng. Do vậy, các giải pháp huy động vốn đầu tư mặc nhiên trở thành điểm quyết định của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống biện pháp huy động vốn một cách rất tích cực và tập trung, tạo ra sự “bùng nổ” trong đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, nhiều giải pháp để huy động vốn từ mọi nguồn khác nhau nhằm huy động mức vốn còn lại phải được xác định như một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Dự kiến các hướng huy động có thể là:
Vay vốn từ nước ngoài: Tăng cường các biện pháp để nâng cao khoản vốn vay ODA phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng. Các hướng ưu tiên có thể là các tuyến giao thông có triển vọng kinh tế lớn như đường bộ nối từ Châu Đốc tới cửa khẩu Khánh Bình, tương lai sẽ trở thành con đường bộ thông thương kinh tế rất quan trọng của tỉnh và cả vùng ĐBSCL với các nước ASEAN mà Campuchia là điểm đầu. Vì vậy, con đường này nhất định phải mở rộng và xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế để nối liền Khánh Bình, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ; cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu; cầu Tân Châu bắc qua sông Tiền, v.v... Lập dự án đầu tư kêu gọi vốn ODA cho những công trình này là cần thiết.
Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tập trung (bao gồm nguồn Trung ương hỗ trợ, vốn các chương trình).Từ thực trạng của nền kinh tế phát triển thấp, nguồn thu trên địa bàn không đủ đáp ứng được nhu cầu cho đầu tư phát triển, vì vậy cần tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương, của các chương trình mục tiêu, các dự án do các Bộ quản lý, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xả hội tại tỉnh nhà. Để được cung cấp và sử dụng tốt nguồn vốn này cần có những biện pháp cụ thể :
- Khả năng nguồn đầu tư từ ngân sách tập trung cho tỉnh trong những năm tới phải được ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng, các công trình trọng điểm như giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước và công trình phúc lợi, y tế, văn hoá, giáo dục như bệnh viện, trường học, công viên.... Vì vậy các ngành, các huyện phải huy động mọi tiềm lực về vốn, lao động của ngành, địa phương và nhân dân, cùng với Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn, thuỷ lợi nhỏ, lưới điện hạ thế, các công trình văn hoá phúc lợi....
- Thực hành triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ ngân sách của tỉnh. Lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình quốc gia trên từng địa bàn để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, ưu tiên vốn các chương trình này cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc.
- Huy động thật tốt các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước. Mở rộng việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, công trái qua kho bạc nhà nước tỉnh nhằm phục vụ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách, bảo đảm huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành, tăng cường nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng tạo nguồn thu cho ngân sách
nhà nước. Tiếp tục cải cách cơ cấu chi ngân sách địa phương theo hướng giảm tỉ trọng chi thường xuyên, tăng dần chi ngân sách cho đầu tư phát triển và các mục tiêu giáo dục- đào tạo, y tế và khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho giai đoạn mới.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư
Nguồn vốn này tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất của tỉnh. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả thuộc các ngành như nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất hàng hoá xuất khẩu... Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết... để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.
Đối với các dự án để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá đường giao thông nông thôn... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được TW để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.
Vốn đầu tư từ dân và doanh nghiệp
Vì các vốn này thường phân tán, nên cần có biện pháp hợp lý để huy động được các nguồn vốn này phục vụ cho đầu tư tăng năng lực sản xuất, cải tiến và áp dụng khoa học và công nghệ mới trên cơ sở quy hoạch đã được xác định phương hướng. Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển trong tương lai.
Để huy động nguồn vốn này cần đẩy mạnh việc thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) với những nội dung đổi mới hấp dẫn và thông thoáng hơn. Cụ thể hoá và mở rộng hơn các hình thức đầu tư và đối tượng được hưởng ưu đãi.
Phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, nhất là ở các vùng nông thôn bằng cách tạo thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...
Đối với nguồn vốn nước ngoài trên tất cả các nguồn: FDI, vay thương mại, ODA, viện trợ... hiện còn rất ít ở An Giang, cần tập trung cải thiện sớm tình hình.
- Chủ động xây dựng các dự án để tranh thủ vốn từ các tổ chức tài trợ quốc tế (WB-ADB-ODA...) để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trọng tâm là
những dự án phát triển giao thông nông thôn, các dự án nâng cao năng lực các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, dự án phát triển mạng lưới điện nông thôn, dự án hỗ trợ giáo dục miền núi- dạy nghề, các dự án về y tế, cấp nước sinh hoạt, ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất.
- Kêu gọi nguồn ODA vào việc đào tạo nhân lực, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ, song phải được tính toán sử dụng có hiệu quả. Tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi Chính phủ để có những khoản viện trợ không hoàn lại cho phát triển nông thôn, khuyến nông, phát triển lâm nghiệp xã hội, cho phát triển giáo dục, y tế cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
- Xúc tiến việc quảng bá cơ hội đầu tư và thương mại, trọng tâm là: tuyên truyền xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu.
3.3.1.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Trong quá trình CDCCKT theo hướng CNH-HĐH, tỉnh đã có nhiều chính sách trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cung cấp cho các ngành kinh tế, phục vụ cho việc phát triển KT-XH của tỉnh trong tương lai.
Nguồn nhân lực sử dụng trong nền kinh tế của tỉnh năm 2007 là 1.185.974 người, năm 2012 là 1.251.539 người và đến năm 2020 là 1.423.830 người. Trong đó: lao động trong Nông-Lâm- Thủy sản là 715.127 người chiếm 60,2 % năm 2007, năm 2012 là 738.408 người chiếm 54,8% đến năm 2020 là 748.340 chiếm 35%; ngành công nghiệp và xây dựng 120.258 chiếm 10,2%, năm 2012 là 160.197 chiếm 13,8% cơ cấu lao động và năm 2020 là 355.957 người chiếm 25%; lao động làm việc trong ngành dịch vụ vào năm 2007 là 350.589 người, chiếm 29,6% tỷ trọng lao động, và năm 2012 là 352. 934 người, chiếm 31,4% và 569.532 người, chiếm 40,0% cơ cấu lao động năm 2020. Để đạt được mục tiêu đề ra, Tỉnh cần phải đưa ra các một số giải pháp như sau:
Phát triển nhanh và bền vững đào tạo nghề giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, phát triển giáo dục chuyên nghiệp
Chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các trường, chú trọng đến phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và phương tiện dạy học ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, hướng ngưởi học thành trung tâm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền
thông trong dạy học.
Mở rộng mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên. Tất cả các thành phố, thị xã, huyện có trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp - dạy nghề, hầu hết các xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đảm bảo người lao động có được nền tảng để tiếp thu trình độ học nghề, chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người.
Phát triển nhanh các cơ sở dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề khắp các địa phương trong tỉnh
Các ngành, UBND thành phố, thị xã, huyện trong Tỉnh phải rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020. Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, nhất là cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hợp tác xã và làng nghề; tăng quy mô đào tạo của các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề, góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, đặc biệt là tăng nhanh quy mô đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng ở khu vực nông thôn.
Thời kỳ 2011-2015: tiếp tục nâng cấp, mở rộng quy mô dạy nghề, ngành nghề đào tạo cũng như đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm doanh nghiệp hiện có. Xây mới các trung tâm doanh nghiệp cho các huyện như Châu Phú, Tri Tôn. Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên
Giai đoạn 2016-2020: sẽ tiếp tục nâng cấp mở rộng quy mô dạy nghề, ngành nghề đào tạo cũng như đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho tất cả các trung tâm doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Hoàn thiện và xây dựng các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chuyên nghiệp đạt chuẩn về chất lượng phục vụ cho phát triển kinh tế tỉnh
Giai đoạn 2011 – 2015, mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho trường TCN Kinh tế kỹ thuật công đoàn, TCN Châu Đốc, TCN Dân tộc nội trú, TCN Tân Châu, TCN Chợ Mới. Hình thành Khoa Y trên cơ sở liên kết giữa Trường Trung học y tế và trường Đại học An Giang. Xây dựng trường Trung cấp Y tại Châu Đốc
Giai đoạn 2016-2020 nâng cấp trường Cao đẳng nghề, các trường TCN đủ năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia, tiến tới có năng lực đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới
nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, các khu công nghiệp và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề.
Tăng cường nhanh đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề, Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề, Từng bước đổi mới, phát triển chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy
Trong 10 năm tới, quy mô đào tạo nghề cho người lao động tăng nhanh, đòi hỏi lực lượng giáo viên, giảng viên dạy nghề tăng nhanh tương ứng và tiến dần đến đạt chuẩn về tỷ lệ giáo viên – học viên và chất lượng giảng dạy/đào tạo.
Đến 2015, cần chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, nhất là giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn. Đối với giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Tiến tới chuẩn hóa các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề đảm bảo về điều kiện giảng dạy, thực hành, an toàn lao động và phù hợp với chương trình đào tạo nghề theo cam kết. Đồng bộ hóa các thiết bị dạy nghề phù hợp với từng nghề, từng trình độ đào tạo bao gồm: trang thiết bị cơ bản, thiết bị mô phỏng và các thiết bị tiên tiến phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh.
Phấn đấu các trường CĐN và TCN có chương trình khung theo từng trình độ; khuyến khích áp dụng chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất, điều hành của doanh nghiệp. Nâng cấp trình độ cho giáo viên, giảng viên chủ lực ở các cơ sở dạy nghề về phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề ở trong và ngoài nước.
Liên thông giữa các cấp trình độ dạy nghề; chọn những ngành nghề phù hợp để phát triển liên thông với chương trình dạy nghề tương ứng của nước ngoài.
Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực: Nâng cao nhận thức toàn xã hội về phát triển nhân lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong công tác giáo dục về tầm quan trọng của của việc bồi dưỡng nhân tài.
Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý
Mỗi cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn cần từng bước đổi mới phương pháp quản lý nhân lực theo hướng hiện đại, hiệu quả; có chương trình phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định rõ nhu cầu, tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác và chế độ khen thưởng - kỷ luật.
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng