Một vài nét về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Quá trình CDCCKT ở nước ta đóng một vai trò rất quan trọng và trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thực hiện nhiệm vụ đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Kể từ khi nước ta bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi cơ bản theo hướng tích cực về sự phát triển cũng như về CDCCKT. Các xu hướng trong CDCCKT đang từng bước diễn ra có tính quy luật và sự tiến bộ vượt bậc. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH, nước ta đã từng đi qua những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:

Xu hướng CDCCKT từ tự túc tự cấp, dựa hẳn vào nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Đây là một trong những xu hướng mang tính tích cực trên cơ sở phát triển sức sản xuất và sự phân công lao động trong xã hội. Từ đó đã hình thành nên những vùng chuyên canh trong nông nghiệp cũng như các vùng kinh tế trọng điểm.

Một xu hướng khác nữa trong CDCCKT là làm giảm tỷ trọng KVI, tăng dần tỉ trọng của KVII và KVIII. Trong quá trình chuyển dịch, giá trị tuyệt đối của ba khu vực này vẫn tăng, song tỷ trọng giữa ba khu vực lại có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng KVII, KVIII.

Xu hướng CDCCKT khép kín với cơ chế bao cấp sang nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Với xu hướng này nền kinh tế nước ta đã từng bước thích nghi nền kinh tế thế giới và có khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.

Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế lạc hậu, năng suất thấp sang nền kinh tế có ngành công nghiệp tiên tiến, năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)