Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Mỗi cơ cấu kinh tế đều mang tính lịch sử xã hội nhất định, nền kinh tế chỉ phát triển khi những bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội xác lập được những mối quan hệ cân đối. Sự tăng giảm tỷ trọng của các ngành kinh tế, thay đổi mối quan hệ gữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế là tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, điều chỉnh cơ cấu kinh tế chính là đưa kinh tế đến trạng thái phát triển ưu việt, nhằm đạt được hiệu quá kinh tế cao nhất thông qua tác động điều khiến có ý thức của con người đối với quy luật khách quan.

Cơ cấu kinh tế phải hợp lý nhằm phản ánh tác động của các quy luật phát triển khách quan, vai trò của yếu tố chủ quan là: thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc những quy luật tìm ra những phương án thay đổi có hiệu lực ngày càng cao trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế.

Như vậy, CCKT là một hệ thống động, luôn ở trạng thái vận động và biến đổi không ngừng theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động là yếu tố tất yếu của mỗi sự vật hiện tượng. Ở từng thời kỳ phát triển, nếu phù hợp với trình độ sản xuất sẽ xuất hiện một CCKT hợp lỳ với thời kỳ đó. Sự phát triển trong thực tiễn mà có cơ cấu kinh tế hợp lý thì nền kinh tế sẽ phát triển thuận lợi hơn và ngược lại thì nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Do đó, quá trình CDCCKT để tạo nên sự phát triển hợp lý và phù hợp với xu hướng là một tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)