3.2.1.1.Chuyển dịch cơ cấu GDP theo nhóm ngành nông nghiệp-phi nông nghiệp-sản xuất vật chất-dịch vụ
Luận văn đã xác định phươnng án 2 là phương án được lựa chọn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Căn cứ vào phương án đã chọn thì có sự căn bản về cơ cấu giữa các nhóm ngành: nhóm ngành nông nghiệp-phi nông nghiệp; sản xuất vật chất-dịch vụ theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân.
Tuy cơ cấu ngành nông nghiệp giảm trong GDP nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này vẫn ở mức cao trong GDP của tỉnh đến năm 2020. Từ 33,7% năm 2010, năm 2015 là 25,5% và giảm xuống 10,9% năm 2020.
Tỷ trọng giữa nhóm ngành sản xuất vật chất và dịch vụ cũng có sự khác nhau rất lớn từ 2010 đến 2020. Sản xất vật chất ngày càng giảm trong cơ cấu GDP. Từ 46,5% năm 2010, dự báo đến năm 2015 là 42,8% và 2020 là 30,9%. Trái lại ngành
dịch vụ ngày càng tăng và cơ cấu cũng như tăng trưởng trong GDP của tỉnh đến năm 2020, năm 2010 là 53,5% đến năm 2015 đạt 57,2% và năm 2020 tăng đến 69,1%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011-2015 là 15,9%, giai đoạn 2016-2010 là 12,1%.
Trong giai đoạn 2015-2020 tỉnh An Giang sẽ đầu tư phát triển và các ngành, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh trong các ngành, lĩnh vực như công nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản, thực phẩm tiêu dùng, may mặc, dịch vụ du lịch, khoa học công nghệ, chế biến nông sản hàng hóa…Quy mô sản xuất lớn cũng như áp dụng khoa học công nghiệp cao cho ra chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn phục vụ cho xuất khẩu.
Hoàn thiện hệ thống khu, cụm công nghiệp ở các địa phương trong tỉnh, các tuyến, điểm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đảm bảo phát huy các nhân tố về khoa học công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường, quản lý và bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới của thế giới vào các lĩnh vực, ngành kinh tế trong tỉnh. Điều đó góp phần vào CDCCKT trong tỉnh theo xu hướng chung của đất nước là theo hướng CNH-HĐH theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bảng 3.9. Dự báo chuyển dịch cơ cấu GDP An Giang đến năm 2020 phân
theo nhóm ngành nông nghiệp-phi nông nghiệp
Đơn vị: % Hiện
trạng
Dự báo Mức thay đổi BQ năm (%) 2007 2011 2010 2015 2020 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 35,3 33,7 34,4 25,2 10,9 -0,2 6,9 6,4 Phi nông nghiệp 64,7 66,3 65,6 74,8 89,1 12,5 13,0 10,0
SX vật chất 47,6 45,9 46,5 42,8 30,9 7,8 11,3 12,1 Dịch vụ 52,4 54,1 53,5 57,2 69,1 0,9 15,9 12,1
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể tỉnh An Giang đến năm 2020
* Ghi chú: SX: Sản xuất
3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế a. Chuyển dịch cơ cấu GDP
Bảng 3.10. Dự báo chuyển dịch cơ cấu GDP An Giang phân theo 3 khu vực kinh tế đến năm 2020
Đơn vị
Hiện trạng Dự báo Mức thay đổi BQ
năm (%) 2007 2011 2010 2015 2020 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 KVI % 35,3 33,7 34,4 25,5 10,9 -0,2 -8,5 -4,1 KVII % 12,3 12,2 12,1 17,6 20,0 -0,7 5,4 -2,1 KVIII % 52,4 54,1 53,5 57,2 69,1 0,9 3,1 6,2
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể tỉnh An Giang đến năm 2020
Biểu đồ 3.1. Dự báo cơ cấu GDP tỉnh An Giang phân theo khu vực kinh tế
đến năm 2020
Qua bảng 3.10 và biểu đồ 3.1 Dự báo cơ cấu GDP phân theo 3 khu vực tỉnh An Giang đến năm 2020 có sự thay đổi như sau:
-KVI thời kỳ 2006-2020 giảm 23,7%, bình quân mỗi năm giảm 1,7%. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 giảm 0,2%, giai đoạn 2011-2015 giảm 8,5%, giai đoạn 2016-2020 giảm 4,1%.
- KVII thời kỳ 2006-2020 tăng 7,2% bình quân mỗi năm tăng 0,5%. Trong đó, từ 2006-2011 giảm 0,7%, 2011-2015 tăng 5,4%, 2016-2020 giảm 2,1%.
- KVIII thời kỳ 2006-2020 tăng16,5%. Trong đó, từ 2006-2010 tăng 0,9%, 2011-2015 tăng 3,1%, 2016-2020 tăng 6,2%.
Ghi chú: (-): Giảm, KV: Khu vực, BQ: Bình quân
b. Chuyển dịch cơ cấu lao động
An Giang đang trong giai đoạn tiền CNH, với bối cảnh hội nhập nền kinh tế, nhu cầu lao động tăng khi tốc độ tăng trưởng cũng như cơ cấu kinh tế có sự phát triển.
Bảng 3.11. Dự báo cơ cấu lao động An Giang phân theo khu vực kinh tế đến năm 2020 Chỉ số Đơn vị 2010 2015 2020 Tổng số % 100 100 100 Khu vực I % 56,4 50,0 35,0 Khu vực II % 12,8 17,0 25,0 Khu vực III % 30,8 33,0 40,0
Biểu đồ 3.2. Dự báo cơ cấu lao động tỉnh An Giang phân theo khu vực kinh
tế đến năm 2020
Tương tự như chuyển dịch GDP, phân công lao động xã hội trong tỉnh đến năm 2020 có sự thay đổi đáng kể. An Giang là tỉnh thuần nông, nên tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn khá lớn (năm 2010 chiếm 57%) và trình độ của người lao động còn thấp so với nguồn lao động của tỉnh. Muốn khai thác tốt nguồn nhân lực, tỉnh cần phải đựa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động và ban hành các chính sách thu hút lao động về tỉnh công tác cũng như có chính sách ưu đãi lao động có trình độ cao ở các tỉnh khác về làm việc.
Cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, theo chiều hướng giảm tỷ trọng lao động KVI, tăng tỷ trọng KVII, KVIII. Tỷ trọng của KVI ngày càng giảm từ 56,4% (2010) và giảm xuống 35,0%. Tăng tỷ trọng của KVII từ 12,8 (2010) đến 25,0% (năm 2020), KVIII là ngành có tỷ trọng tăng nhanh và cao nhất từ 30,8% (2010), đến năm 2020 chiếm 40,0%, tăng đến 9,2%. Điều này chứng tỏ, sự chuyển dịch theo khu vực kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực và đạt kết quả khả quan