2.3.3.1 Chuyển dịch GTSX theo lãnh thổ
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và CDCCKT tỉnh An Giang nói riêng có sự khác nhau ở các địa phương trong tỉnh. Mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh đều có những điều kiện cũng như lợi thế nhất định, từ đó tiến hành xây dựng CCKT thích hợp cùng các mục tiêu đề ra và tỷ trọng GTSX của các địa phương thay đổi theo chiều hướng ngày càng tăng. Điều này được thể hiện cụ thể trong bảng 2.20 và biểu đồ 2.5.
Bảng 2.20. GTSX và tỷ trọng GTSX phân theo lãnh thổ tỉnh An Giang
2002-2011 Đơn vị hành chính GTSX 2002 2005 2008 2011 (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tp. Long Xuyên 2.746 18,3 3.702 18,0 5.039 17,4 5.000 16,1 Tx. Châu Đốc 2.476 16,5 3.331 16,2 4.488 15,5 5.292 14,2 Tx.Tân Châu 2.311 15,4 3.269 15,9 3.764 13,0 4.733 12,7 H. An Phú 1.290 8,6 1.830 8,9 2.264 9,2 3.876 10,4 H. Phú Tân 765 6,3 1.090 5,3 1.622 5,6 2.236 6,0 H. Châu Phú 960 6,4 1.357 6,6 2.085 7,2 2.310 6,2 H. Tịnh Biên 855 5,7 1.192 5,8 2.432 8,4 3.838 10,3 H. Tri Tôn 811 5,4 1.151 5,6 1.795 5,8 2.311 6,2 H. Châu Thành 915 6,1 1.234 6,0 1.827 6,3 2.124 8,1 H. Chợ Mới 945 6,3 1.110 5,4 1.680 6,2 1.528 4,1 H. Thoại Sơn 930 6,2 1.295 6,3 1.563 5,4 2.124 5,7 Tổng 15.005 100 20.561 100 28.958 100 37.267 100
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội các địa phương từ năm 2002 đến năm 2011 và tính toán của tác giả.
Qua biểu đồ 2.5 cho thấy, những địa phương có tỷ trọng cao trong GTSX trong tỉnh là những địa phương: Tp.Long Xuyên (16,1%), tx. Châu Đốc (14,2%), tx. Tân Châu (12,7%). Song song đó là các địa phương khác trong tỉnh cũng đang đầu tư phát triển như An Phú (10,4%), Tịnh Biên (10,3%), Châu Thành (8,1%). Bởi vì các địa phương đang khai thác các tiềm năng thuận lợi và có các chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển. Những địa phương có tỷ trọng thấp là chủ yếu là những địa phương có những điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi như thiếu nước ngọt, cơ sở hạ tầng chưa được phát triển như Chợ Mới, Tri Tôn, Phú Tân.
Biểu đồ 2.5. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo lãnh thổ tỉnh An Giang
Nhìn chung, sự phân hóa lãnh thổ trên tỉnh An Giang là rất phù hợp với quy luật chung của tỉnh. Tuy quá trình phân hóa diễn ra ở các địa phương xuất hiện không cùng lúc, dẫn đến sự phát triển không đồng đều. Tuy nhiên, không nên để địa phương nào rơi vào tình trạng kém phát triển, phải tiến hành những biện pháp để kết nối những vùng tụt hậu với những vùng dẫn đầu xích lại gần nhau xét về góc độ kinh tế.
Như vậy, trong thời kỳ 2002-2011, GTSX xét về mặt lãnh thổ ở An Giang đang có sự thay đổi đáng kể ở các địa phương. Sự thay đổi này thể hiện ở cấu trúc nền kinh tế theo hướng tập trung phát triển ở các địa phương còn lại để hướng đến mục tiêu tạo nên sự cân bằng giữa các vùng trong tỉnh. Ở thời kỳ này, hầu hết các
địa phương đều có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cũng như trong GTSX. Trong đó, đáng chú ý là các huyện An Phú, Châu Thành, Tịnh Biên là những huyện có GTSX tăng và tỷ trọng tăng nhất là huyện Tịnh Biên từ 5,7% (năm 2002) lên 8,4% (năm 2008), và 10,3% (năm 2011) tăng 4,6 %. Nguyên nhân là do đây là địa phương có điều kiện để phát triển kinh tế nên Tỉnh và Trung ương đầu tư với việc xây dựng Khu công nghiệp Tịnh Biên, nâng cấp QL 91. Những địa phương có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng giảm nhiều nhất là Tân Châu từ 15,4% (năm 2002) xuống 13,0% (năm 2008) và 12,7% (năm 2011), giảm 2,7%. Tuy vậy, do quy mô sản xuất lớn nên GTSX lớn, nên thị xã Tân Châu vẫn thuộc nhóm có tỷ trong cao trong cơ cấu GTSX của tỉnh.
2.3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương ở An Giang
Sự chuyển dịch trong cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương ở An Giang thời kỳ 2002-2011 thể hiện trong bảng 2.21 và các bản đồ thể hiện cơ cấu GTSX tỉnh An Giang phân theo địa phương.
Bảng 2.21. Cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương ở
An Giang 2002-2011
Đơn vị: %
Đơn vị hành chính
2002 2011
KVI KVII KVIII TỔNG KVI KVII KVIII TỔNG
Tp. Long Xuyên 65,4 12,6 22,0 100 50,3 16,7 33,0 100 Tx. Châu Đốc 69,1 11,9 19,0 100 54,5 15,1 30,4 100 Tx. Tân Châu 71,5 10,8 16,9 100 60,1 14,9 25,0 100 H. An Phú 73,2 11,3 16,0 100 65,8 14,3 19,9 100 H. Phú Tân 76,4 11,6 12,3 100 66,2 14,5 19,3 100 H. Châu Phú 72,1 10,2 16,3 100 64,7 14,4 20,9 100 H. Tịnh Biên 71,4 11,5 18,4 100 65,3 14,6 20,1 100 H. Tri Tôn 75,5 10,8 13,0 100 67,1 14,2 18,7 100 H. Châu Thành 74,3 11,3 14,9 100 68,3 14,0 17,7 100 H. Chợ Mới 75,8 11,5 12,9 100 68,7 14,6 16,7 100
H. Thoại Sơn 76,1 12,4 11,5 100 68,8 14,7 16,5 100
Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội các địa phương từ năm 2002 đến năm 2011 và tính toán của tác giả.
Qua bảng 2.21 và được thể hiện trong các bản đồ cơ cấu GTSX tỉnh An Giang phân theo lãnh thổ cho thấy. Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có sự chuyển dịch cơ cấu GTSX một cách tích cực theo đúng quy luật và phù hợp với quá trình quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 và các địa phương đề ra. Quá trình chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế giữa các địa phương diễn ra khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Xét về mức độ tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp có thể chia thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm chuyển dịch nhanh bao gồm các địa phương như: Tp.Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu, Châu Phú với tỷ lệ phi nông nghiệp tăng lên đáng kể. Trong đó, thành phố Long Xuyên là địa phương có sự chuyển dịch nhanh nhất trong GTSX tăng 15,2%. Đứng thứ hai là thị xã Châu Đốc tăng 14,5%, thứ 3 là thị xã Tân Châu tăng 12,2%. Sở dĩ đạt được thành tích như trên là do các địa phương này được ưu tiên phát triển trong kế hoạch nâng cấp đô thị Thành phố Long Xuyên và sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Nhóm có sự chuyển dịch chậm gồm các địa phương: Tri Tôn, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn với tỷ lệ phi nông nghiệp tăng không nhiều, thấp nhất là Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu Thành, mặc dù đây là các địa phương điều có tiềm năng trong phát triển kinh tế nhất là du lịch.
- Nhóm chuyển dịch trung bình gồm các địa phương còn lại với mức tăng thêm từ 12%-13%.
Kết hợp các bản đồ cơ cấu GTSX phân theo lãnh thổ An Giang và tiêu chí đánh giá các giai đoạn công nghiệp hóa theo cơ cấu ngành của H.Chenery đã được trình bày trong chương 1, và cơ cấu ngành kinh tế các địa phương trong tỉnh theo các giai đoạn CNH cho thấy rằng, hầu hết các địa phương trong tỉnh An Giang thì quá trình CDCCKT diễn ra còn chậm, hầu như CCKT đang còn trong giai đoạn “ tiền CNH”. Vì vậy để có thể đạt được mục tiêu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH cần phải đầu tư phát triển nhiều hơn nữa, đặc biệt là KVII và KVIII.
Từ những phân tích được nêu trên, tác giả luận văn xin nêu ra các xu hướng CDCCKKT theo lãnh thổ tỉnh như sau:
- Các lãnh thổ phát triển (Thành phố, thị xã được ưu tiên đầu tư phát triển) đã có sự chuyển dịch đáng kể, đúng hướng và ngày càng phát triển mở rộng).
- Phải lấy địa phương làm mẫu, tạo động lực thúc đẩy các địa phương khác phát triển và thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Đầu tiên cần đẩy mạnh hơn nữa phương án đưa Thành phố Long Xuyên thành đô thị loại III, thị xã Châu Đốc thành đô thị loại IV, thị xã Tân Châu thành cảng lớn giao lưu với nước láng giếng Campuchia tạo mối quan hệ tốt đẹp và thuận tiện trong trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó quan tâm đầu tư phát triển đến các huyện có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển.
2.3.4.1. Những thành tựu
CCKT có chuyển biến tích cực theo hướng CNH-HĐH. Tỷ trọng trong GTSX trong các KV kinh tế ngày càng có sự thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng của KVII và KVIII.
- CCKT chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng KVI giảm từ 40,0%năm 2002, xuống 38,7% năm 2008, sau đó chỉ còn 33,7% năm 2011.
- Do thực hiện tốt công tác quản lý, tiếp thu công nghệ tiên tiến vận dụng một cách có hiệu quả trong sản xuất nên CCKT có sự thay đổi tích cực hơn. Tỷ trọng KVI giảm trong cơ cấu GDP tăng trong thời kỳ 2002-2011, từ 40,0% năm 2002 giảm xuống 33,7% năm 2011, giảm 6,3%.
Các ngành trong khu vực trong KVII cũng có sự thay đổi đáng kể, ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong KVII và là ngành ngày
càng tăng nhanh nhất trong các ngành trong KVII, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do nguồn nguyên liệu được sử dụng từ các sản phẩm ngành nông nghiệp, nhất là ngành chế biến thủy sản. Đây vốn là ngành có thế mạnh ở An Giang do phục vụ cho việc xuất khẩu thu ngoại tệ.
Tuy vậy, KVIII vẫn khu vực chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu kinh tế An Giang, cũng như sự tăng trường nhanh nên cơ cấu kinh tế GDP chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Nguyên nhân là do tỉnh ưu tiên phát triển các ngành trong lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật trong du lịch... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của mọi người cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là khu vực luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong GTSX tuy tỷ trọng có giảm, từ 35,8% (năm 2002) đến 35,7% (năm 2011).
Về phương diện lãnh thổ thì các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng có sự chuyển dịch, nhưng nhìn chung thể hiện một cách rõ rệt. Hầu hết các địa phương vẫn còn trong giai đoạn “ Tiền CNH”. Tuy vậy, các địa phương đóng vai trò chủ chốt được xem là trung tâm chính của tỉnh vẫn giữ vai trò là đầu tàu trong việc thúc đẩy các địa phương khác phát triển.
Thành phố Long Xuyên và Thị xã Châu Đốc vẫn là địa phương có vai trò quan trọng của tỉnh trong việc thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển.
- TP.Long Xuyên là đô thị loại III của tỉnh, được phát triển không gian theo dạng tuyến kéo dài sông Hậu và dọc QL 91B. Đây là thủ phủ của tỉnh An Giang về kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh và vùng Tứ Giác Long xuyên.
- TX. Châu Đốc là đô thị loại IV, là trung tâm khu vực phía Tây Bắc của tỉnh về kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng. Hướng phát triển không gian của thị xã là dọc sông Hậu, Quốc lộ 91 và một phần về phía Núi Sam. Hai địa phương này có sự chuyển dịch khá tốt theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Trong đó, TP. Long Xuyên có tỷ trọng phi nông nghiệp đạt 49,8% năm 2011. Xu hướng phát triển lãnh thổ ngày càng được mở rộng. Những lãnh thổ nào có sự phát triển kém ngày càng được thu hẹp dần về không gian. Điều này lại phù hợp vớ quy luật chung của sự CDCCKT, vì phần lớn các lãnh thổ có sự CDCCKT tốt nhất hầu hết được tập trung chủ yếu ở các đô thị
lớn, có điều kiện tốt để phát triển (như Tp. Long Xuyên, Tx.Châu Đốc, Tx.Tân Châu), các địa phương khác đang được quan tâm phát triển nhằm tương xứng với điều kiện từng địa phương như Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú
2.3.4.2. Những khó khăn
Tuy CCKT có sự chuyển dịch tích cực theo quy luật chung nhưng KVI vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng các ngành trong KVI còn có sự phát triển không đồng đều
Trong các ngành trong KVI, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn về CCKT, nhưng về năng suất, quy mô, chất lượng sản phẩm thì vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa và phục vụ của công nghiệp chế biến. Đây cũng là một trong những thách thức đối với tỉnh trong quá trình CDCCKT. Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh với các sản phẩm đặc trưng, nhưng việc nuôi trồng, sản xuất còn phân tán, thiếu tập trung, thiếu các vùng sản xuất chuyên canh mang tính hàng hóa, trong khi xu hướng hoạt động thì rất cần đặc điểm này. Người sản xuất còn thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, quy trình chăn nuôi cũng như việc sử dụng các loại hóa chất trong nuôi trường và bảo quản đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các thị trường quốc tế.
Các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn còn phân tán lẻ tẻ và rộng khắp trong nội tỉnh, quy mô các cơ sở còn nhỏ bé, đầu tư ứng dụng công nghệ còn lạc hậu do vốn còn hạn chế, vì vậy hiệu quả sản xuất không ổn định, tính cạnh tranh còn thấp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, may mặc và nông nghiệp chủ yếu là lúa, những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao còn ít, giá trị mang lại từ ngành công nghiệp chưa cao.
Mặc dù dịch vụ là ngành chiếm vị trí cao song hiệu quả hoạt động còn hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao trong toàn ngành. Trong đó, ngành thương nghiệp chưa thực sự là ngành có vai trò chủ lực trong quá trình chuyển dịch cũng như là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động của ngành du lịch còn nhiều hạn chế nhiều mặt từ khâu thiết kế tour đến cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như nhà hàng, khu vui chơi, giao thông…đến đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch còn thiếu và yếu; các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, tư vấn…chưa phát triển đồng bộ. Công
tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều thiết sót. Chính điều này đã làm cản trở khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Sự mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển trong tích lũy nội bộ của nền kinh tế chưa cao. Khả năng thu hút vốn đầu tư FDI còn hạn chế. Cho nên nguồn vốn để đầu tư cho việc phát triển còn hạn chế, phần lớn nguồn vốn được đầu tư được huy động là nguồn vốn trong nước. Các chính sách về kinh tế đối ngoại còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Vấn đề thu và chi ngân sách trong nội bộ tỉnh chưa hợp lý giữa các địa phương, thiếu sự bền vững. Việc thu ngân sách tăng là do việc thu thuế là chủ yếu.
Môi trường đầu tư ngày càng được quan tâm cải thiện trên nhiều phương diện. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cho nên hiệu quả thấp, cơ sở hạ tầng chưa cao, nhiều dự án kéo dài thời gian thi công, thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhau, CNH gắn liền với quá trình CNH, đặc biệt là việc phát triển các KCN xây dựng phục vụ cho cơ sở sản xuất, nhiều KCN xây xong vẫn để trống, chưa hoạt động, các công trình phục vụ cho đời sống người dân chưa được quan tâm hợp lý. Chính vì vậy, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong quá trình hội nhập.
Các thành phần kinh tế trong tỉnh phát triển chưa đồng nhất và chưa đủ phá huy khả năng cạnh tranh vốn có.
- Kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước thì đang trong quá trình cải