Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 29)

1.2.5.1. Nhu cầu của con người luôn thay đổi và tăng lên không ngừng.

Nhu cầu con người phụ thuộc trước hết là quy mô của dân số, đặc điểm tiêu dùng của người dân, mức sống, thu nhập dân cư. Các điều kiện cư trú của con người quyết định tính chất, quy mô nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sinh sống của con người. Trong quá trình phát triển thì quy mô dân số tăng lên, nhu cầu của con người cũng tăng lên và ngày càng đa dạng hơn. Sự thay đổi của con người tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất thông qua cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nói cách khác là chúng ảnh hưởng đến CCKT và CDCCKT.

Ngày nay, mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi tỉnh, thậm chí mỗi quận, huyện đều có nhu cầu khác nhau. Đối với Việt nam đều này thể hiện rõ nét. Trong cùng một vùng, một tỉnh thì nhu cầu của dân thành thị khác, nhu cầu của dân cư nông thôn khác. Trong cùng một thành phố, những người sống ở ngoại thành cũng khác so với những người sống trong nội thành. Tất cả những đều trên đều tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.2.5.2. Sự tiến bộ khoa học và công nghệ

Sự tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như sự cải tiến tư liệu sản xuất tác động trực tiếp và có tính chất đến hình thành và phát triển CCKT. Hiện nay, nhờ có tiến bộ khoa học và công nghệ, các nền kinh tế dù ở trình độ cao hay thấp đều hướng vào phát triển những ngành như công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, gen, vật liệu mới, công nghệ thông tin…..

1.2.5.3. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên minh, liên kết giữa các nước trở thành hiện tượng phổ biến và có tính chủ đạo. Tự do hóa thương mại trở thành điều kiện quan trọng cho sự phát triển.

Sự bùng nổ về khoa học và công nghệ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu biết về thị trường và đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đó giúp họ định hướng sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế ngày nay. Từ đó có thể khai thác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chia lợi nhuận.

Đối với Việt Nam khi đã xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh cần phải tính đến điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa, hợp tác khu vực và quốc tế. Các tỉnh gần thành phố phải liên kết với thành phố cũng như các tỉnh khác nhằm lựa chọn cơ cấu phát triển cho phù hợp với tỉnh.

1.2.5.4. Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển của một nền kinh tế, doanh nghiệp là một tế bào cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp tạo ra việc làm cho người lao động, tạo ra vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội, đóng góp vào GDP, tạo nguồn thu thuế cho nhà nước, đóng góp phúc lợi cho xã hội, góp phần làm cho xã hội tiến bộ hơn cũng như tạo ra sức cạnh

tranh rất lớn về mặt kinh tế cho đất nước. Do đó, các doanh nghiệp mới xuất hiện càng nhiều và hoạt động càng có hiệu quả là nhân tố quyết định đến việc hình thành CCKT và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mỗi đất nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên có những tập đoàn, doanh nghiệp lớn và hoạt động hiệu quả cao thì sẽ có được cơ cấu kinh tế mạnh.

1.2.5.5. Đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế có ý nghĩa là động lực đối với sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sư ổn định, tính minh bạch của các thể chế kinh tế, sự đồng bộ của các chính scáh ( đặc biệt đối với chính sách về tài nguyên cũng như chính sách đầu tư) có ý nghĩa to lớn. Hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách nhất là quản lý về kinh tế, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xác định, hình thành và phát triển CCKT.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 29)