Chuyển dịch cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Dựa vào biểu đồ 1.1 ta thấy, cơ cấu GDP của nước ta từng bước chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng KVI (nông-lâm-nghư nghiệp),tăng tỷ trọng của KVII (công nghiệp và xây dựng), KVIII (dịch vụ) nhưng vẫn chưa ổn định. Quá trình tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ đã tạo nên sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu GDP. Từ đó đã tạo nên một số ngành, một số sản phẩm quan trọng tạo động lực cho sự phát triển như: công nghiệp dầu khí, cơ khí đóng tàu….Xu hướng này phù hợp với yêu cầu CDCCKT theo hướng CNH-HĐH trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu GDP của Việt Nam phân theo khu vực kinh tế

Trong nội bộ từng ngành, sự CDCCKT cũng thể hiện khá rõ. Cụ thể như sau: - Ở khu vực I có xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Nếu xét trong lĩnh vực nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm còn tỷ trọng ngành chăn nuôi đang tăng.

- Ở khu vực II chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản để phù hợp với nhu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Do đó, ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng tỷ trọng, trong khi đó thì ngành công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm. Trong nội bộ ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển dịch

theo hướng tăng dần tỷ trọng của các sản phẩm cao có chất lượng và cạnh tranh về giá cả.

- Ở khu vực III có những chuyển dịch nhất định, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ….đã đóng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)