2.2.3.1. Dân số -lao động
- Dân số
Bảng 2.3.Dân số, diện tích và mật độ dân số An Giang năm 2011
Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2 ) Toàn tỉnh 353.666,7 2.150.000 608 Tp. Long Xuyên 115,3 280.051 2.428 Thị xã Châu Đốc 105,3 111.954 1.063 Thị xã Tân Châu 176,6 172.211 795 Huyện An Phú 226,4 179.901 975 Huyện Phú Tân 313,5 209.675 669 Huyện Châu Phú 451,0 245.958 545 Huyện Tịnh Biên 354,9 121.232 324
Huyện Tri Tôn 600,4 132.720 221
Huyện Châu Thành 355,1 170.710 481
Huyện Chợ Mới 369,3 345.506 936
Huyện Thoại Sơn 468,99 181.081 386
Nguồn: Cục Thống kê An Giang, niên giám thống kê năm 2011
An Giang là một tỉnh có số dân đông nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2002 dân số trung bình của tỉnh là 2.085.585, mật độ dân số là 589 người/km2
. Đến năm 2011 có 2.150.000 người, mật độ dân số 608 người/km2.
An Giang là tỉnh có qui mô dân số lớn chiếm 12,2% dân số toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qui mô dân số của tỉnh càng được ổn định, do những chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền tốt, người dân ngày càng có ý thức cao. Cho nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh ngày càng giảm từ 1,4 %0 năm 2002 xuống còn 1,0 %0 năm 2011.
Bảng 2.4. Quy mô và chuyển biến dân số An Giang 2002-2011
Nguồn: Cục thống kê An Giang, Niên giám thống kê năm 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả.
*Ghi chú : NN: Nông nghiệp
Về cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn: Trong thời kỳ 2002-2009 tốc độ đô thị hóa có chuyển biến tương đối tốt, tỉ lệ dân số thành thị ngày càng tăng nhất từ 22,8% năm 2002 đến 29,9% năm 2011.
Về dân số nông nghiệp-phi nông nghiệp: Tỉ lệ dân số trong nông nghiệp ngày càng giảm từ 73,3 % (năm 2002) xuống 51,0% (năm 2011). Tuy vậy, dân số hoạt động các ngành trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trong tỉnh.
Về cơ cấu số dân theo giới tính: số dân toàn tỉnh tăng đến 65.414 người từ năm 2002 đến năm 2011. Trong đó tỉ lệ nữ giới có xu hướng giảm từ 50,7% (năm 2002) xuống còn 50,3% (năm 2011) giảm đến 0,4%. Trong khi dân số nam thì tăng từ 49,3% (năm 2002) lên 49,7% tăng 0,4%. Tuy tỉ lệ nữ có dân số giảm rất ít nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới.
Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2005 2008 2011
Dân số toàn tỉnh Người 2.085.585 2.118.120 2.142.552 2.150.999
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên %0 1,5 1,3 1,2 1,0
Dân số thành thị-nông thôn
Dân số thành thị % 22,8 22,1 28,3 29,9
Dân số nông thôn % 77,2 71,9 71,7 70,1
Nông nghiệp-phi nông nghiệp
Dân số NN % 73,3 69,8 59,6 57,0
Dân số phi NN % 26,7 30,2 40,4 43,0
Dân số theo giới tính
Nữ % 50,7 50,5 50,4 50,3
2,085,5851.42 1.39 1.21 1.03 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2002 2005 2008 2011 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60
Dân số Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
Biểu đồ 2.1. Quy mô và tỉ lệ gia tăng tự nhiên tỉnh An Giang thời kỳ 2002-2011
- Dân cư
Qua bản đồ mật độ dân số tỉnh An Giang, ta nhận thấy rằng, phân bố dân cư tỉnh An Giang có sự chệnh lệch lớn giữa các huyện, thị xã, thành phố. Dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã lớn như Long Xuyên, Châu Đốc, An Phú, Chợ Mới. Các huyện còn lại nhìn chung tương đối đồng đều, sự chênh lệnh không quá lớn.
Con người An Giang đôn hậu, hiền hòa cùng với phong tục tập quán đã tác động mạnh đến CCKT và có ảnh hưởng đến sự CCKT của toàn tỉnh.
Cũng như hầu hết các tỉnh khác trong Đồng bằng sông Cửu Long, người dân An Giang chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Các thế hệ đi trước thường truyền kinh nghiệm về nghề nông cho con, cháu để họ gìn giữ và phát huy. Do đó, nông nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng tương đối cao trong kinh tế của tỉnh.
Dân số tăng dẫn đến số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng và quá trình chuyển dịch cơ cấu dân số trong các ngành kinh tế. Năm 2002, số người trong độ tuổi lao động là 1.372.040 người đến năm 2011 là 1.444.652 người.
Bảng 2.5. Dân số lao động tỉnh An Giang 2002-2011
Đơn vị 2002 2005 2008 2011
1. Dân số toàn tỉnh Người 2.073.797 2.118.120 2.142.552 2.150.999
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên %0 1,5 1,3 1,2 1,1 2. Lao động Số người trong độ tuổi lao động Người 1.372.040 1.221.900 1.379.425 1.444.652 Số người làm việc trong các khu vực kinh tế Người 1.026.607 1.092.019 1.189.572 1.229.373 Khu vực I Người 752.321 762.294 708.911 762.211 Khu vực II Người 144.332 154.058 78.679 140.149
Khu vực III Người 165.954 175.667 401.982 327.013
Nguồn: Cục Thống kê An Giang, Niên giám thống kê năm 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả
Trừ số người đi học, chưa có việc làm, nội trợ, bệnh tật….số người làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng qua các năm. Với nguồn lực lớn là cơ sở cho việc phát triển nhưng vấn đề lớn là làm sao đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2002 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 1.026.607 và ngày càng tăng qua các năm. Đến năm 2011 là 1.229.373 người. Như vậy chỉ trong vòng 9 năm từ 2002 đến 2011 số lao động trong các ngành kinh tế tăng đến 202.766 người. Tốc độ tăng bình quân năm là 1,2 %/năm.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thì số lao động qua đào tạo của tỉnh ngày càng tăng lên. Năm 2011 đạt 40% tổng số lao động của tỉnh. Số lao động qua đào tạo chủ yếu qua các hình thức khác nhau như học tập trung tại các trường, tập huấn, hội nghị…Đó chính là tiền đề đóng vai trò quan trọng trong quá trình CDCCKT của tỉnh.
2.2.3.2. Cơ sở vất chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở a. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông
Toàn tỉnh có trên 6.000 km đường giao thông, trong đó đường bộ trên 3.500 km, đường sông khoảng 2.500 km. Trong đó đường Quốc lộ có tổng chiều dài 93,13km (gồm QL 1A, QL N1, QL 80) và đường tỉnh lộ có tổng chiều dài là 933,2 km ( gồm các tuyến 943, tuyến 955, tuyến 956).
Bên cạnh đó, còn có mạng lưới giao thông nông thôn ở An Giang phát triển khá nhanh so với khu vực. Hiện nay, tổng số có 485 tuyến, dài 2545km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, thu hẹp sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý, bảo trì, duy tu thường xuyên các tuyến đã có các huyện, thị chưa tổ chức được. Việc đánh giá hiện trạng của mạng lưới giao công tác quy hoạch được xem xét chung, mỗi địa phương một số tuyến trục quan trọng sẽ có đánh giá riêng, chuẩn bị đầu tư nâng cấp lên tỉnh lộ.
Hệ thống thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang rất đa dạng, được tạo lập bởi thiên nhiên và sự lao động của con người qua nhiều thế hệ để phục vụ cho việc lưu thông, vận tải hàng hoá và phục vụ việc tưới tiêu trong nông nghiệp.
Ngoài hệ thống sông lớn là sông Hậu và sông Tiền, An Giang còn 13 tuyến đường thuỷ do Trung ương quản lý với tổng chiều dài từ 373,5km, có thể đảm bảo lưu thông cho các phương tiện có tải trọng từ 100-5000 T; 35 tuyến đường thuỷ do tỉnh quản lý dài 591,2 km, chỉ thông thuyền chủ yếu từ 20-100 T và 489 tuyến do huyện, thị xã, phường quản lý dài 1.468 km.
Mạng lưới điện
Hệ thống điện được chú trọng phát triển. Hầu hết các huyện thị trong tỉnh đều được sử dụng điện, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân và phục vụ cho việc phát triển kinh tế trong tỉnh, không còn tình trạng cắt điện do thiếu điện. Tính đến năm 2011 tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95,4% so với tổng số hộ trong tỉnh. Tuy vậy, mạng lưới điện chưa được đầu tư đúng mức ở các vùng trong tỉnh, nhất là các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chủ yếu phát triển mạnh trong các
khu vực trung tâm của tỉnh. Vì vậy, cần phải có chính sách phát triển phù hợp nhằm phát triển một đồng đều giữa các vùng nhằm thõa mãn nhu cầu cho người dân, mọi người được sử dụng trong sinh hoạt và phục vụ cho phát triển sản xuất.
b. Công trình công cộng
Bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu điện được xây dựng ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Hệ thống viễn thông và Internet phủ khắp cả tỉnh, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng được nâng cao.
Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet phủ khắp tỉnh, với thông lượng cao, giá rẻ, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Mật độ điện thoại trên 34 máy/100 dân; mật độ thuê bao Internet là 20 thuê bao/100 dân. Mật độ thuê bao cố định và thuê bao trả sau đạt 34 thuê bao/100 dân.
Giáo dục đào tạo
Giáo dục đào tạo được tỉnh chú trọng về số lượng và chất lượng. Năm 2011 toàn tỉnh có 598 trường học, trong đó có 396 trưởng Tiểu học, 154 trung học cơ sở, 47 trung học phổ thông với 323.962 học sinh.
Chương trình phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiểu học được triển khai được quan tâm, tỷ lệ người biết đọc, biết viết đạt 95%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 5,8 %. Tuy giáo dục đào tạo trong thời gian qua được tỉnh quan tâm phát triển như là động lực phát triển trong tương lai, nhưng cơ sở vật chất trang bị cho các trường học chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Y tế
Số cơ sở y tế tỉnh ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt cho nhân dân. Năm 2011 có 185 số cơ sở y tế trong tỉnh (trong đó 18 bệnh viện, 11 phòng khám đa khoa khu vực, 156 trạm y tế xã, phường) với 4.700 giường bệnh. Số cán bộ ngành y tế được đào tạo chuyên nghiệp phục vụ tốt cho ngành có trình độ cao với 929 người bác sĩ đại học, trên đại học, 1.291 người y tá, 571 hộ sinh, 812 người ngành dược.
Hệ thống cơ sở y tế trong tỉnh còn nhiều thiếu về cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại cũng như trình độ chuyên môn chưa cao, nhất đội ngũ y, bác sĩ tình nguyện phục vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Văn hóa-thể thao
Nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các chương trình quốc gia, kỷ niệm các ngày lễ lớn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, tích cực lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong cán bộ, nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được nâng chất và tạo sự đồng thuận của nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống văn hoá cơ sở có bước phát triển nhất là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực này còn một số tồn tại: đời sống văn hóa ở khu vực miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc chưa được hỗ trợ phát triển mạnh. Cơ sở vật chất cho hưởng thụ văn hoá chất lượng cao còn thiếu nhiều.
2.2.3.3. Vốn đầu tư
Trong tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển 66.160 tỷ đồng để đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12% trong 5 năm 2006-2010, khả năng có thể cân đối được khoảng hơn 30.000 tỷ đồng gồm: vốn từ ngân sách do địa phương quản lý, vốn TW đầu tư trên địa bàn, vốn tín dụng đầu tư và vốn dân cư, về cơ bản dự tính tương đối chắc chắn từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua. Còn lại khoảng hơn 35.000 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển là phần vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Do vậy, các giải pháp huy động vốn đầu tư mặc nhiên trở thành điểm quyết định của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống biện pháp huy động vốn một cách rất tích cực và tập trung, tạo ra sự “bùng nổ” trong đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, nhiều giải pháp để huy động vốn từ mọi nguồn khác nhau nhằm huy động mức vốn còn lại phải được xác định như một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Dự kiến
các hướng huy động có thể là: Vốn từ Trung Ương, địa phương, các doanh nghiệp,vốn nước ngoài.
2.2.3.4. Đường lối chính sách phát triển kinh tế
Chính sách đất đai
Chính sách về việc sử dụng đất luôn được quan tâm do phải có những yêu cầu sửa đổi phù hợp với từng thời kỳ, đáp ứng được quá trình phát triển của đất nước, cũng như từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ được ban hành trong Luật đất đai. Quy hoạch tổng thể về sử dụng đất và đưa ra các phương án xây dựng tổng thể KT-XH của tỉnh trong từng giai đoạn.
Để vần đề sử dụng đất đạt được hiệu quả cao thì cần phải giao đất cho các tố chức, cá nhân, hộ gia đình nhằm ổn định lâu dài và tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất.
Khai thác và sử dụng tài nguyên đất một cách tiết kiệm nhằm phát triển quỹ đất một cách bền vững.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần
Phát huy các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới, không ngừng hòa thiện cơ chế quản lý tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế có thể phát huy hiệu quả hoạt động. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, đồng thời tiến hành cải các phù hợp với tứng hoàn cảnh nhưng theo định hướng do Nhà nước ban hành.
Mở rộng thị trường
Yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm là thị trường, mọi giá trị của sản phẩm được sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bởi vậy, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phầm là quá trình của sản xuất kinh doanh. Cần ban hành các chính sách, tạo cân bằng giữa cung và cầu, đảm bảo việc sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm được song hành và phát triển. Đưa ra các chính sách mở rộng thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước,
nhưng vẫn chú trọng thị trường truyền thống và ngày càng nâng cao khả nâng để tiến đến chiếm lĩnh thị trường này.
Huy động nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng. Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe cộng đồng, hạn chế tính trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đảm bảo điều kiện giải trí, sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Để nguồn nhân lực phục vụ tốt cho việc phát triển KT-XH thì phải nâng cao trí lực và thể lực, chính sách hỗ trợ và bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện cho họ có thể phát huy năng lực. Nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho lao động, gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Có như vậy, KT-XH mới phát triển lâu dài khi nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức.
Khoa học công nghệ
Trong những năm qua, khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của An Giang, như đã góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản, cũng như bảo vệ môi