Đánh giá chung

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 59)

Trong quá trình CDCCKT trong thời kỳ 2002-2011 tỉnh đã dựa vào các lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và KT-XH khai thác để phát triển kinh tế tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH. Bên cạnh thuận lợi thì cũng có những khó khăn còn tồn tại. Vì vậy, để quá trình CDCCKT đạt được hiệu quả cao, khai thác tối đa các lợi thế thì tỉnh cần phải có các chính sách nhằm đựa ra các giải pháp khả thi nhằm khắc phục khó khăn.

2.2.4.1. Những thuận lợi

- Vị trí địa lý: An giang là một trong những tỉnh có vị trí thuận lợi trong vùng ĐBSCL, và khu vực Đông Nam Á. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế trong tỉnh.

- Khí hậu: Cùng như ĐBSCL, An Giang có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nền nhiệt cao quanh năm, ít có bão, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động kinh tế được diễn ra xuyên suốt trong năm.

- Đất đai: Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là thuộc nhóm đất phù sa chiếm 52,3 % diện tích và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Sinh vật: An Giang có hơn 100 loài thực vật, động sinh sống, trong đó có các loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao, và là nguồn GEN để bảo tồn.

- Dân cư-lao động: Tỉ lệ gia tăng dân số giảm, số lao động trong độ tuổi lao động lớn là lực lượng lao động dồi dào phục vụ cho phát triển KT-XH.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, nước….ngày được quan tâm và hoàn thiện. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc nối An Giang-Cần Thơ-Sóc Trăng nhằm giúp cho việc lưu thông hàng hóa được thông suốt.

- Đường lối chính sách: Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã đề ra các chính sách thích hợp trong việc đưa ra các phương hướng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, nâng cao chất lượng cạnh tranh, áp dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật cộng nghệ vào sản xuất và quản lý nhằm mục đích tạo điều kiện CDCCKT theo hướng CNH-HĐH.

2.2.4.2. Những khó khăn

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khí hậu trong tỉnh cũng chịu ảnh hưởng do thiên tai, tình trạng xâm thực mạnh và thiếu nước ngọt trong mùa nắng ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Cho nên, Ủy ban tỉnh cần phải nghiên cứu và chọn lựa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp và xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp với điều kiện trong tỉnh.

- Quỹ đất không còn nhiều, dân số đông khó khăn cho việc xây dựng nhà ở, y tế, tạo việc làm cho người dân. Tình trạng thất nghiệp sẽ có chiều hướng gia tăng nhanh nếu tỉnh không kịp thời có những chương trình cụ thể để tạo việc làm cho lao động dư thừa.

- Dân cư và lao động- Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở: Tay nghề lao động trong tỉnh thấp và cơ sở hạ tầng chưa phát triển... Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế An Giang chưa có được sự bứt phá mạnh mẽ, đồng thời rất khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

- Khoáng sản: khai thác quá mức làm cho trữ lượng ngày càng giảm, cần phải tình toàn kỹ và khai thác một cách hợp lý, tiết kiệm. Cần nghiên cứu các phương án

bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác.

- Đường lối chính sách: Chính sách phát triển về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài, tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình CNH-HĐH của tỉnh.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)