2.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và năng suất lao động theo ngành
a. Chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và năng suất lao động của các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu GDP
Dựa vào bảng 2.6 thể hiện kết quả tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GDP theo nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp tỉnh An Giang thời kỳ 2002-2011 có sự chuyển dịch rõ rệt trong 9 năm qua theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của nhóm ngành phi nông nghiệp. Năm 2011 tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp giảm 4,8% so với năm 2002, trung bình mỗi năm giảm 0,6%/năm, từ 40,0% (năm 2002) giảm xuống 39,6% (năm 2008) sau đó giảm xuống 33,7% (năm 2011), nhóm ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn đạt 66,3% năm 2011 so với 60,0% năm 2002, tăng 4,8%.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt khá cao, bình quân đạt 10,3%, các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp lần lượt đạt 5,0% và 13,0%. Vì tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp thấp hơn sơ với nhóm ngành phi nông nghiệp, cho nên cơ cấu của nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn phi nông nghiệp. Năm 2002 tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp chiếm 40,0% đến năm 2011 chiếm 33,7%, giảm 6,3%, nhóm ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng
nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn từ 60,0% năm 2002 đến 66,3% năm 2011, tăng 6,3%. Quá trình chuyển dịch này của tỉnh An Giang đang có chiều hướng tích cực, nhóm ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh, khẳng định sự phát triển của tỉnh về việc chú trọng các ngành đạt hiệu quả kinh tế cao, tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.
Nguyên nhân của sự chuyển dịch từ nhóm ngành nông nghiệp sang nhóm ngành phi nông nghiệp là do chính sách chuyển đổi của tỉnh, chú trọng phát triển các ngành trong các nhóm ngành phi nông nghiệp như công nghiệp chế biến, các hoạt động trong dịch vụ công cộng như tín dụng ngân hàng, du lịch…Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn được tỉnh chú trọng đầu tư do An Giang là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Hàng năm, các sản phẩm nông nghiệp không những đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh mà còn trao đổi hàng hóa sang các vùng lân cận cũng như phục vụ cho xuất khẩu (như thủy sản, nông sản).
Bảng 2.6. GDP, cơ cấu GDP (giá thực tế) và tăng trưởng (giá so sánh)
GDP ở An Giang theo nông nghiệp và phi nông nghiệp 2002-2011
Nguồn: Cục Thống kê An Giang, Niên giám thống kê 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả
Chỉ tiêu ĐVT Năm Bình quân
2002 2005 2008 2011 2003- 2011 2003- 2007 2008- 2011 GDP (GTT) Tỷ đồng 11750 18648 36360 58852 34764 24062 60621 NN Tỷ đồng 4696 7173 14026 19854 12491 8856 21501 Phi NN Tỷ đồng 7054 11475 22334 38998 22273 15206 39120 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 100 NN % 40,0 38,5 39,6 33,7 35,9 36,8 35,5 Phi NN % 60,0 61,5 61,4 66,3 64,1 63,2 64,5 GDP (GSS) Tỷ đồng 7813 10373 14421 18710 14741 13137 21794 NN Tỷ đồng 3118 3657 4242 4575 5039 4447 7507 Phi NN Tỷ đồng 4695 6716 10179 14135 9702 8690 14287 Tăng trưởng (1) % 10,6 9,1 12,3 11,1 10,3 10,8 9,1 NN % 12,9 5,1 9,0 3,7 5,0 5,0 2,6 Phi NN % 10,7 11,4 13,8 13,6 13,0 13,9 11,6
* Ghi chú: (1) Năm sau so với năm trước; NN: nông nghiệp
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng (giá so sánh) của nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp 2002-2011
- Chuyển dịch cơ cấu lao động, năng suất lao động
Để đánh giá sự phát triển kinh tế của một tỉnh hay 1 quốc gia thì phải dựa trên nhiều nhân tố, một trong những nhân tố quan trọng là cơ cấu nguồn lao động xã hội. Đó là chỉ tiêu phản ánh thực mức độ thành công về kinh tế lẫn xã hội, trong đó năng suất lao động là mục tiêu cuối cùng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dựa vào bảng 2.7 cho thấy thời kỳ 2002-2011 có sự chênh lệch rất lớn giữa lao động trong nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mặc dù GDP của nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ đạt 33,7% năm 2011 nhưng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn và giảm dần theo từng năm từ 73,3% năm 2002 xuống 43,0% năm 2011, giảm 30,3%. Ngược lại tỷ trọng của nhóm ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng từ 26,7% (năm 2002) đến 57,0% (năm 2011). Điều này chứng tỏ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang theo hướng tích cực của quá trình CNH-HĐH.
Năng suất lao động của nhóm ngành nông nghiệp đạt 6,2 triệu đồng/người (năm 2002) tăng lên 29,2 triệu đồng/người (năm 2011). Trong khi năng suất lao động của nhóm ngành phi nông nghiệp tăng nhanh và ổn định từ 25,7 triệu đồng/người tăng lên 75 triệu đồng/người năm 2011, tăng gấp 2,9 lần năm 2002 và gấp 2,6 lần các nhóm ngành nông nghiệp. Nhìn chung, năng suất lao động bình quân của nhóm nông nghiệp tăng khá cao, tương đối tốt so với nông nghiệp của các tỉnh khác trong vùng, tuy chưa đáp ứng được sự phát triển tương xứng với tỉnh.
Hiện nay, ngành phi nông nghiệp chiếm 57,0% cơ cấu lao động và 66,3% GDP của tỉnh An Giang, còn khoảng cách xa so với chỉ tiêu đánh giá quốc gia phát triển thì tỷ lệ phi nông nghiệp chiếm khoảng 85,0% lao động xã hội và GDP chiếm khoảng 80,0% .
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã và đang trong qua trình thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra thế và lực đủ mạnh nhằm phát triển bền vững và lâu dài.
Bảng 2.7. Lao động, cơ cấu lao động và năng suất lao động phân theo nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp 2002-2011
Nguồn: Cục thống kê An Giang, Niên giám thống kê 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả
Chỉ tiêu ĐV Năm 2002 2005 2008 2011 Lao động Người 1.026.607 1.185.974 1.189.572 1.193.870 NN Người 752321 762294 708911 680506 Phi NN Người 274286 266725 472661 513364 Cơ cấu % 100 100 100 100 NN % 73,3 60,3 59,6 43,0 Phi NN % 26,7 39,7 40,4 57,0
NSLĐBQ Triệu đồng/người 11,4 17,1 30,8 49,3
NN Triệu đồng/người 6,2 9,4 20,3 29,2
* Ghi chú: NSLĐBQ: Năng suất lao động bình quân, NN:Nông nghiệp
b. Chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và năng suất lao động của các nhóm ngành sản xuất vật chất và nhóm ngành dịch vụ
- Chuyển dịch cơ cấu GDP
Dựa vào bảng 2.8 xét về cơ cấu GDP cho thấy: Nhóm ngành sản xuất vật chất giảm nhẹ qua từng giai đoạn, từ 49,2% giai đoạn 2003-2007 và 47,6% giai đoạn 2008-2011. Trong khi ngành dịch vụ tăng bình quân thời kỳ 2002-2011 và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, thời kỳ đầu đạt 50,8%, thời kỳ sau đạt 52,4%.
Các nhóm ngành sản xuất vật chất và ngành dịch vụ về tổng sản phẩm GDP (giá thực tế) liên tục tăng lên trong thời kỳ này. Ngành dịch vụ có tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do An Giang là tỉnh có thế mạnh về ngành dịch vụ, nhất là ngành du lịch đóng góp rất lớn vào GDP của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,3%, trong đó nhóm ngành sản xuất vật chất đạt 7,4%, ngành dịch vụ 13,1%. Tăng trưởng của nhóm ngành sản xuất vật chất ngày càng giảm từ 10,5% năm 2002 giảm xuống 7,3% năm 2011, giảm 3,2%. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tăng, chiếm 14,0% năm 2011 so với 10,6% năm 2002.
Sở dĩ, tốc độ độ tăng trưởng GDP tăng nhanh và cơ cấu GDP ngày càng chiếm tỷ trọng cao là do tỉnh đã ban hành các chính sách trong phát triển các ngành trong dịch vụ, nhất là thế mạnh về ngành du lịch. An Giang là tỉnh có thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cùng với nguồn nhân lực dồi dào góp phần vào việc tạo ra tổng sản phẩm GDP lớn trong ngành dịch vụ.
Bảng 2.8. GDP, cơ cấu GDP (giá thực tế) và tăng trưởng GDP (giá so
sánh) tỉnh An Giang phân theo ngành sản xuất vật chất và dịch vụ 2002-2011
Nguồn: Cục Thống kê An Giang, Niên giám thống kê 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả
* Ghi chú: (1): Năm sau so với năm trước; SX: Sản xuất
- Chuyển dịch cơ cấu lao động và năng suất lao động
Cơ cấu lao động trong nhóm ngành sản xuất vật chất vẫn chiếm trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm dần, từ 69,3% năm 2011 so với 80,8% năm 2002, giảm 1,2 lần. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng dần trong giai đoạn này tương ứng từ 19,2% tăng lên 30,7%.
Nhìn chung, năng suất lao động của cả 2 nhóm ngành sản xuất vật chất và dịch vụ đều tăng theo từng năm. Nhưng ngành sản xuất vật chất có năng suất lao động của ngành dịch vụ chiếm ưu thế hơn và tăng nhanh trong thời kỳ này từ 28,4 triệu đồng/người (năm 2002) tăng lên 87,0 triệu đồng/người (năm 2011). Ngành dịch vụ
Chỉ tiêu ĐVT Năm Bình quân
2002 2005 2008 2011 2003- 2011 2003- 2007 2008- 2011 GDP (GTT) Tỷ đồng 11750 18648 36360 58852 34764 24062 60621 SX vật chất Tỷ đồng 6143 9460 18731 27011 16742 11841 28858 Dịch vụ Tỷ đồng 5607 9188 17629 31841 18022 12221 31763 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 100 SX vật chất % 52,3 50,8 51,6 45,9 48,2 49,2 47,6 Dịch vụ % 47,7 49,2 48,4 54,1 51,8 50,8 52,4 GDP (GSS) Tỷ đồng 7813 10373 14421 18710 14741 13137 21794 SX vật chất Tỷ đồng 4301 5321 6801 7991 7591 6615 11421 Dịch vụ Tỷ đồng 3512 5052 7620 10719 7150 6522 10373 Tăng trưởng (1) % 10,6 9,1 12,3 11,1 10,3 10,8 9,1 SX vật chất % 10,5 7,1 10,9 7,3 7,4 7,9 5,5 Dịch vụ % 10,6 11,1 13,6 14,0 13,1 13,9 12,0
từ 7,4 triệu đồng/người tăng đến 32,6 triệu đồng/người, thấp hơn năng suất lao động ngành dịch vụ 2,6 lần.
Bảng 2.9. Lao động, cơ cấu lao động và năng suất lao động tỉnh An Giang
2002-2011
Nguồn: Cục Thống kê An Giang, Niên giám thống kê 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả
* Ghi chú: NSLĐ: Năng suất lao động; SX: Sản xuất
c. Chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và năng suất lao động của 3 nhóm ngành (KV): Nhóm ngành nông, lâm và thủy sản (KVI); nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (KVII) và nhóm ngành dịch vụ (KVIII)
- Chuyển dịch cơ cấu GDP
Xét theo từng giai đoạn thì ngoại trừ KVI có sự giảm sút ở giai đoạn 2008- 2011, KVII và KVIII tăng trưởng giai đoạn đầu nhưng giảm ở giai đoạn sau. Trong giai đoạn đầu thì KVII và KVIII tăng trưởng tương ứng là 14,0% và 19,0%, sau đó giảm ở giai đoạn sau là 10,1% và 12,0%. Nguyên nhân là do sự ổn định nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 1997, cùng với việc ban hành các chính sách phù hợp với xu thế hội nhập nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu vực này tăng nhanh, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật đáp ứng được sự phát
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2002 2005 2008 2011 Lao động Người 1.026.607 1.185.974 1.189.572 1.193.870 SX Vật chất Người 829007 944837 837537 827770 Dịch vụ Người 197600 241137 352035 366100 Cơ cấu % 100 100 100 100 SX Vật chất % 80,8 79,7 70,4 69,3 Dịch vụ % 19,2 20,3 29,6 30,7 NSLĐ bình quân
Triệu đồng/người 11,4 17,1 30,8 49,3
SX Vật chất Triệu đồng/người 7,4 11,1 22,3 32,6
triển của các ngành kinh tế trong tỉnh. Cho nên, GDP của hai khu vực này tăng nhanh hơn.
Tốc độ tăng trưởng KVI chậm hơn KVII, KVIII, vì vậy cơ cấu GDP của KVI chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và ngày càng giảm dần trong nội bộ khu vực. Tỷ trọng KVI giảm 6,3% trong 9 năm, từ 40,0% giảm xuống 33,7%. Cơ cấu GDP KVIII tăng nhanh trong thời kỳ này tương ứng là 47,7% và 54,1%. KVII giảm nhẹ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở An Giang tương đối ổn định, được thể hiện trên biểu đồ 2.3. Tỷ trọng của ngành dịch vụ ngày càng cao do các dịch vụ chăm sóc người dân được đáp ứng, nhu cầu hưởng thụ của người dân được nâng cao, ngành du lịch được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển, hệ thống giao thông được cải thiện…góp phần vào gia tăng giá trị GDP cho tỉnh.
Bảng 2.10. GDP, cơ cấu GDP (giá thực tế) và tăng trưởng GDP (giá so
sánh) ở An Giang phân theo 3 khu vực kinh tế 2002-2011
Chỉ tiêu Đơn vị Năm Bình quân
2002 2005 2008 2011 2003- 2011 2003- 2007 2008- 2011 GDP (GTT) Tỷ đồng 11750 18648 36360 58851 34764 24062 60621 Khu vực I Tỷ đồng 4696 7173 14384 19854 12491 8856 2150 Khu vực II Tỷ đồng 1447 2289 4347 7157 4251 2985 7357 Khu vực III Tỷ đồng 5607 9188 17629 31841 18022 12221 31763 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I % 40,0 38,5 38,5 33,7 35,9 39,6 3,5 Khu vực II % 12,3 12,3 12,3 12,2 12,2 12,0 12,1 Khu vực III % 47,7 49,2 49,2 54,1 51,9 51,6 52,4 GDP (GSS 1994) Tỷ đồng 7813 10373 14421 18710 14741 13137 21794 Khu vực I Tỷ đồng 3118 3657 4242 4261 5039 4447 7507 Khu vực II Tỷ đồng 1183 1664 2559 3636 2552 2168 3914 Khu vực III Tỷ đồng 3511 5052 7620 10529 7150 6522 10372 Tăng trưởng GDP (1 ) %/năm 10,6 9,1 12,3 11,1 10,3 10,8 9,1 Khu vực I %/năm 12,9 5,1 9,0 3,7 5,0 5,0 2,6 Khu vực II %/năm 13,8 12,5 14,3 12,4 13,0 14,0 10,1
Khu vực III %/năm 10,6 11,1 13,6 14,0 15,0 19,0 12,0
Nguồn: Cục Thống kê An Giang, Niên giám thống kê An Giang 2002, 2008, 2011 và tính toán của tác giả.
*Ghi chú: Năm sau so với năm trước; GSS: Giá so sánh; GTT: Giá thực tế
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu GDP tỉnh An Giang phân theo khu vực kinh tế 2002-
2011
Trong thời kỳ 2002-2011 tốc độ tăng trưởng KVI chậm và thấp so với KVII, KVIII. Mặc dù vậy, cơ cấu GDP của tỉnh cũng có sự chuyển dịch rõ nét:
KVI: Năm 2002 cơ cấu GDP là 40,0% đến năm 2011 giảm xuống đến 33,7%. Như vậy trong vòng 9 năm giảm 6,3%.
KVII: Năm 2002 chiếm 12,3% trong cơ cấu GDP, sau đó giảm 12,2% năm 2011. Trong vòng 9 năm cơ cấu GDP ở KVII giảm 0,1%.
KVIII: là khu vực chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP. Năm 2002 là 47,7% trong cơ cấu GDP, đến 2011 chiếm 54,1%. Chỉ trong 9 năm KVIII đã tăng đến 6,4%.
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP ở An Giang là giảm tỷ trọng của KVI, KVII, tăng tỷ trọng KVIII. Điều này phù hợp với quá trình CNH-HĐH trong tỉnh như điều kiện hiện tại. KVIII có tỷ trọng cao nhất trong cả 3 khu vực là 54,1% năm 2011 nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực phát triển của tỉnh. Vì vậy, tỉnh cần phải phát huy mọi tiềm lực là thế mạnh nhằm phát triển một cách hợp lý và bền vững.
- Chuyển dịch trong cơ cấu lao động, năng suất lao động
Song song cùng với sự chuyển dịch trong cơ cấu GDP, cơ cấu lao động cũng có xu hướng sự chuyển dịch như sau:
Lao động trong KVI có tỷ trọng giảm dần từ 73,3% (năm 2002) xuống còn 57,0% (năm 2011), giảm đến 16,3%. Nhưng đây vẫn là khu vực có tỷ trọng lao động cao trong nội bộ 3 khu vực.
Lao động trong khu vực II là khu vực có tỷ trọng tăng nhẹ với 12,3% năm 2011 so với 7,5% năm 2002. Chủ yếu là khu vực III tỷ trọng của ngành có sự tăng nhanh và liên tục trong 9 năm từ 19,2% năm 2002 đến 30,7% 2011, tăng đến 11,5%. Lao động trong khu vực dịch vụ chủ yếu hoạt động trong các ngành sửa chữa máy móc, thiết bị, khách sạn nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, còn các ngành đòi hỏi nhiều chất xám rất là hạn chế. Sở dĩ, lao động tăng ở KVII và KVIII là do sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang và quá trình thu hút nguồn lao động ở các tỉnh trong vùng do chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với đường lối đổi mới của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Năng suất lao động bình quân trong nội bộ từng khu vực đều tăng. Trong đó,