Một số chỉ tiêu cơ bản để xem xét và đánh giá cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Trong nghiên cứu hay đánh giá cơ cấu kinh tế quốc dân, rất cần có chỉ tiêu đánh giá. Về chỉ tiêu để đánh giá cơ cấu kinh tế, cố rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau để xem xét cơ cấu kinh tế: Chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu giá trị sản xuất và chỉ tiêu về trang bị kỹ thuật.

Tuy nhiên, đối với các quốc gia mới chuyển sang cơ chế thị trường như nước ta, lực lượng sản xuất còn thấp kém và năng suất lao động chưa cao, với chính sách kinh tế mở, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, cần xem xét thêm cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu tỷ trọng giá trị tổng sản lượng trong nội bộ từng ngành.

Trong các chỉ tiêu nêu trên, quan trọng là tỉ lệ người lao động giữa các ngành, các khu vực kinh tế. Nhất là tỉ lệ người lao động trong nông nghiệp so với các ngành nghề khác và cơ cấu các khu vực, các ngành kinh tế quan trọng, các thành phần và vùng kinh tế GDP. Các số liệu thống kê kinh tế thế giới đều cho thấy rằng các chỉ tiêu trên là rất khác nhau giữa các nhóm nước. Ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, số người lao động trong KVI là rất thấp, tỉ lệ KVI trong GDP là không đáng kể, KVII và KVIII luôn chiếm tỷ trọng cao và có vị trí quan trọng trong

cơ cấu GDP. Trái lại, những nước đang phát triển có nền kinh tế lạc hậu thì tỉ lệ lao động trong KVI khá cao, KVII là thấp. Tuy nhiên KVIII đang dần chiếm vị trí quan trọng trong CCKTtheo xu thế toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)