Một số giải pháp

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 60)

Sở dĩ quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng bị xâm hại hằng ngày với chiều hướng ngày càng diễn biến phức tạp là do ở Việt Nam pháp luật trong lĩnh vực này còn quá mới mẻ, các biện pháp quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ những bất cập nêu trên có thể nêu ra một số giải pháp như sau:

Để người tiêu dùng không còn tâm lý ngại va chạm, e ngại các thủ tục rườm rà, phức tạp, tốn kém trong khi tiến hành khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị vi phạm quyền lợi chúng ta cần có những công cụ đặc biệt, giải quyết vấn đề một cách

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 61 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

nhanh gọn, ít tốn kém mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn. Giải pháp ở đây là xây dựng các quy trình khởi kiện cho người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn.

Thủ tục rút gọn được ghi nhận tại dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng thực ra chỉ là một thủ tục Tố tụng dân sự truyền thống được giản lược: vẫn tòa án ấy, với các thẩm phán và bộ máy giúp việc ấy, thao tác như đã quen…; nguyên đơn không cần nộp tạm ứng án phí, nhưng không được miễn, nghĩa là mối đe dọa phải trả tiền án phí thua kiện vẫn treo lơ lửng. Ở các nước thủ tục rút gọn trong chế độ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng có thểđược tiến hành tại một định chế tài phán đặc biệt, độc lập với tòa án thông thường, được lập ra để chuyên làm việc đó. Việc xét xử phải tuân thủ các nguyên tắt đơn giản, nhanh chóng và nhất là hoàn toàn miễn phí22. Vậy nên chăng dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng của chúng ta nên xây dựng theo hướng này?

Tuy nhiên, việc giả quyết quyền lợi cho người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn chỉ thích hợp trong những trường hợp cá biệt, bởi với những vụ mang tính chất phổ biến, người bị thiệt hại là số đông thì nên tiến hành theo một vụ kiện chung nhằm tránh lãng phí. Khi đó Hội bảo vệ người tiêu dùng sẽđóng vai trò đại diện cho cộng đồng người tiêu dùng trong vụ kiện chung này. Hơn thế nữa chúng ta cần trao cho Hội bảo vệ người tiêu dùng 2 loại quyền khởi kiện: thứ nhất là khởi kiện vì lợi ích tập thể của người tiêu dùng và thứ hai là khởi kiện vì lợi ích cá nhân của nhiều người tiêu dùng. Như thế việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ hiệu quả hơn và sẽ có tính răn đe hơn đối với những doanh nghiệp làm ăn gian dối, buột họ phải sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, dự thảo chỉ ghi nhận loại quyền thứ hai của Hội là khởi kiện vì lợi ích cá nhân của nhiều người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, dự luật quy định Hội có quyền đại diện khởi kiện khi có sự ủy thác của người tiêu dùng nhưng điều kiện ràng buộc là phải có ít nhất là 100 người ủy thác, trong khi đó ở các nước chỉ cần 2 người trở lên là họ có thể tiến hành khởi kiện. Vậy điều kiện ràng buộc của dự luật bộc lộ nhiều bất cập vì việc tập hợp đủ được sự ủy thác của 100 người tiêu dùng có vẻ không phù hợp với thực tế và không hiệu quả.

Nên trao cho Hội bảo vệ người tiêu dùng quyền khởi kiện khi các nhà sản xuất kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên quy mô lớn mà không cần có sự ủy quyền của người tiêu dùng, số tiền thắng kiện sẽ phục vụ cho hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, xây dựng quỹ khởi kiện tập thể. Đồng thời cần bổ sung quyền khởi kiện của người tiêu dùng theo hướng người tiêu dùng có thể kiện bất cứ ai trong chuỗi phân phối sản phẩm để tránh tình trạng người tiêu dùng muốn khởi kiện nhưng lại lúng túng không biết kiện ai.

22

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 62 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

Xây dựng chếđộ trách nhiệm chặt chẽđối với nhà sản xuất, kinh doanh theo hướng không buột người tiêu dùng phải chứng minh thiệt hại của mình là do sản phẩm đó gây ra mà chỉ cần xác định sản phẩm đó thật sự không đảm bảo chất lượng, có khả năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và người tiêu dùng đã mua và sử dụng hàng hóa đó.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ thực chất là làm cho chất lượng hàng hóa, dịch vụđưa đến tay người tiêu dùng được đảm bảo đúng như giá trị của nó, chống lại thủ đoạn lừa dối khách của một số nhà sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Cần có biện pháp để tăng cường công tác quản lý như: tăng thêm quyền cho các tổ chức tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, các cơ quan thanh tra, giám sát, quản lý thị trường. Tăng cường hoạt động, giám sát những nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, phạt nặng những trường hợp vi phạm, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của sản phẩm theo hướng áp dụng chếđộ trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt đối với nhà sản xuất kinh doanh.

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục tiêu dùng giúp cho mỗi người tiêu dùng ý thức được vai trò của mình trong xã hội, sức mạnh của người tiêu dùng trên thị trường, giúp người tiêu dùng hiểu rõ và ý thức được quyền của mình để họ có thể mạnh dạn đi kiện khi bị thiệt hại về tài sản, sức khỏa, tính mạng do dùng phải những hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo điều kiện về chất lượng của các nhà sản xuất kinh doanh. Bằng cách này, người tiêu dùng góp phần áp đặt chếđộ trách nhiệm nghiêm ngặt, gây sức ép buộc các nhà sản xuất không dám làm ẩu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phải có ý thức tự bảo vệ mình, phải có kỹ năng tiêu dùng nhất định đừng đợi đến khi có thiệt hại xảy ra rồi mới đi kiện.

Xây dựng quy trình khiếu nại rõ ràng cụ thể, đơn giản và thuận tiện để người tiêu dùng có thể dễ dàng khiếu nại khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Bên cạnh đó, cần ấn định thời hạn cụ thểđể nhà sản xuất, kinh doanh, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng giải quyết khiếu nại kịp thời cho người tiêu dùng tránh tình trạng người tiêu dùng phải dài cổ chờ giải quyết khiếu nại trong khi nhà sản xuất, kinh doanh lại hẹn lần hện lựa, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng đã bước đầu ghi nhận vấn đề này, nếu quy định này được thông qua giúp người tiêu dùng thuận lợi hơn trong việc khiếu nại, giải tỏa tâm lý ngại tốn thời gian, giúp người tiêu dùng mạnh dạn hơn trong việc khiếu nại.

Cần xây dựng chế tài xử phạt thật nặng để nhà sản xuất, kinh doanh phải cung cấp sản phẩm an toàn.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 63 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

KT LUN

Tóm lại, pháp luật về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đang từng bước được thiết lập và hoàn thiện. Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập về công tác thực thi và giải quyết quyền lợi cho người tiêu dùng khi họ bị thiệt hại do hành vi làm ăn gian dối của nhà sản xuất, kinh doanh. Nên rất nhiều trường hợp người tiêu dùng bị thiệt hại nhưng việc khiếu nại, khiếu kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là rất ít xảy ra. Thực tế cho thấy, có những vụ việc nhà sản xuất, kinh doanh gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng ở quy mô lớn nhưng hầu như các vụ vi phạm này chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện sai phạm của nhà sản xuất, kinh doanh mà chưa có biện pháp xử lý triệt để, quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được đảm bảo, việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là rất hiếm xảy ra. Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại theo đuổi các vụ kiện, mà nếu người tiêu dùng có theo đuổi vụ kiện đòi quyền lợi này thì xem ra đây là cuộc chiến không cân sức giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh bởi các quy định về cơ chế khiếu nại, khiếu kiện còn mang tình chung chung chưa rõ ràng, cụ thể, hơn nữa chếđộ trách nhiệm đối với nhà sản xuất, kinh doanh còn khá dễ dãi.

Trong giai đoạn hiện nay, người tiêu dùng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, họ được gọi bằng những danh xưng mỹ miều như “thượng đế”…Tuy nhiên, quyền lợi của “thượng đế” ngày càng bị xâm phạm một cách phổ biến và họ chính là đối tượng phải gánh chịu những thiệt hại do sự hám lợi của nhà sản xuất, kinh doanh.

Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, chúng ta cần gấp rút hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xây dựng cơ chế khiếu nại, khởi kiện hiệu quả, đồng thời áp dụng chếđộ trách nhiệm nghiêm khắc đối với nhà sản xuất, kinh doanh. Đây là giải pháp tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng trước những doanh nghiệp làm ăn “chụp giật”, giúp họ tránh khỏi những thiệt hại có thể phát sinh và khắc phục những thiệt hại đã xảy ra.

Hiện nay, Luật bảo vệ người tiêu dùng đang được gấp rút soạn thảo và dự kiến sẽ thông qua trong năm 2010. Hy vọng, khi Luật bảo vệ người tiêu dùng ra đời chúng ta sẽ có trong tay một công cụ pháp lý vững chắc để bảo vệ người tiêu dùng, bên cạnh đó người tiêu dùng sẽ có một cơ chế khiếu nại, khởi kiện hiệu quả khi yêu cầu nhà sản xuất, kinh doanh bồi thường thiệt hại cho mình, đồng thời giáo dục nhà sản xuất, kinh doanh phải thận trọng hơn trong vấn đềđảm bảo chất lượng hàng hóa.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 64 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

٭Danh mục văn bản: – Hiến pháp 1946. – Hiến pháp 1959. – Hiến pháp 1980. – Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). – Bộ luật dân sự 1995. – Bộ luật dân sự 2005. – Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007. – Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng.

– Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH ngày 27 tháng 4 năm 1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Nghịđịnh số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

٭Danh mục sách, báo, tạp chí:

Sách:

– Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Viêt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1998. – Bộ thương mại, Cục quản lý cạnh tranh, Hỏi – đáp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2007.

– LG Bá Linh, Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhà xuất bản Tư pháp, năm 2005.

– LG Hoàng Châu Giang, 110 câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệt hại, nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2006.

– PGS.Ts Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 tập 2, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009.

– TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

– TS Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, năm 2004.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 65 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

– TS Phan Trung Hiền, Ths Diệp Thành Nguyên, Giáo trình pháp luật đại cương, năm 2008.

Tạp chí:

– Ths Chu Đức Nhuận, Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (124), năm 2008.

– TS Dương Thanh Mai, Tổng thuật hội thảo Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, tạp chí Thông tin khoa học pháp lý, số 4&5, năm 2007.

– PGS.TS Đinh Ngọc Vượng, Bảo vệ quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9 (125), năm 2008.

– Nguyễn Thị Ngọc Anh, Gian nan chuyện thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11, năm 2007.

– TS Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Luật học, số 12, năm 2008.

– Phạm Thế Dân, Một số vấn đề về lỗi trong luật dân sự, tạp chí bảo hiểm, số 4, năm 2001. *Trang tin điện tử: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/10/14/0766/ http://www.sbmf.vn/forum/archive/index.php/t-1115.htlm http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/san-xuat- 360/khai_niem_va_vai_tro_cua_chat_luong_san_pham/ http://www.sgtt.com.vn/detail23.aspx?newsid=55962&fld=HTMG/2009/0823/5596 2 http://vneconomy.vn/20100417124325252POC9920/to-chuc-bao-ve-quyen-loi- nguoi-tieu-dung-duoc-khoi-kien.htm http://vietbao.vn/suc-khoe/NTD-khoi-kien-DN-nuoc-tuong-doi-boi-thuong-30-ty- dong/70089184/248/ http://vovnews.vn/Home/Quyen-loi-nguoi-tieu-dung-dang-bi-xam-pham-nghiem- trong/20089/12588.vov

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 60)