Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hạ i

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 51)

Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự ( Điều 154 Bộ luật dân sự 2005).

Khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời , thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại không được quy định, đây là một lỗ trống của luật. Do đó, trong một thời gian khá dài các đương sự có thói quen yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của họ bất cứ khi nào họ muốn. Tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho Tòa án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Bởi vì, nếu vụ việc xảy ra đã lâu sẽ có nhiều bất cập trong việc xác minh chứng cứ do thời gian làm cho các nhân chứng, vật chứng không còn tồn tại.

Đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã khắc phục được nhược điểm này. Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ về khái niệm thời hiệu (Điều 154), thời hiệu khởi kiện hợp đồng dân sự (Điều 427), thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645) và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 607).

Cụ thể tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau “thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân chủ thể khác bị xâm phạm”.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 52 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

Như vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nói riêng đươc tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm và thời hạn này là hai năm . Nếu quá thời hạn này thì các chủ thể mất quyền khởi kiện.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/ NQ- HĐTP việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được tính như sau:

- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01- 2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiệ yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị xâm phạm.

- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005.

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định rõ thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự cụ thể tại Điều 161 như sau:

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

2. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

3. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình.

4. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

5. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 53 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

CHƯƠNG 3

THC TRNG VI PHM QUYN LI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MT S GII PHÁP

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 51)