Trường hợp giảm mức bồi thường

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 43)

Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005 Điều 605 Khoản 2 thì “người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Quy định này xuất phát từ truyền thống nhân đạo của nhân dân ta. Như vậy, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có thể được giảm mức bồi thường nếu thõa mãn hai yếu tố là:

- Vô ý gây thiệt hại.

- Thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Trách nhiệm chứng minh trong trường hợp này thuộc về cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nếu họ muốn được giảm mức bồi thường thì họ phải có tài liệu chứng cứ

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 44 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

chứng minh về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.

Vậy thế nào là “quá lớn” so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài? Khái niệm quá lớn không được quy định cụ thể bởi vì với cùng một thiệt hại đối với chủ thể này là rất lớn nhưng đối với chủ thể khác thì không hẳn. Do đó việc xác định như thế nào là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài sẽ do Tòa án quyết định dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách toàn diện điều kiện, hoàn cảnh, khả năng kinh tế của chủ thể gây thiệt hại. Tương tự trên cơ sở đó Tòa án sẽ quyết định mức giảm là bao nhiêu.

Tuy nhiên, trên thực tế quy định này rất khó áp dụng. Sẽ rất khó cho các thẩm phán trong việc đánh giá tình hình kinh tế của các đương sự do chưa có các quy định, các tiêu chí cụ thể. Vì vậy, thiết nghĩ để thuận lợi cho các thẩm phán trong việc xác định giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại các nhà làm luật cần quy định cụ thể về các tiêu chí xác định khả năng kinh tế của đương sự.

2.5.2 Trường hợp được thay đổi mức bồi thường.

Mặc dù các bên đã có thỏa thuận hoặc đã có quyết định, bản án của Tòa án thì mức bồi thường vẫn có thể thay đổi nếu nó “không còn phù hợp với thực tế”. Điều này được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2005 Điều 605 Khoản 3 “ khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiêt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường có thể là cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc người tiêu dùng khi xét thấy mức bồi thường không còn phù hơp với thực tế.

Mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế có thể là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó; hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người tiêu dùng cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó; hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh…Việc thay đổi mức bồi thường thông thường chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường nhiều lần theo định kỳ17

.

Thông thường trên thực tế, người gây thiệt hại thường yêu cầu giảm mức bồi thường, ngược lại, người bị thiệt hại thường yêu cầu tăng mức bồi thường. Tuy nhiên, việc tăng hay giảm mức bồi thường là do quyết định của Tòa án trên cơ sở phân tích đánh giá một cách toàn diện các điều kiện thực tế. Đây là nguyên tắc thật sự tiến bộ, khách

17 PGS.TS Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học bộ luật dân sự 2005 tập 2, nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, năm 2009, trang 707.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 45 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

quan và công bằng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nói riêng.

2.6 Các trường hợp nhà sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng không phải bồi thường thiệt hại. phải bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 28 Hiến Pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) “… Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”. Như vậy, bên cạnh người tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất cũng được nhà nước bảo hộ.

Bên cạnh những quy định bảo vệ người tiêu dùng, những trường hợp nhà sản xuất kinh doanh phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thì luật cũng quy định những trường hợp mà nhà sản xuất kinh doanh không phải bồi thường thiệt hại (trường hợp miễn trách). Quy định về các trường hợp miễn trách dựa trên cơ sở nguyên tắc của pháp luật dân sự là người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường khi thực hiện hành vi có lỗi gây ra thiệt hại cho người khác.

Theo đó, Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã quy định cụ thể những trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không phải bồi thường thiệt hại:

Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp: - Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng. Nghĩa là người bán hàng, người tiêu dùng biết hàng hóa đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn tiến hành mua bán, sử dụng. Vậy như thế nào là hạn sử dụng?

Đối với một số động sản hàng hóa như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, người sản xuất luôn khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng trong một thời hạn gọi là hạn dùng. Hết thời hạn đó, vật phải bị loại ra khỏi lưu thông, và người sử dụng vật hết hạn dùng phải tự mình gánh chịu hậu quả mà không được kiện cáo, người bán hàng đã hết hạn dùng, tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi, có thể bị chế tài hành chính hoặc hình sự18

. - Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện. Như vậy, khi hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện mà pháp luật quy định thì người tiêu dùng, người bán hàng sẽ không có quyền khởi kiện nữa, ngoại trừ trường hợp họ có lý do chính đáng. Và tất nhiên, nếu thời hiệu khiếu nại, khởi kiện người tiêu dùng, người bán hàng không có quyền khiếu nại, khởi kiện thì người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường.

- Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người tiêu dùng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại. Như vậy, trước khi những khuyết tật của hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đã có thông báo thu hồi

18 TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh, trang 150.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 46 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

hàng hóa đó đến người bán hàng, người tiêu dùng. Nếu người bán hàng đã nhận được thông báo thu hồi hàng hóa mà vẫn tiến hành bán hàng hóa cho người tiêu dùng thì chính người bán hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nếu có thiệt hại xảy ra. Ngược lại, trong trường hợp người tiêu dùng đã nhận được thông báo thu hồi nhưng vẫn sử dụng hàng hóa dẫn đến bị thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buột của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy trong trường hợp này ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường cho người bán hàng, người tiêu dùng khi có thiệt hại xảy ra? Cần có quy định cụ thể trong trường hợp này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng các quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Trình độ khoa học công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại. Như vậy, thử đặt trường hợp trên thế giới đã có một số bài viết khoa học của các nhà khoa học danh tiếng về việc sản phẩm được sản xuất theo quy trình như thế sẽ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Tất nhiên, ở Việt Nam chưa có một bài báo nào nói về vấn đề này cũng như những quy định của luật. Vậy nếu xảy ra tình huống nhà sản xuất Việt Nam sản xuất sản phẩm theo quy trình như thế thì liệu họ có phải chịu trách nhiệm bồi thuờng? Nên chăng chúng ta cần có những quy định về vấn đề này, bởi vì thông thường với một nhà sản xuất chuyên nghiệp thì việc theo dõi các thông tin khoa học, báo chí liên quan đến sản phẩm của mình là điều tất yếu, do đó việc biết được một thông tin khoa học về sản phẩm của mình là điều bình thường. Vậy câu hỏi đặt ra là họ đã biết, đã nghiên cứu qua các thông tin đó vậy tại sao vẫn tiến hành sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng. Trường hợp này vấn đề giải quyết quyền lợi người tiêu dùng bị thiệt hại sẽ giải quyết như thế nào?

- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng. Khi người bán hàng không đảm bảo chất lượng hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thì chính người bán hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng chứ không phải là người sản xuất, người nhâp khẩu.

- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng. Theo Bộ luật dân sự Điều 617 “nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Như vậy, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người bị thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, người gây thiệt hại không phải bồi thường. Đây là điều hoàn toàn hợp lý, bởi vì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bao gồm bốn yếu tố: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 47 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

vi trái pháp luật, có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại. Trong trường hợp này thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, do đó, người gây thiệt hại không có lỗi, không đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Trong trường hợp, người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ và bị thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại phát sinh đó là hoàn toàn do lỗi của họ thì họ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, hay nói cách khác cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh không có trách nhiệm phải bồi thường mà người tiêu dùng phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại đã xảy ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc công bằng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự bởi vì suy cho cùng cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh không có lỗi thì không có lý do gì buột họ phải bồi thường trong khi thiệt hại phát sinh là hoàn toàn do lỗi của người mua, người sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: A mua sản phẩm sữa cô gái Hà Lan về sử dụng, trên hộp sữa có ghi hạn sử dụng là 28/2/2010. Đến 10/3/2010 A dù biết sữa đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn dùng, kết quả là A bị ngộđộc thực phẩm phải vào bệnh viện. Trong trường hợp này A hoàn toàn là người có lỗi, biết sữa hết hạn sử dụng nhưng vẫn dùng, do đó A phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại đã xảy ra mà không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tương tự, người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp:

- Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng. - Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện.

- Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người tiêu dùng vẫn mua, vẫn sử dụng hàng hóa đó.

- Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trình độ khoa học công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại.

- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các trường hợp miễn trách nhiệm sản phẩm được quy định trong dự thảo luật bảo vệ người tiêu dùng còn được bổ sung thêm một số khoản khá cụ thể như sau:

- Khuyết tật của sản phẩm chưa phát sinh vào thời điểm sản phẩm được thương nhân đó đưa vào lưu thông. Trách nhiệm sản phẩm sẽđược chuyển giao cho thương nhân chiếm hữu sản phẩm tại thời điểm phát sinh khuyết tật.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 48 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

- Khuyết tật của nguyên vật liệu, phụ kiện hoặc bộ phận sản phẩm phát sinh do thương nhân kinh doanh nguyên vật liệu, phụ kiện hoặc bộ phận của sản phẩm tuân thủ thiết kế, hướng dẫn hoặc yêu cầu của thương nhân sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này trách nhiệm sẽ thuộc về thương nhân sản xuất sản phẩm, thương nhân kinh doanh nguyên vật liệu, phụ kiện hoặc bộ phận sản phẩm không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

- Thương nhân không đưa sản phẩm vào lưu thông hoặc việc cung cấp sản phẩm cho người khác không vì mục đích kinh doanh thương mại. Khi thương nhân sản xuất ra một sản phẩm nhưng có thể vì một lý do nào đó như sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm chẳng hạn nên không đưa sản phẩm vào lưu thông, hoặc thương nhân sản xuất ra sản phẩm nhưng việc cung cấp sản phẩm đó là không nhằm mục đích lợi nhuận thì khi đó có xảy ra thiệt hại thì họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định này hoàn toàn phù hợp và nó thể hiện sự công bằng trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

Ví dụ: Một công ty dược sản xuất ra sản phẩm thuốc trị bệnh, sản phẩm này vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm và chưa được đưa vào lưu thông. Công ty dược ký hợp đồng thử nghiệm thuốc với A, C là bạn A và đang bị chứng bệnh này. Sau khi biết A có sản phẩm này, C xin được sử dụng thuốc. Sau khi sử dụng bệnh của C không những không giảm mà còn gặp phải một số phản ứng phụ của thuốc làm cho sức khỏe của C ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu đi. Trong trường hợp này C không có quyền yêu cầu công ty dược bởi vì sản phẩm này vẫn chưa được đưa vào lưu thông.

2.7 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng. vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng.

Theo pháp lệnh 13/1999/PL- UBTVQH 10 bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trong đó:

*Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu bồi thường

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)