Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người tiêu dùng

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 28)

Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân…nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện. Bộ luật dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606 Bộ luật dân sự) mà không quy định về năng lực bồi thường của chủ thể khác. Vì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở năng lực hành vi dân sự và khả năng kinh tế của chủ thể. Cho nên, các chủ thể khác được coi là luôn luôn có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật dân sự quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.

* Cá nhân

Là con người cụ thể và đang sống. Cá nhân phải có hộ tịch rõ ràng, cho phép phân biệt được với cá nhân khác. Mọi cá nhân không nhất thiết đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau, dù tất cả cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân lệ thuộc vào kết quảđánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân đó9.

Theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 thì người từ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường, điều này xuất phát từ việc cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ luật dân sự 2005) do đó họ phải chịu trách nhiệm về hành vi bất hợp pháp của họ bằng tài sản của chính họ. Theo đó, trong mối quan hệ giữa cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng điều dĩ nhiên là cá nhân sản xuất kinh doanh phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Do đó, khi họ gây ra thiệt hại thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, hay nói cách khác họ phải chịu trách nhiệm về hành vi không đảm bảo chất lượng hàng hóa.

* Pháp nhân

Pháp nhân là một tổ chức tồn tại vì một mục đích nào đó. Pháp nhân phải có những yếu tố lý lịch cơ bản rõ ràng cho phép phân biệt với cá nhân các thành viên của nó và với

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 29 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

các pháp nhân khác. Pháp nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với mục đích tồn tại của mình10.

Theo Điều 84 Bộ luật dân sự 2005 một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

- Được thành lập hợp pháp. - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lâp.

Như vậy, trong mối quan hệ nghĩa vụ giữa tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, tổ chức sản xuất, kinh doanh là một pháp nhân sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một thương nhân. Và tất nhiên tổ chức sản xuất, kinh doanh sẽ có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ bảo đảm chất lượng hàng hóa

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 28)