Trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 25)

VI PHM QUYN LI NGƯỜI TIÊU DÙNG

2.1 Trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa của cá nhân, tổ chức, sản xuất, kinh doanh. kinh doanh.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 Điều 630 thì “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Như vậy, khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ các điều kiện vềđảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh. Một khi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng thì cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Vậy thế nào là sản phẩm, hàng hóa? Sản phẩm, hàng hóa như thế nào mới được gọi là đảm bảo chất lượng? Và một khi thiệt hại xảy ra cho người tiêu dùng thì những thiệt hại nào được bồi thường?

Theo Các Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thểđáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận7.

Theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì:

- Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.

- Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.

Khái niệm chất lượng sản phẩm hàng hóa là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính chất phức tạp đó nên có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

- Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.

- Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng8.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 26 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

Và theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Điều 3 khoản 5 thì: Chất lượng sản phẩm hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Như vậy, một khi cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ không đảm bảo các điều kiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và để cho thiệt hại xảy ra, thì các thiệt hại phải bồi thường cho người tiêu dùng không chỉ là thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, mà còn là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng hàng hóa, tài sản và chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại (Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa Chương V Mục II Điều 60). Và theo nguyên tắc chung thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là người tiêu dùng cụ thể là có thể yêu cầu ai bồi thường thiệt hại? Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất kinh doanh là người bán hàng, người sản xuất hay người nhập khẩu chưa được quy định rõ sẽ dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm hoặc không xác định được trách nhiệm. Đây là một điểm khuyết của luật dẫn đến người tiêu dùng sẽ lúng túng trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Do đó khi Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ra đời đã lấp được lỗ hỏng này của Bộ luật dân sự 2005. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này dựa trên nguyên tắc người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

- Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không đảm bảo chất lượng hàng hóa. Trừ trường hợp pháp luật quy định người bán hàng không phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại thực thiện theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án và trọng tài.

- Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không đảm bảo chất lượng hàng hóa. Trừ trường hợp pháp luật quy định người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại thực thiện theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án và trọng tài.

Như vậy, khi người tiêu dùng sử dụng phải hàng hóa kém chất lượng dẫn đến bị thiệt hại thì khi đó người tiêu dùng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại, và chủ thể chịu

8

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/san-xuat- 360/khai_niem_va_vai_tro_cua_chat_luong_san_pham/ truy cập ngày 28/01/2010

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 27 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

trách nhiệm có thể là người sản xuất, người nhập khẩu hoặc người bán hàng tùy theo tình huống ai là người có lỗi, có hành vi trực tiếp gây thiệt hại sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Nhưng để xác định nhân vật nào là người có lỗi trong ba nhân vật người nhập khẩu, người sản xuất, người bán hàng là một việc khó khăn cho người tiêu dùng. Bởi trong thực tế việc xác định lỗi trong nhiều trường hợp rất khó xác định và người tiêu dùng chỉ là bên nghiệp dư trong mối quan hệ này thì việc xác định lỗi của ai để yêu cầu bồi thường thiệt hại lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa, một khi xảy ra tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, như vậy làm thế nào để xác định trách nhiệm thuộc về ai, làm thế nào để người tiêu dùng- luôn là bên yếu thế trong cuộc chơi không cân sức với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thể bảo vệ quyền lợi của mình? Nếu xảy ra tranh chấp về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có thể chọn một trong ba con đường:

- Thương lượng giữa các bên tranh chấp về chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được thỏa thuận chọn làm trung gian

- Giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng dự kiến sẽđược thông qua trong năm nay cũng có những quy định về việc xác định chế độ trách nhiệm đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, những quy định này được xây dựng rõ ràng và cụ thể hơn, chếđộ trách nhiệm được áp dụng đối với nhà sản xuất, kinh doanh khá nghiêm khắc, giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng công cụ này của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình. Trong đó:

- Thương nhân sản xuất sản phẩm, thương nhân gắn tên thương mại lên sản phẩm hoặc sử dụng nhãn hiệu hay dấu hiệu cho phép nhận diện đó là thương nhân sản xuất sản phẩm hoặc thương nhân nhập khẩu sản phẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người tiêu dùng ngay cả trong trường hợp thương nhân đó không có lỗi.

- Thương nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm có khuyết tật đến người tiêu dùng sẽ chịu trách nhiệm về sản phẩm nếu thương nhân đó không xác định được thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm nhưđã nêu ở trên theo yêu cầu của người tiêu dùng.

- Thương nhân kinh doanh nguyên vật liệu, phụ kiện hoặc bộ phận cấu thành của sản phẩm có khuyết tật phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp khuyết tật của sản phẩm có nguyên nhân một phần hoặc toàn bộ từ khuyết tật của nguyên vật liệu, phụ kiện hoặc bộ phận cấu thành của sản phẩm do thương nhân đó cung cấp.

Tóm lại, thông qua chếđịnh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng đã đề cao trách nhiệm của

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 28 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình trước xã hội, người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cộng đồng người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)