Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luậ t

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 34)

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật nghĩa là hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra, ngược lại thiệt hại xảy ra là hậu quả của hành vi trái pháp luật. Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả và kêt quả chính là hậu quả của nguyên nhân. Khi có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, khi ấy người gây thiệt hại mới phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại xảy ra sau khi có hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại thì người gây thiệt hại đều phải bồi thường, mà họ chỉ phải bồi thường những thiệt hại xảy ra là hậu quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật, chỉ bồi thường những thiệt hại xảy ra trong phạm vi lỗi của họ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không phát sinh nếu thiệt hại xảy ra không là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong một số trường hợp cụ thể rất khó xác định. Do đó khi xác định mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật chúng ta cần xem xét, đánh giá một cách thận trọng, khách quan và toàn diện.

Khi xem xét mối quan hệ mối quan hệ giữa lỗi và thiệt hại xảy ra cũng cần xem xét mối quan hệ tổng hợp giữa các nguyên nhân bởi nó cũng bao hàm sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng khác nhau chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại, thậm chí khả năng gây ra hâu quảđôi lúc chỉ hình thành khi có sự kết hợp giữa nhiều hành vi trái pháp luật. Khi xác định người có hành vi trái pháp luật trực tiếp gây ra thiệt hại thì người đó cũng không nhất thiết phải bồi thường tất cả các thiệt hại phát sinh sau khi xảy ra hành vi gây thiệt hại của mình, bởi lẽ chỉ những thiệt hại nào là hệ quả tất yếu của việc phạm lỗi mới thuộc phạm vi trách nhiệm của ngươi có lỗi, nói cánh khác, người gây thiệt hại chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình là tác giả14

.

Tuy luật viết không quy định về trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại. Song, một cách hợp lý, có thể thừa nhận rằng chính người bị thiệt hại phải chứng minh rằng thiệt hại có nguồn gốc từ hành vi trái pháp luật của người gây thiệt

13 Phạm Thế Dân, Một số vấn đề về lỗi trong luật dân sự, tạp chí Bảo hiểm, số 4, năm 2001, trang 18.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 35 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

hại15. Từ cách hiểu này có thể suy ra người tiêu dùng bị thiệt hại là người phải chúng minh rằng thiệt hại phát sinh là do việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng.

Nói tóm lại, nhà sản xuất, kinh doanh chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật của họ, nghĩa là phải tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của người tiêu dùng và hành vi vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, thiệt hại xảy ra là hậu quả của việc sử dụng hàng hóa kém chất lượng, ngược lại hàng hóa kém chất lượng chính là nguyên nhân của thiệt hại.

Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại phát sinh sau khi người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng thì cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải bồi thường, mà họ chỉ phải bồi thường những thiệt hại nào là kết quả của việc sử dụng hàng hóa kém chất lượng, hay nói cách khác họ chỉ phải bồi thường những thiệt hại xảy ra trong phạm vi lỗi của họ mà thôi.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà sản xuất, kinh doanh sẽ không phát sinh khi có thiệt hại xảy ra cho người tiêu dùng sau khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của họ nhưng thiệt hại phát sinh này không phải là do hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây ra.

Trong thực tế, tại một số trường hợp việc xác định mối quan hệ nhân quả này là rất khó khăn,phức tạp, khi ấy cần có sựđánh giá một cách tổng quát và toàn diện. Đặc biệt là việc chứng minh mối quan hệ nhân quả trong mối quan hệ tiêu dùng. Trong một số trường hợp việc người tiêu dùng chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của mình và hành vi gây thiệt hại của nhà sản xuất kinh doanh là một việc bất khả thi. Chẳng hạn như trường hợp người tiêu dùng sử dụng nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, nếu họ muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh được rằng nước tương có chứa chất 3-MCPD chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh của họ, việc này sẽ rất khó khăn vì không phải người tiêu dùng sử dụng nước tương chứa 3-MCPD sẽ bị bệnh ngay lập tức mà trong một thời gian mới phát bệnh. Vậy làm sao người tiêu dùng chứng minh được mối quan hệ nhân quả này? Như vậy nên chăng trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng để xác định mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật chỉ cần xác định hai vấn đề:

- Thứ nhất, người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó.

- Thứ hai, sản phẩm, hàng hóa đó thật sự kém chất lượng và có khả năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 36 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

2.4Những thiệt hại phải bồi thường khi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 2.4.1 Thiệt hại về tài sản

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 34)