Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 30)

Sự hiện hữu của thiệt hại chính là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi vì chức năng chính của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là đảm bảo việc đền bù thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra cho người bị thiệt hại. Vì vậy, nếu không có thiệt hại xảy ra thì vấn đề đặt ra khi yêu cầu bồi thường thiệt hại là bồi thường cho ai? Bồi thường cái gì? Do đó, vấn đề bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi có thiệt hại xảy ra. Nguyên tắc cơ bản của luật là không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo nguyên tắc này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh cũng chỉ được đặt ra khi người tiêu dùng bị thiệt hại, nghĩa là thiệt hại thực tế có xảy ra cho người tiêu dùng. Từ đó áp dụng chế độ trách nhiệm đảm bảo rằng những thiệt hại mà người tiêu dùng đã gánh chịu phải được cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh bồi thường. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm chứng minh thiệt hại đã xảy ra thuộc về bên bị thiệt hại, vậy người tiêu dùng trong mối quan hệ này phải chứng minh rằng thiệt hại đã xảy ra. Như vậy thì thiệt hại là gì và được hiểu như thế nào?

Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm súc về một lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại là những tổn thất thực tế tính được thành tiền mà cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đã gây ra cho người tiêu dùng (do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của người tiêu dùng). Thiệt hại bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Điều 608 Bộ luật dân sự 2005; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự 2005; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm khoản 1 Điều 610 Bộ luật dân sự 2005.

Ví dụ: A sử dụng nước tương có chứa chất gây ung thư 3-MCPD của nhà sản xuất CBD, kết quả là A bị tổn hại về sức khỏe, trường hợp này A có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất cụ thể là thiệt hại về sức khỏe cho mình.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người đó bị thiệt hại, hoặc do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 31 SVTH: ĐỒNG THANH LAM

mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc bị mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do hiểu nhầm…và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù dắp tổn thất mà họ phải chịu11.

Ví dụ: B sau khi sử dụng sản phẩm son môi có chứa sudan của hãng mỹ phẩm Y trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả B bị ung thư và thiệt mạng. Như vậy, thiệt hại phải bồi thường trong trường hợp này ngoài những thiệt hại vật chất, hãng mỹ phẩm Y còn phải đền bù một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân của B.

Về nguyên tắc, thiệt hại do tổn thất về tinh thần là những thiệt hại không thể định giá được bằng tiền, là những tổn thất không thể phục hồi được. Tuy nhiên, với mục đích an ủi, động viên người bị thiệt hại đồng thời giáo dục công dân ý thức tôn trọng những giá trị tinh thần không những của bản thân mà là của toàn xã hội nên theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì Tòa án có thể buột người xâm hại bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích, gần gũi của nạn nhân.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Trang 30)