Hành vi trái pháp luật là những xử xự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích của các chủ thể khác. Chỉ những quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ thì các hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích đó mới là hành vi trái pháp luật12.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nghĩa là chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm thực hiện hoặc pháp luật quy định phải thực hiện nhưng không thực hiện.
Hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới hai dạng: hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động và hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động.
- Hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động nghĩa là chủ thể thực hiện hành vi mà pháp luật không cho phép thực hiện dẫn đến gây thiệt hại, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
- Hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động nghĩa là chủ thể không thực hiện hành vi mà pháp luật quy định phải thực hiện dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Về mặt lý luận, hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng không hành động vẫn bị coi là hành vi trái pháp luật.
11 Luật gia Hoàng Châu Giang, 110 câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệt hại, nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2006, trang 46.
12 PGS.TS Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự tập 2, năm 2005, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009, trang 701.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 32 SVTH: ĐỒNG THANH LAM
Trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng hành vi trái pháp luật chính là hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng do vi phạm nghĩa vụđảm bảo chất lượng hàng hóa mà luật quy định đối với nhà sản xuất, kinh doanh.
Trong mối quan hệ này, tùy vào trường hợp chúng ta xác định hành vi trái pháp luật nào là hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động và hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động.
Hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, kinh doanh thể hiện dưới dạng hành động là trường hợp nhà sản xuất, kinh doanh dù biết khi thực hiện các quy trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản… không đúng quy cách sẽ dẫn đến việc sản phẩm không đảm bảo chất lượng và vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng nhưng họ vẫn thực hiện chúng vì mục đích lợi nhuận và dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng sản phẩm đó.
Ví dụ: Các nhà sản xuất bún, phở dù biết rằng phooc môn là chất độc hại có thể gây bệnh cho người tiêu dùng nhưng họ vẫn sử dụng chất ấy khi chế biến bún, phở.
Hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, kinh doanh thể hiện dưới dạng không hành động là trường hợp mà nhà sản xuất kinh doanh không thực hiện việc đảm bảo chất lượng hàng hóa mà pháp luật quy định phải thực hiện dẫn đến gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Cụ thể là có những trường hợp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa trong quá trình kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng thì không phát hiện ra các khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng sản phẩm lại phát sinh khuyết tật và gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Trong năm 2009, hàng loạt xe hơi như Toyota Camry, Toyota Lexus, Toyota Prius của hãng Toyota bị lỗi chân ga, phanh và thảm lót chân gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trường hợp này, với một nhà sản xuất danh tiếng như Toyota thì việc lỗi sản phẩm gây ra thiệt hại là do khuyết tật ẩn trong quá trình sản xuất không phát hiện ra sau khi đưa vào lưu thông mới bộc lộ khuyết tật. Đây là hành vi gây thiệt hại dưới dạng không hành động.