Theo pháp lệnh 13/1999/PL- UBTVQH 10 bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trong đó:
*Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Mục tiêu trước hết của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau. Vì vậy, việc xác định một cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất quan trọng.
Bộ công thương là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó Cục quản lý cạnh tranh có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ thương mại
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 49 SVTH: ĐỒNG THANH LAM
thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước.
Căn cứ vào Điều 18 pháp lệnh 13/1999/PL-UBTVQH 10 bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
Chỉ đạo và phối hợp các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dung.
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và những hiểu biết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, theo Điều 20 pháp lệnh 13/1999/PL-UBTVQH 10 thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Khi quyền lợi của mình bị vi phạm người tiêu dùng có thể khiếu nại đến Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ thương mại; Sở thương mại/ Sở thương mại- du lịch các tỉnh, thành phố; Các cơ quan chuyên ngành có liên quan như Cục quản lý thị trường, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục xúc tiến thương mại…
Trong quá trình giải quyết khiếu nại cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn người tiêu dùng thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tiến hành xử lý vi phạm theo thẩm quyền (Điều 20 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).
* Vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì: Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức xã hội của
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 50 SVTH: ĐỒNG THANH LAM
người tiêu dùng được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp và là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Ý nghĩa của việc thành lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tạo ra một tổ chức để thực hiện việc tư vấn, giúp đỡ người tiêu dùng trong quá trình giải quyết khiếu nại. Các hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng là các tổ chức xã hội tự nguyện do những người tiêu dùng thành lập nên, hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà chính yếu là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng để khiếu nại với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh lên các cơ quan quản lý nhà nước (như Cục quản lý cạnh tranh, các Sở thương mại/Sở thương mại và Du lịch…), hoặc khởi kiện ra Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nếu có sựủy quyền.
Hiện nay, cả nước có 38 tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm 37 hội bảo vệ người tiêu dùng ở 37 tỉnh, thành phố và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas).
Theo Điều 12 Nghị định 55/2008/NĐ-CP thì nguyên tắc hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
Mọi hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải nhằm mục đích hỗ trợ hoặc đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không vì mục đích lợi nhuận.
Các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật có liên quan về hoạt động của tổ chức xã hội.
2.8 Cách thức khiếu nại, khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng bị xâm phạm
Khi xảy ra tình huống tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì khi đó người tiêu dùng có thể khiếu nại hoặc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã xảy ra theo một trong các cách thức sau đây:
* Khiếu nại:
Khiếu nại trực tiếp đến cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ mà mình đã mua hoặc sử dụng.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 51 SVTH: ĐỒNG THANH LAM
Khiếu nại thông qua các Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, các Văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng ở địa phương để khiếu nại đến cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khiếu nại lên các cơ quan quản lý nhà nước: Sở thương mại/Sở thương mại và du lịch các tỉnh, thành phố; Cục quản lý cạnh tranh; Các cơ quan chuyên ngành có liên quan (Cục quản lý thị trường, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm…).
Thời hiệu khiếu nại của người tiêu dùng là sáu tháng kể từ ngày người tiêu dùng thông báo cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị tổ chức, cá nhân đó vi phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (nghị định 55/2008/NĐ-CP Điều 17).
* Khởi kiện:
Theo quy định tại Nghị định 55/2008/NĐ-CP thì trong mọi trường hợp, người tiêu dùng có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải quyết khiếu nại để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm.
2.9 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự ( Điều 154 Bộ luật dân sự 2005).
Khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời , thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại không được quy định, đây là một lỗ trống của luật. Do đó, trong một thời gian khá dài các đương sự có thói quen yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của họ bất cứ khi nào họ muốn. Tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho Tòa án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Bởi vì, nếu vụ việc xảy ra đã lâu sẽ có nhiều bất cập trong việc xác minh chứng cứ do thời gian làm cho các nhân chứng, vật chứng không còn tồn tại.
Đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã khắc phục được nhược điểm này. Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ về khái niệm thời hiệu (Điều 154), thời hiệu khởi kiện hợp đồng dân sự (Điều 427), thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645) và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 607).
Cụ thể tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau “thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân chủ thể khác bị xâm phạm”.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 52 SVTH: ĐỒNG THANH LAM
Như vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nói riêng đươc tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm và thời hạn này là hai năm . Nếu quá thời hạn này thì các chủ thể mất quyền khởi kiện.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/ NQ- HĐTP việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được tính như sau:
- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01- 2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiệ yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị xâm phạm.
- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005.
Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định rõ thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự cụ thể tại Điều 161 như sau:
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
2. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
3. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình.
4. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 53 SVTH: ĐỒNG THANH LAM
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm ngày càng phổ biến do hành vi kinh doanh gian dối, làm ăn kiểu “chụp giật” của một số nhà sản xuất, kinh doanh, nó đã và đang trở thành một vấn đề bức xúc và hết sức nóng bỏng.
Trước thực trạng đó, người tiêu dùng vẫn được khuyến cáo là “bạn hãy là nhà tiêu dùng thông thái” nhưng với trình độ và sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay thì dù người tiêu dùng có thông thái đến mấy cũng khó tránh khỏi muôn hình vạn trạng những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính của họ.
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không phải trách nhiệm của riêng ai mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện thông qua những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngay chính bản thân những người tiêu dùng cũng phải có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình. Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số vấn đề về thực trạng bảo vệ người tiêu dùng nhìn từ các gốc độ sau:
* Từ gốc độ pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, xây dựng chính sách pháp luật, kiểm tra giám sát, xây dựng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm. Trong đó, pháp luật chính là công cụ quan trọng nhất để nhà nước quản lý, điều tiết mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Hiện nay, nước ta đã có khá nhiều các văn bản quy phạm phạm pháp luật quy định về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng như Bộ luật dân sự 2005, Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, Luật thương mại 2005… Tuy có nhiều văn bản pháp luật nhưng chúng không đồng bộ, chồng chéo, khó thực thi và chưa mang hơi thở cuộc sống. Những thành tựu đã đạt được và những điểm còn hạn chế thể hiện như sau:
- Thành tựu:
Các quy định của pháp luật đã từng bước bổ sung, hoàn thiện, những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ghi nhận.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG 54 SVTH: ĐỒNG THANH LAM
Các quyền cơ bản của người tiêu dùng đã được ghi nhận đồng thời trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng được đề ra.
Trao cho người tiêu dùng quyền thành lập tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời cho phép các tổ chức này quyền đại diện cho người tiêu dùng để khiếu nại, khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh vi phạm nghĩa vụđảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định khá tổng quát và đầy đủ.
- Hạn chế:
Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tuy đã dần hoàn thiện, nhưng còn nhiều quy định chưa cụ thể, rõ ràng, còn tồn tại những kẻ hở và không ít các doanh nghiệp làm ăn bất chính đã lợi dụng vào điểm này để từ chối giải quyết quyền lợi cho người tiêu dùng, khiến công tác giải quyết khiếu nại gặp nhiều khó khăn.