Đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ TĐG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 79)

5. Cấu trúc luận văn

4.3.2.Đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ TĐG

Về tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TĐG:

Đến nay tài liệu bồi dƣỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành TĐG mới chỉ có 02 quyển do Cục quản lý giá – Bộ tài chính ban hành từ năm 2007, đã bộc lộ những điểm không phù hợp, mâu thuẫn với luật giá và các văn bản

70

pháp luật khác có liên quan. Do đó cần phải biên soạn các tài liệu, bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG tƣơng ứng với các khóa đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định:

- Xây dựng và chuẩn hóa nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG trong cả nƣớc, bảo đảo việc tiếp cận với nội dung, chƣơng trình của các nƣớc trong khu vực.

- Cần có sự thống nhất giữa các quy định hiện hành về bồi dƣỡng, cấp chứng chỉ thẩm định viên về giá và các chứng chỉ Định giá Bất động sản với thẻ định giá viên, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn.

- Xây dựng tài liệu bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn về TĐG hàng năm cho thẩm định viên về giá, quy định cụ thể về thời lƣợng và hình thức bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm cho thẩm định viên về giá, có chế tài xử lý đối với các trƣờng hợp thẩm định viên về giá không tham gia bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn hoặc tham gia không đảm bảo về hình thức và thời lƣợng

Đối với cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về giá và TĐG:

Theo Luật giá và Nghị định 89/2013/NĐ-CP, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về giá và TĐG ngoài việc thực hiện quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực giá và TĐG còn phải trực tiếp TĐG đối với các loại tài sản Nhà nƣớc phục vụ cho yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản Nhà nƣớc. Vì vậy, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lƣợng và chất lƣợng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực TĐG. Cụ thể:

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại Cục quản lý giá, các Sở tài chính, phòng tài chính cấp huyện đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực TĐG và thực hiện chức năng TĐG đối với các loại tài sản nhà nƣớc

+ Biên soạn tài liệu bồi dƣỡng, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về TĐG thuộc ngành tài chính.

71

+ Tổ chức các khóa bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức, kiểm tra đánh giá kết quả và chấp chứng chỉ về bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ công chức theo quy định.

+ Tổ chức hội thảo, hội nghị trong nƣớc và tổ chức đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm nƣớc ngoài về quản lý giá và TĐG.

Đối với thẩm định viên về giá và các doanh nghiệp TĐG:

Đến nay, số lƣợng thẩm định viên về giá đƣợc Bộ tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá là 1.231 TĐG, trong đó có 805 TĐG về giá hành nghề, với 170 doanh nghiệp TĐG. Trong những năm qua ngành TĐG đã phát triển nhanh về số lƣợng thẩm định viên và doanh nghiệp TĐG. Trong thời gian tới hoạt động TĐG cần đi vào chiều sâu, chất lƣợng và hiệu quả hơn. Do đó thay vì phát triển nhiều doanh nghiệp TĐG nhỏ với số lƣợng thẩm định viên tối thiểu, các doanh nghiệp TĐG nên phát triển theo hƣớng có quy mô lớn với đội ngũ thẩm định viên dồi dào, có trình độ chuyên môn sâu. Để đạt đƣợc điều đó cần:

Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành TĐG cho các cá nhân có nhu cầu theo hình thức: mở các khóa bồi dƣỡng theo quy định và cấp chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các học viên đạt sau kỳ kiểm tra cuối khóa.

Mở các khóa đào tạo, cập nhật, bồi dƣỡng kiến thức cho các thẩm định viên về giá nhằm kịp thời cập nhật các kiến thức, văn bản quy phạm pháp luật về TĐG. Tổ chức các buổi hội thảo để các thẩm định viên có thể trao đổi kinh nghiệm, kiến thức TĐG thực tế.

Mỗi năm tổ chức ít nhất một kỳ thi và cấp thẻ thẩm định viên về giá theo đúng quy định. Theo thông tƣ 46/2014/TT-BTC số lƣợng môn thi đã giảm từ 8 môn thi xuống còn 6 môn (với 05 môn chuyên ngành và 01 môn ngoại ngữ), môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ điểm 5 trở lên chấm theo

72

thang điểm 10. Tuy nhiên, cần phải xây dựng ngân hàng đề thi, nội dung thi phải nằm trong chƣơng trình, nội dung đào tạo, bồi dƣơng và cập nhật kiến thức chuyên ngành TĐG theo chƣơng trình chuẩn, đảm bảo đủ kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của thí sinh và phân loại trình độ của thí sinh.

Quy trình đào tạo nghiệp vụ TĐG cần gắn lý thuyết với huấn luyện thực tế, xây dựng hệ thống giáo trình thống nhất để giảng dạy trong cả nƣớc. Cần chú trọng đến việc hợp tác đào tạo quốc tế.

Cần xem xét lại việc đƣa doanh nghiệp kiểm toán tham gia vào công tác TĐG vì điều này sẽ không hợp lý, bởi vấn đề tiêu chuẩn thực hiện của ngành kiểm toán hoàn toàn khác so với ngành TĐG, cơ sở thị trƣờng sẽ không đƣợc đảm bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 79)