5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Giai đoạn 2002-2004
Giai đoạn này đƣợc đánh dấu một mốc quan trọng trong hoạt động TĐG bằng sự ra đời của Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2002, hoạt động TĐG bắt đầu đƣợc điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật có tính thống nhất trên toàn quốc. Đây là thời điểm hoạt động TĐG đƣợc công nhận là một nghề dịch vụ chuyên nghiệp.
Tổng giá trị tài sản TĐG của hai trung tâm TĐG trực thuộc Ban vật giá Chính phủ trong giai đoạn này khoảng 238.400 tỷ đồng, tăng gấp 5,5 lần so với thời kỳ 1997-2002 (Nguồn: Bộ tài chính)
Ngoài 2 trung tâm TĐG, cả nƣớc có 34 Trung tâm TĐG trực thuộc các Sở tài chính. Các trung tâm này chủ yếu TĐG tài sản có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc:
Các trung tâm TĐG trung ƣơng và địa phƣơng đều hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, nên chƣa phát huy đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hình thức kinh doanh dịch vụ tƣ vấn của một doanh nghiệp.
Nhu cầu TĐG của khách hàng tăng rất nhanh, để đáp ứng nhu cầu đó, các Trung tâm đã mở rộng thị trƣờng thông qua việc đặt các văn phòng đại diện, tổ chức hội nghị khách hàng… đã bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ TĐG.
Giá trị tài sản TĐG là tài sản mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc chiếm 70% tổng giá trị tài sản thẩm định. Kết quả TĐG góp phần tiết kiệm cho NSNN từ 10-15%.
Việc cung cấp các dịch vụ TĐG để phục vụ các giao dịch dân sự chƣa đáp ứng đƣợc, do số lƣợng thẩm định viên ít và còn thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn.
Trong giai đoạn này, ngoài các trung tâm TĐG còn có hơn 40 công ty kiểm toán, kế toán trong nƣớc và 5 công ty kiểm toán và kiếm toán nƣớc
32
ngoài thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, các công ty này có chức năng TĐG. Ở giai đoạn này, thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nƣớc thành công ty cổ phần, có đến 80% hồ sơ TĐG xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của các công ty kiểm toán, kế toán.