Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 36)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- TĐG là hoạt động tất yếu, khách quan của nền kinh tế thị trƣờng. Nó là vừa là đối tƣợng quản lý vừa là công cụ quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực giá.

- Kết quả TĐG ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế, do đó các quốc gia đều quan tâm đến việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ để điều hành, quản lý hoạt động TĐG.

27

- Do hoạt động TĐG là dịch vụ tƣ vấn nên các quốc gia đều có những quy định nghiêm ngặt quy tắc hành nghề TĐG.

- Đa số các nƣớc có hai khu vực TĐG: TĐG công và TĐG tƣ nhân. Trong đó, TĐG khu tƣ nhân hành nghề dƣới sự kiểm soát của cơ quan Nhà nƣớc. Xu hƣớng chung là các tổ chức phi chính phủ TĐG phổ biến.

TĐG phát sinh trƣớc hết là từ hoạt động định giá do các tổ chức quyền lực và chức năng của Nhà nƣớc tiến hành theo yêu cầu quản lý của Nhà nƣớc. Đối tƣợng TĐG bắt đầu từ loại tài sản đặc thù là BĐS, đặc biệt là đất đai, sau đó phát triển rộng ra các loại tài sản khác nhƣ máy móc thiết bị, giá trị doanh nghiệp…

Các nƣớc đều chú trọng vấn đề đào tạo, nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp của thẩm định viên về giá và tiêu chuẩn hóa thẩm định viên chuyên nghiệp.

Để kiểm soát và quản lý dịch vụ TĐG phát triển đúng hƣớng và phát huy đƣợc vai trò tích cực trong nền kinh tế, Chính phủ các nƣớc điều hành quản lý bằng pháp luật với các dạng chung là:

+ Ở những nƣớc công nghiệp phát triển, hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh cho sự quản lý và điều hành hoạt động TĐG. Ở những nƣớc đang phát triển thì mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động TĐG phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, năng lực điều hành của cơ quan Nhà nƣớc và thời gian cung ứng dịch vụ này.

+ Hình thành các cơ quan của Chính phủ để quản lý dịch vụ TĐG và các tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở các luật lệ đã ban hành. Thông thƣờng các nƣớc cóa một hoặc hai Bộ chịu trách nhiệm.

+ Thành lập các Hội nghề nghiệp phi chính phủ. Thong qua điều lệ, tiêu chuẩn, quy định của ngành và Hội để kiểm soát và chế tài hoạt động của cá nhân và tổ chức hành nghề TĐG.

28

Tóm tắt chƣơng 2

Trong chƣơng 2, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về TĐG: khái niệm cơ bản về TĐG, vai trò của TĐG trong nền kinh tế thị trƣờng, phƣơng pháp TĐG và hệ thống các văn bản pháp luật. Luận văn cũng nêu các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động TĐG, Và nghiên cứu hoạt động TĐG của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển nghề TĐG ở Việt Nam.

29

Chƣơng 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ Ở VIỆT NAM 3.1. Hoạt động TĐG ở Việt Nam qua các giai đoạn:

Trƣớc năm 1986, một bộ phận lớn tài sản trong nền kinh tế không đƣợc xem là hàng hóa hoặc đó là hàng hóa đặc biệt không đƣợc phép trao đổi mua bán trên thị trƣờng. Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có tƣ tƣởng, quan điểm đổi mới, chuyển nền kinh tế nƣớc ta sang mô hình kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Bắt đầu từ đây, các hoạt động của kinh tế thị trƣờng đƣợc hình thành và phát triển, trong đó có hoạt động TĐG. Tuy nhiên trong thời kỳ sơ khai này, khi mua bán tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, ngƣời mua hoặc ngƣời bán đến các cơ quan quản lý giá ở Trung ƣơng hoặc địa phƣơng để yêu cầu TĐG. Hoạt động TĐG ở nƣớc ta qua các giai đoạn nhƣ sau:

3.1.1. Giai đoạn 1998-2001

Để đáp ứng nhu cầu TĐG của nền kinh tế thị trƣờng, ngày 9/2/1998 Ban vật giá Chính phủ có quyết định thành lập Trung tâm tƣ vấn, dịch vụ kiểm định giá (tiền thân của Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam - VVFC), có trụ sở ở Hà Nội. Đến ngày 9/9/1999, Ban Vật giá Chính phủ có quyết định thành lập Trung tâm TĐG thứ 2 là Trung tâm Thông tin và TĐG miền Nam (tiền thân của Công ty CP Thông tin và TĐG miền Nam), có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn này, ngành TĐG cũng đã nhận đƣợc quan tâm của Chính phủ thông qua việc ban hành một số các văn bản pháp lý nhƣ sau:

- Báo cáo của Chính phủ tại Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2: “Thực hiện quy chế TĐG và đấu thầu trong việc dung ngân sách mua sắm các thiết bị, vật tƣ có giá trị cao, khối lƣợng lớn”

30

- Nghị định số 12/Cp thực hiện luật Đầu tƣ nƣớc ngoài: “Thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án phải đƣợc giám định giá trị, chất lƣợng trƣớc khi nhập khẩu hoặc trƣớc khi liên doanh”.

- Quyết định số 1179/1997/QĐ-TTg ngày 30/12/1997: “Thực hiện cơ chế TĐG và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc mua sắm thiết bị, vật tƣ có giá trị cao, khối lƣợng lớn, các thiết bị, tài sản trong các dự án đầu tƣ xây dựng”.

- Thông báo số 91/TB-VPCP ngày 23/4/1998 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo Ban Vật giá Chính phủ có nói : „„TĐG là một nội dung trong những nội dung thuộc quản lý Nhà nƣớc về giá‟‟.

Trong giai đoạn này, hoạt động TĐG cũng đạt đƣợc những kết quả đáng kể, cụ thể:

+ Các vụ chức năng của Ban Vật giá Chính Phủ nhƣ : Vụ giá Tƣ liệu sản xuất, vụ giá công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ đã thực hiện công tác TĐG với kết quả 1988-2000 : Tổng giá trị tài sản thẩm định khoảng 742 tỷ đồng, kết quả TĐG đã giảm chi ngân sách 8-11%. Cơ cấu TĐG chủ yếu phục vụ cho công tác đấu thầu các dự án, thanh toán chi từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc.

+ Hai trung tâm TĐG trong năm 1998-2000 đã thực hiện TĐG tài sản với tổng giá trị tài sản thẩm định 1.311 tỷ đồng, két quả TĐG đã tiết kiệm chi ngân sách từ 2-15%. Đã đáp ứng đƣợc 90-93% nhu cầu TĐG của các khách hàng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Cơ cấu giá trị thẩm định chiếm 80-85% nhu cầu từ khu vực Nhà nƣớc, còn lại là nhu cầu của các thành phân kinh tế khác. (Nguồn: Bộ tài chính)

Qua các số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn này, dịch vụ TĐG mới đƣợc hình thành và phát triển nhƣng về cơ bản hai trung tâm TĐG đã đáp ứng đƣợc nhu cầu TĐG của khách hàng và nhu cầu quản lý về giá của Nhà nƣớc.

31

3.1.2. Giai đoạn 2002-2004

Giai đoạn này đƣợc đánh dấu một mốc quan trọng trong hoạt động TĐG bằng sự ra đời của Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2002, hoạt động TĐG bắt đầu đƣợc điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật có tính thống nhất trên toàn quốc. Đây là thời điểm hoạt động TĐG đƣợc công nhận là một nghề dịch vụ chuyên nghiệp.

Tổng giá trị tài sản TĐG của hai trung tâm TĐG trực thuộc Ban vật giá Chính phủ trong giai đoạn này khoảng 238.400 tỷ đồng, tăng gấp 5,5 lần so với thời kỳ 1997-2002 (Nguồn: Bộ tài chính)

Ngoài 2 trung tâm TĐG, cả nƣớc có 34 Trung tâm TĐG trực thuộc các Sở tài chính. Các trung tâm này chủ yếu TĐG tài sản có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc:

Các trung tâm TĐG trung ƣơng và địa phƣơng đều hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, nên chƣa phát huy đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hình thức kinh doanh dịch vụ tƣ vấn của một doanh nghiệp.

Nhu cầu TĐG của khách hàng tăng rất nhanh, để đáp ứng nhu cầu đó, các Trung tâm đã mở rộng thị trƣờng thông qua việc đặt các văn phòng đại diện, tổ chức hội nghị khách hàng… đã bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ TĐG.

Giá trị tài sản TĐG là tài sản mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc chiếm 70% tổng giá trị tài sản thẩm định. Kết quả TĐG góp phần tiết kiệm cho NSNN từ 10-15%.

Việc cung cấp các dịch vụ TĐG để phục vụ các giao dịch dân sự chƣa đáp ứng đƣợc, do số lƣợng thẩm định viên ít và còn thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn.

Trong giai đoạn này, ngoài các trung tâm TĐG còn có hơn 40 công ty kiểm toán, kế toán trong nƣớc và 5 công ty kiểm toán và kiếm toán nƣớc

32

ngoài thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, các công ty này có chức năng TĐG. Ở giai đoạn này, thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nƣớc thành công ty cổ phần, có đến 80% hồ sơ TĐG xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của các công ty kiểm toán, kế toán.

3.1.3. Giai đoạn 2005 - 2007

Đây là giai đoạn hoạt động TĐG có nhiều thay đổi và phát triển. Nghị định 101/2005/NĐ-CP, thông tƣ số 17/2006/TT-BTC đƣợc ban hành với phạm vi điều chỉnh là các doanh nghiệp TĐG; thẩm định viên về giá; quản lý Nhà nƣớc về TĐG; xử lý tranh chấp về TĐG. Hoạt động TĐG có hành lang pháp lý cơ bản, bƣớc đầu cụ thể hóa những nội dung của Pháp lệnh giá. Nhờ vậy hoạt động TĐG có điều kiện đƣợc tăng cƣờng cả về chất lƣợng đào tạo, số lƣợng thẩm định viên, số lƣợng các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ TĐG. Theo thống kê của Cục Quản lý giá – Bộ tài chính, tính đến năm 2006 có gần 100 tổ chức đƣợc Bộ tài chính cấp phép thực hiện dịch vụ TĐG. Để thúc đẩy sự phát triển của nghề TĐG, tại nghị định 101/2005/NĐ-CP có quy định, tất cả các trung tâm có chức năng hoạt động TĐG đƣợc thành lập và hoạt động trƣớc ngày có hiệu lực của Nghị định, nếu tiếp tục hoạt động TĐG thì phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp TĐG, thời gian chuyển đổi chậm nhất là 31/8/2007.

3.1.4. Giai đoạn từ 2008 đến nay

Đây là giai đoạn bắt đầu sự ra đời và phát triển thị trƣờng TĐG ở Việt Nam, xuất hiện sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ TĐG. Đặc biệt trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2013 thay thế cho Pháp lệnh giá, giúp hành lang pháp lý về TĐG chặt chẽ hơn. Ở giai đoạn này số lƣợng các doanh nghiệp TĐG, thẩm định viên về giá phát triển rất nhanh. Tính đến tháng 12/2014 cả nƣớc có 1.231 ngƣời đƣợc

33

Bộ tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá, trong đó có 805 thẩm định viên đăng ký hành nghề TĐG tại 170 doanh nghiệp TĐG, với 37 Chi nhánh của doanh nghiệp TĐG đƣợc Bộ tài chính công nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ TĐG (Nguồn: Cục Quản lý giá – Bộ tài chính)

Tại các địa phƣơng vẫn còn đang tồn tại các Trung tâm dịch vụ tài chính chƣa đủ điều kiện chuyển sang doanh nghiệp TĐG. Chức năng hoạt động chủ yếu của các trung tâm này là thực hiện các nhiệm vụ mang tính chất dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính, trong đó có hoạt động cung cấp thông tin về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ… cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu TĐG. Ngoài nhiệm vụ của Trung tâm là bán đấu giá tài sản Nhà nƣớc do cơ quan có thẩm quyền quyết định bán và liên kết với các đơn vị, tổ chức có chức năng TĐG cung cấp các dịch vụ TĐG và thông tin về giá theo quy định.

Bảng 3.1: Bảng thống kê tình hình hoạt động TĐG qua các năm

Năm Hợp đồng TĐG Giá trị tài sản TĐG (tỷ đồng) Doanh thu TĐG (tỷ đồng) 2008 12.814 82.806 83,785 2009 15.897 96.419 106,908 2010 36.199 159,382 2011 32.893 566.830 179 2012 81.363 612.316 118 2013 60.415 981.746 403 2014 70.561 1.031.687 466 (Nguồn: Bộ tài chính)

Từ dữ liệu thống kê trên cho thấy, hoạt động TĐG phát triển rất nhanh. Sau khi chuyển mô hình hoạt động TĐG từ các Trung tâm sang các mô hình

34

doanh nghiệp (năm 2008 so với năm 2007): số lƣợng hợp đồng TĐG, doanh thu hoạt động TĐG tăng hơn 2 lần, giá trị tài sản TĐG tăng gấp gần 4 lần.

Tuy nhiên, hoạt động TĐG đã xuất hiện những bất cập nhất định nhƣ: Khung pháp lý chƣa đồng bộ, có sự mâu thuẫn, chồng chéo, một số quy định không còn phù hợp, chƣa bao quát đƣợc toàn bộ hoạt động TĐG (phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng, nguyên tắc hoạt động, tài sản TĐG, kết quả TĐG,..). Quản lý doanh nghiệp TĐG, hành nghề thẩm định viên về giá chƣa chặt chẽ: nhiều doanh nghiệp TĐG và có chức năng TĐG chƣa chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, thông tin theo quy định, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp TĐG, có hiện tƣợng thẩm định viên về giá thông đồng với khách hàng xác định giá trị tài sản không phù hợp với giá thị trƣờng, còn tồn tại trƣờng hợp thuê thẻ thẩm định viên về giá… Các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động TĐG còn thiếu, và chƣa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm, có những quy định chƣa phù hợp, thiếu tính khả thi…

Để khắc phục những bất cập trong quản lý hoạt động TĐG, tháng 6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật giá số 11/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2013, và ngày 6/8/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá. Hiện nay Bộ tài chính đang xây dựng thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định, nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giá và TĐG một cách đồng bộ.

3.2. Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG

3.2.1. Đào tạo dài hạn

Hiện nay, công tác đào tạo dài hạn (hệ đại học và cao đẳng) đối với chuyên ngành TĐG đƣợc thực hiện ở 5 trƣờng đại học và cao đẳng. Số lƣợng tuyển sinh của mỗi trƣờng khoảng từ 40-100 sinh viên/năm. Hai trƣờng Đại học tài chính Marketing và Đại học Quản trị kinh doanh thuộc Bộ tài chính có

35

khoa TĐG, bắt đầu tuyển sinh từ năm 1998-1999, hàng năm mỗi trƣờng tuyển sinh từ 50-70 sinh viên. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, học viện tài chính ngân hàng cũng đã hình thành bộ môn TĐG, mỗi năm chiêu sinh khoảng 50 sinh viên. Đến năm 2004-2005 các trƣờng tuyển sinh khóa đào tạo hệ đại học chuyên ngành TĐG. Cho đến thời điểm hiện nay đã rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành TĐG.

Năm 2013, Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã chiêu sinh khóa cao học chuyên ngành TĐG đầu tiên. Đến nay, Trƣờng có 42 học viên theo học và khóa cao học đầu tiên đã và đang hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành TĐG.

Tuy nhiên, ngành học TĐG cũng chƣa thực sự hấp dẫn đối với xã hội, và các trƣờng cũng chƣa quan tâm phát triển đào tạo ngành học TĐG. Tình trạng này xuất phát từ giảng viên giảng dạy của các trƣờng còn ít, chƣa đƣợc đào tạo chính quy về chuyên ngành này, chủ yếu là tự nghiên cứu và học từ các lớp bồi dƣỡng trong nƣớc và ngoài nƣớc về TĐG. Bên cạnh đó, nội dung, chƣơng trình đào tạo chƣa có tính chuẩn mực, thống nhất. Hiện nay, tài liệu sử dụng trong đào tạo của các trƣờng chủ yếu dựa trên tài liệu đã ban hành trong nƣớc và ngoài nƣớc do từng trƣờng tự thu thập và biên soạn, có những nội dung chƣa đƣợc cập nhật và chƣa gắn nhiều với thực tiễn TĐG của Việt Nam, chƣa thống nhất với tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng do Bộ tài chính phát hành.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 36)