Giai đoạn 1997 2010: Hình thành ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đôn gÁ (EAS)

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 37)

Cho tới nay, hợp tác Đông Á được tiến hành chủ yếu thông qua ba cơ chế: ASEAN+1, ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Vai trò và chức năng của từng cơ chế đã được tuyên bố chính thức trong Hội nghị thượng đỉnh

ASEAN+3 lần thứ 9 tổ chức tại Kual Lumpur (Malaysia), tháng 12-2005, nhằm hiện thực hóa tiến trình liên kết Đông Á, từng bước tiến tới mục tiêu hình thành Cộng đồng Đông Á trong tương lai. EAS cùng với ASEAN+3 được coi là những cơ chế đóng vai trò quan trọng nhất và là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hiện thực hóa liên kết này.

* Cơ chế hợp tác ASEAN+3

Tính từ thời điểm được thành lập tháng 12-1997, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra tại khu vực Châu Á, ASEAN+3 đã trải qua 13 cuộc họp chính thức (tính đến tháng 10-2010) với những bước phát triển nhanh chóng về cả chiều rộng, cả bề sâu, đạt được nhiều thành tựu và trở thành một hạt nhân nòng cốt của tiến trình liên kết Đông Á. Công đầu trong việc hình thành và kết nối ASEAN+3 thuộc về 10 nước ASEAN. Kế đến là ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng tham dự và phát triển ASEAN+3 thành một cơ chế vững chắc.

Hợp tác ASEAN+3 bắt đầu vào tháng 12-1997, với việc nhóm họp Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và đối tác từ Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiến trình ASEAN+3 được chính thức thể chế hoá vào năm 1999 khi các nhà lãnh đạo đưa ra Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 tại Manila (Philippin). Tuy văn kiện này mang tính chính trị nhiều hơn pháp lý nhưng nó đã đặt nền tảng cho khuôn khổ hợp tác của 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á. Các nhà Lãnh đạo ASEAN+3 đã thể hiện quyết tâm, đặt niềm tin vào việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác Đông Á ở mọi cấp độ và trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội, chính trị tới các lĩnh vực khác. Kể từ đó, một loạt các văn kiện then chốt đã được thông qua để đưa ra định hướng cho hợp tác ASEAN+3. Những văn kiện này bao gồm Báo cáo của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) năm 2001 và Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) năm 2002.

Hợp tác ASEAN+3, so với một số tổ chức khu vực khác, có nhiều đặc trưng riêng, phản ánh sự đa dạng về trình độ văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát

triển kinh tế của các quốc gia thành viên. Trong những đặc điểm đó, nổi bật lên vai trò và vị trí quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngay từ khi mới thành lập, ASEAN đã được thừa nhận là “lực lượng cầm lái” của tiến trình hợp tác ASEAN+3. Trong vai trò này, ASEAN tiến hành tổ chức, lập chương trình nghị sự cho các hội nghị ASEAN+3 ở các cấp độ khác nhau. Trong hơn mười năm qua, ASEAN đã tiến hành các hoạt động quan trọng đóng góp vào sự phát triển hợp tác ASEAN+3, đặc biệt là việc thể chế hoá tiến trình này, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên và xây dựng Cộng đồng ASEAN, coi đó như một gợi ý về mô hình liên kết Đông Á. Khi mới khởi xướng tiến trình này, các nước thành viên ASEAN+3 nhất trí đây là một tiến trình phi chính thức, không cần thể chế hóa. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, tiến trình đã được mở rộng ra các lĩnh vực như mạng lưới liên lạc khẩn cấp giữa các bộ trưởng năng lượng, hệ thống dự trữ gạo Đông Á, chương trình hành động nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh SARS, hệ thống dự trữ dầu đối phó với sự thiếu hụt dầu lửa có thể xảy ra do tình hình bất ổn định ở Trung Đông.v.v. Do vậy, việc thể chế hóa tiến trình này trở nên cần thiết. Theo quyết định, hợp tác kinh tế do Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) tiến hành; hợp tác tài chính, tiền tệ do Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 phụ trách; hợp tác về chính trị, an ninh và các lĩnh vực khác do Bộ ngoại giao đảm nhiệm. Kết quả của tất cả các Hội nghị trên sẽ được báo cáo lên Hội nghị Thượng đỉnh. Các tiến trình ASEAN+1 (ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc) có nhiệm vụ thực hiện những chủ trương và biện pháp do các hội nghị ASEAN+3 đề ra. Để quản lý các hoạt động của ASEAN+3, cần một bộ phận chuyên trách. Ý tưởng thành lập Ban Thư ký của ASEAN+3 như một thực thể độc lập với Ban thư ký ASEAN chính thức được đưa ra tại Hội nghị AMM ở Brunây (tháng 7-2002). Với quyết định này, ASEAN vừa bảo vệ được lợi ích của mình, vừa cân bằng được quan điểm của 3 nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), đồng thời tạo điều kiện phát triển cho hợp tác ASEAN+3.

Ngay sau khi ra đời, ASEAN+3 đã có một loạt những bước đi thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên, hướng tới hợp tác Đông Á. Năm 1998, Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG) 3 ra đời, tiếp đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 năm 1999 tại Manila, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã ra “Tuyên bố chung hợp tác Đông Á”. Đây được coi là văn kiện đầu tiên về khu vực Đông Á, tạo ra những khuôn khổ hợp tác dựa trên năm nguyên tắc chung sống hòa bình, các cơ sở của hợp tác Bali và luật pháp quốc tế. Thể hiện cam kết và quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo ASEAN+3 trong tiến trình hiện thực hóa liên kết Đông Á, tuyên bố khẳng định cuộc gặp gỡ định kỳ giữa các nhà lãnh đạo mỗi nước, tiếp tục đẩy mạnh cơ chế hợp tác hiệp thương trên các lĩnh vực lớn liên quan đến lợi ích chung, cùng nhau đối diện với những thách thức trong tương lai mà các nước Đông Á sẽ gặp phải. Năm 2000, ASEAN+3 thành lập Nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG), nghiên cứu các vấn đề về hợp tác khu vực, hợp tác kinh tế và chính trị giữa các nước ASEAN+3. ASEAN+3 thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn và đối thoại ở cấp thượng đỉnh, bộ trưởng, quan chức cao cấp và chuyên viên/nhóm công tác để tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa các bên. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 về tội phạm xuyên quốc gia được tổ chức vào 10-01- 2004 tại Bangkok, đã thông qua kế hoạch xử lý tội phạm xuyên quốc gia trên 8 lĩnh vực là: khủng bố, buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm thông tin mạng.

Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính cũng đạt được tiến bộ to lớn. Các thoả thuận thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc, giữa ASEAN và Nhật Bản đã được thiết lập, hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc đang được đàm phán. Những thoả thuận này sẽ làm cơ sở cho khả năng thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) trong tương lai. Về hợp tác tài chính, một thoả thuận tài chính khu vực có tên gọi “Sáng kiến Chiềng

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 37)