3 EAVG (East Asean Vision Group Nhóm Đôn gÁ hướng về tương lai – Nhóm tầm nhìn Đông Á, thành lập năm 1999) và EASG (East Asia Study Group Nhóm nghiên cứu Đông Á, thành lập năm 2000), đều do cựu Tổng
2.1.2.2 Sự điều chỉnh chiến lược hướng về Châ uÁ của Nhật Bản những năm đầu thập kỷ
thập kỷ 90
Những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế có nhiều đổi mới, nền ngoại giao Nhật Bản khi đó cũng đứng trước những vận hội và thách thức mới. Sức mạnh của Mỹ giảm sút cùng với sự nổi lên của Trung Quốc đem lại những áp lực lớn từ nhiều phía đối với Nhật Bản, thúc đẩy nước này thể hiện tích cực hơn vai trò và trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu và khu vực. Vấn đề hòa bình ở Campuchia trở thành tiêu điểm ở Đông Nam Á. Nhân cơ hội cùng tham gia giữ gìn hòa bình ở Campuchia, Nhật Bản nhanh chóng xây dựng quan đệ đối ngoại với các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tiếp bước người tiền nhiệm, chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Châu Á dưới thời Thủ tướng Toshiki Kaifu (1989-1991) cũng kiên định mục tiêu: Cam kết không trở thành cường quốc quân sự; Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực hơn trong các vấn đề chính trị CA-TBD; tham gia giải quyết vấn đề Campuchia; tăng cường hợp tác khu vực thông qua đầu tư chuyển giao công nghệ, chương trình viện trợ chính thức ODA, đóng vai trò thúc đẩy hợp tác để các nước ASEAN và Đông Dương cùng phát triển. Tháng 5-1991, trong bài phát biểu tại Singapore, Thủ tướng Kaifu đã đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Singapore Go Chok Tong cho rằng, đầu thế kỷ XXI sẽ xuất hiện “Tam giác phồn vinh” được hình thành bởi ba nước bán đảo Đông Dương, các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Theo ông “Nhật Bản và ASEAN đang trở thành những đối tác trưởng thành có khả năng nhìn nhận nghiêm túc những gì chúng ta có thể hành động vì hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực CA-TBD, đồng thời có khả năng suy nghĩ cũng như hành động cùng với nhau vì những mục tiêu chung” [117, tr.85]. Theo kiến
nghị của Thủ tướng Kaifu, một Hội nghị quốc tế liên quan tới “Phục hưng Campuchia” đã được tổ chức tại Tokyo (năm 1992) vì mục tiêu hướng tới sự “hợp tác và phồn vinh chung của toàn bộ Đông Nam Á”. Cũng trong thời gian đó, Bộ ngoại giao Nhật Bản đã tổ chức “Diễn đàn khai thác tổng hợp bán đảo Đông Dương” (tháng 1-2003 đề nghị, tháng 2-2005 thực thi) và Bộ trưởng Công thương Nhật cũng đưa ra kiến nghị thành lập “Tổ chức hợp tác nghành nghề bán đảo Đông Dương”. Nhật Bản ngày càng thể hiện dấu hiệu can thiệp sâu hơn vào các vấn đề của khu vực, tham gia tích cực hơn trên cả diễn đàn kinh tế và chính trị trong vùng. Phát biểu của Thủ tướng Kaifu có đoạn: “Tôi nhận thấy Nhật Bản được trông chờ đóng góp lớn hơn ở khu vực CA-TBD, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị” [117, tr.85]. Các nhà phân tích nhận định, đây là thời kỳ đánh dấu ảnh hưởng to lớn của Nhật Bản trong quá trình xây dựng hoàn chỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
*Học thuyết Miyazawa (1993)
Sau khi Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết, Nhật Bản đã vận động chính quyền Mỹ thay đổi chính sách đối với Việt Nam. Thậm chí, nước này còn mạnh dạn quyết định nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam trong khi Mỹ vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận. Những nỗ lực trên của Nhật Bản đã tạo ra ảnh hưởng tốt đẹp, góp phần cải thiện các mối quan hệ tại khu vực, tạo lập một môi trường hòa bình ở Đông Nam Á.
Trước những thuận lợi trong nỗ lực can dự vào nền an ninh - chính trị Đông Nam Á, tháng 1-1993, trong chuyến viếng thăm chính thức các nước ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazawa (1991-1993) đã công bố chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Đông Nam Á, chủ yếu tập trung vào hợp tác chính trị - an ninh, với nội dung:
Thứ nhất, Nhật Bản nhắc lại cam kết không trở thành “cường quốc quân sự”, đồng thời chủ trương cùng các nước khu vực Đông Nam Á đoàn kết, thiết lập trật tự an ninh và bảo vệ ổn định tình hình khu vực.
Thứ hai, Nhật Bản kêu gọi hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN để tái thiết bán đảo Đông Dương, xác định diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương.
Học thuyết Miyazawa cho thấy, ngoài quan hệ kinh tế truyền thống, Nhật Bản đã trực tiếp đề cập đến hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chính trị với các quốc gia ASEAN, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản sang các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Qua học thuyết, Thủ tướng Miyazawa cũng muốn khẳng định “Nhật Bản sẽ triển khai chính sách ngoại giao kinh tế với các nước Châu Á và đặt trọng tâm vào CA-TBD, coi Đông Nam Á có vị trí đặc biệt” [60, tr.270]. Cũng với chính sách đối ngoại đổi mới này, Nhật Bản đã hiện thực hóa được mục tiêu quan trọng được đề xuất trong Học thuyết Fukuda, đó là tăng cường vai trò “cầu nối” của Nhật Bản giữa Đông Dương và các nước ASEAN.
Có thể thấy, bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh Lạnh đã đem lại cho Nhật Bản những cơ hội lớn để hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc kinh tế và chính trị tại Đông Á. Kiên trì quan điểm “chính trị, kinh tế song hành” được hình thành từ Học thuyết Fukuda, ý tưởng “Thoát Âu, nhập Á” ngày càng rõ nét trong đường lối đối ngoại của Nhật Bản. Các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước này tại khu vực Đông Á nói riêng và CA-TBD nói chung cũng đã được tăng cường đáng kể trong những năm 1990. Với những hoạt động ngoại giao tích cực, linh hoạt và hiệu quả của Nhật Bản tại khu vực thời gian qua, có thể cụ thể hóa một số hướng đi chủ yếu trong chính sách ngoại giao Châu Á của Nhật Bản giai đoạn này như sau:
(1) Mở rộng viện trợ và hợp tác kinh tế trong khu vực, đồng thời chú trọng ngoại giao chính trị, thực hiện chính sách đối ngoại toàn diện, nhiều tầng, nấc khác nhau.
(2) Tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ chiến lược Nhật - Mỹ hướng tới thế kỷ XXI. (3) Coi Trung Quốc là đối tượng ngoại giao quan trọng, điều chỉnh chính sách đối
ngoại nhằm giành thế chủ động trong quan hệ ngoại giao với nước này.
(4) Thực hiện chính sách vừa phòng thủ, cảnh giác vừa cải thiện quan hệ đối với Nga và Bắc Triều Tiên.
(5) Coi Đông Nam Á là khu vực chiến lược quan trọng cần được mở rộng quan hệ một cách toàn diện trên cả lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh.
2.1.2.3 Những nét mới trong quan điểm, chính sách của Nhật Bản về tiến trình hợptác ở Đông Á từ cuối những năm 90 (thế kỷ XX) đến nay