Nhất trí đối phó với những thách thức toàn cầu như: an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường Đẩy

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 169)

thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường. Đẩy mạnh trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân.

Chú thích:

1. Khung khổ Manila (MF), được hình thành từ năm 1997, trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ khu vực. Đây thực chất là cuộc họp thường niên của các Thứ trưởng tài chính và Phó thống đốc NHTW nhằm đối thoại về các vấn đề tài chính, tiền tệ. Cho tới nay, Khung khổ Manila là cơ chế phối hợp chính sách và giám sát các hoạt động hoán đổi tiền tệ tương đối hiệu quả. Các thành viên của Khung khổ Manila hiện nay là Ôxtrâylia, Brunêy, Canada, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonexia, Malaysia, Nhật Bản, Niu-Zilân, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore.

2, 3. EAVG (East Asean Vision Group Nhóm Đông Á hướng về tương lai – Nhóm tầm nhìn Đông Á, thành lập năm 1999) và EASG (East Asia Study Group

Nhóm nghiên cứu Đông Á, thành lập năm 2000), đều do cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim-Dae-Jung đề xuất thành lập. Điểm khác nhau căn bản đó là, EAVG gồm các chuyên gia của khu vực tư nhân, còn EASG gồm các chuyên gia và quan chức từ khu vực Chính phủ. Trong thời gian họat động, EAVG nhiệm vụ báo cáo kết quả nghiên cứu tới EASG để nhóm này hoàn thiện báo cáo xây dựng cộng đồng Đông Á, trình lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 6(2002) tại Campuchia.

4. Sáng kiến Chiềng - Mai (Chiang Mai Initiative): Vào năm 2000, trong cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Chiang Mai (Thái Lan), các nước trong khu vực đưa ra "Sáng Kiến Chiang Mai" nhằm bảo đảm sự ổn định thị trường khu vực và tăng cường lòng tin trong các thị trường. Sáng kiến Chiang Mai có hai nội dung chính là Lập một mạng lưới tài chính cho phép các nước ASEAN hỗ trợ lẫn nhau và xây dựng hệ thống giúp đỡ song phương, giữa mỗi quốc gia ASEAN với ba nước Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Phụ lục 2: Quá trình hình thành liên kết Đông Á thể hiện qua các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (2005-2010)

Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

Sáng kiến nổi bật

Lần thứ nhất - Khẳng định quyết tâm tăng cường đối thoại và hợp tác trên các Kuala Lumpur, lĩnh vực bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực, trong đó có chống Malaysia khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh trên biển.

(12/2005) - Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, tài chính, an ninh năng lượng và công nghệ thông tin giữa các quốc gia.

- Ra Tuyên bố Kuala Lumpur1.

- Ra tuyên bố ngăn ngừa, kiểm soát và đối phó dịch cúm gia cầm. Lần thứ 2

Cebu,

Philippin(1/2007)

-Dự định ký kết một tuyên bố chung về vấn đề an ninh năng lượng ở khu vực Đông Á.

-Thảo luận về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu vực, thỏa thuận nhằm giúp các nước giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu thông thường và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.

Lần thứ 3 Singapore (11/2007)

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 169)