Mục đích của Nhật Bản trong quá trình tham gia hợp tác khu vực

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 49)

3 EAVG (East Asean Vision Group Nhóm Đôn gÁ hướng về tương lai – Nhóm tầm nhìn Đông Á, thành lập năm 1999) và EASG (East Asia Study Group Nhóm nghiên cứu Đông Á, thành lập năm 2000), đều do cựu Tổng

2.1.1 Mục đích của Nhật Bản trong quá trình tham gia hợp tác khu vực

Như chương 1 của luận văn đã phân tích, ý tưởng xây dựng một tổ chức hợp tác kinh tế ở Đông Á, dưới hình thức Nhóm kinh tế Đông Á, do cựu thủ tướng Malaysia Mahathia Mohamat đề xuất và ý tưởng thành lập Diễn đàn kinh tế Đông Á của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã không thể trở thành hiện thực do không nhận được sự ủng hộ từ phía các nước Đông Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản. Sự tham gia của Nhật Bản, một thành viên trong nhóm các nước phát triển G8 và là cường quốc kinh tế thế giới, sẽ là một đảm bảo có ý nghĩa quan trọng đối với việc hiện thực hóa EAEC. Chính vì vậy, ngay từ khi sáng kiến trên được đề xuất, Nhật Bản đã được tích cực mời tham gia với niềm tin nước này sẽ là cánh chim đầu đàn, nòng cốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực. Thủ tướng Mahathir đã lưu ý đến một cộng đồng kinh tế gồm các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc. Australia, New Zealand và Mỹ không được kể vào như là các thành viên của nhóm nước này, chỉ có Nhật Bản là quốc gia phát triển duy nhất trong nhóm. Quan niệm này đã vấp phải sự chỉ trích của Australia, New Zealand, và đặc biệt là từ Mỹ, coi nhóm này là một khối kinh tế khép kín, bài ngoại. Mặc dù sau đó tên của nhóm đã được đổi từ EAEG thành EAEC để giảm bớt tính khép kín nhưng điều này vẫn không làm yên lòng cả Mỹ, Australia và New Zealand. Do sự phản đối của những nước này, đặc biệt là của Washington, nên cuối cùng Tokyo đã phải từ chối lời đề nghị và những bàn thảo về EAEG cũng sớm chấm dứt.

Có thể thấy, Chính phủ Nhật Bản né tránh lời mời tham gia EAEG và EAEC của ASEAN vì 3 lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, cho tới trước khi diễn đàn ASEAN+3 ra đời, Nhật Bản chưa bao giờ công nhận việc sử dụng khái niệm “Đông Á” như một thực thể về liên kết kinh tế khu vực. Đối với Nhật, đó phải là khái niệm “Châu Á - Thái Bình

Dương” mà hiện thân là APEC. Thậm chí cho đến những năm gần đây, khi đã thừa nhận và sử dụng khái niệm “Đông Á”, nhưng trong các diễn đàn đa phương khu vực, “Châu Á - Thái Bình Dương” vẫn được các nhà lãnh đạo Nhật Bản thường xuyên nhắc đến.

Thứ hai, Nhật Bản né tránh khái niệm “Đông Á” vì e ngại gợi nhắc Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á khác về “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” mà phát xít Nhật đã từng phát động trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản cho rằng, với vai trò kinh tế nổi bật tại Châu Á, nếu nước này tham gia vào EAEC chắc chắn sẽ bị hiểu nhầm rằng lại có ý định tạo ra một “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” lần thứ hai trong lịch sử. Chính vì vậy, thay vì tham gia EAEC - chỉ đơn thuần là tổ chức của các nước Đông Á, việc Nhật Bản ủng hộ APEC - một tổ chức hợp tác giữa các quốc gia phát triển ở khu vực Thái Bình Dương với các nước đang phát triển Châu Á, có vẻ khả quan hơn.

Thứ ba, sự thiếu nhiệt tình của Tokyo đối với dự án EAEC còn xuất phát từ sự chi phối của nhân tố Mỹ. Mỹ phản đối EAEC do lo ngại tổ chức này sẽ chia rẽ khu vực CA-TBD, ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ ở khu vực. Cho đến đầu thập niên 1990, Nhật Bản vẫn chịu sự chi phối rất lớn của Mỹ, đặc biệt trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Hơn thế, ý tưởng EAEC được đưa ra đúng vào thời điểm Nhật đang bị Mỹ chỉ trích do thiếu hợp tác trong chiến tranh Vùng Vịnh, vì vậy, việc Nhật Bản tham gia vào một tổ chức khu vực với tư cách lãnh đạo dẫn đầu mà lại không có sự hiện diện của Mỹ lúc này là một điều bất hợp lý. Tuy nhiên, vào tháng 12-1997, thái độ của Nhật Bản với ý tưởng hợp tác Đông Á đã có sự chuyển hướng khả quan. Phản ứng trước lời mời cùng ASEAN họp thượng đỉnh với hai nước Đông Bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc trong diễn đàn ASEAN+3, Ngoại trưởng Nhật Bản khi đó là ngài Yukihito Ikeda đã phát biểu: “Nếu có một lời đề nghị cụ thể từ phía ASEAN chúng tôi sẽ đáp lại tích cực” [16, tr.7]. Động thái này của Nhật Bản thực sự gây một bất ngờ lớn với lãnh đạo của nhiều nước ASEAN, đồng thời được mô tả như một thành tựu ngoại giao quan trọng mà ASEAN đã giành được sau nhiều năm theo đuổi. Việc chính phủ Nhật Bản đột nhiên thay đổi thái độ bằng việc sẵn sàng gia nhập tiến trình liên kết Đông Á, thông qua diễn đàn ASEAN+3, là bước khởi đầu đầy ý nghĩa, không chỉ với Nhật Bản mà còn ảnh hưởng đến toàn khu vực. Một mặt, động thái trên

đánh dấu những nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản - “Chính sách hướng về Châu Á” và lý giải cho hàng loạt những đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác Đông Á của nước này. Mặt khác, thái độ ủng hộ của cường quốc kinh tế hàng đầu khu vực như Nhật Bản được coi là một trong những đảm bảo vững chắc hướng tới hợp tác Đông Á thành công. Vậy mục đích sâu sa đằng sau sự thay đổi động thái đột ngột này của Nhật Bản là gì? Có thể lý giải như sau:

Thứ nhất, Nhật Bản nhận thấy rõ sự cần thiết phải có một cơ chế hợp tác đa phương cùng chia sẻ vận mệnh chung của các quốc gia trong khu vực Đông Á, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á (1997-1998). Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 7-1997, ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường chứng khoán và trung tâm tiền tệ lớn ở nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có cả những nước vốn được coi là "những con Hổ Đông Á". Mặc dù không bị tác động trực tiếp từ khủng hoảng, song kinh tế Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực trước xu thế suy thoái chung của nền kinh tế Châu Á. Cuộc khủng hoảng đã cho thấy những sơ hở trong cơ chế hợp tác lỏng lẻo giữa các quốc gia Châu Á, đồng thời đây cũng là một bước ngoặt quan trọng giúp Nhật Bản nhận ra rằng, thời điểm thuận lợi nhất cho tiến trình liên kết Đông Á đã tới. Theo phát ngôn của Ngoại trưởng Nhật Bản Seizon “Thủ tướng Obuchi coi ASEAN+3 là một cơ chế hữu ích cho việc tăng cường quan hệ hợp tác ở Đông Á cũng như coi hội nghị là một cơ hội quý báu gửi cho cộng đồng thế giới thông điệp về một Đông Á vững chắc tiến tới hòa bình và thịnh vượng thông qua việc đứng lên chống lại khủng hoảng” [16, tr.8].

Xét trên phương diện kinh tế, mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vốn đã vượt quá cấp độ tương đồng với sự phụ thuộc kinh tế trong cộng đồng châu Âu những năm 1970, và trên mức phụ thuộc hiện tại giữa các thành viên của Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ. Về thương mại, nỗ lực thể chế hóa sự phụ thuộc lẫn nhau đang gia tăng giữa các quốc gia Châu Á cũng sẽ không chỉ củng cố lợi ích của các quốc gia này mà còn cả những nước ngoài khối. Việc xây dựng một hệ thống khu vực ổn định để phát triển khối kinh tế Đông Á với những quy định và thủ tục thống nhất giúp hạn chế rủi ro sẽ mang lại nhiều lợi ích tài chính quan trọng. Hơn thế, các

biện pháp hội nhập sẽ tạo điều kiện cho thị trường các nước Châu Á, trong đó có thị trường Nhật Bản, trở nên rộng mở hơn với đầu tư nước ngoài.

Về hiệu quả chính trị, liên kết Đông Á sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia khu vực chủ động hội nhập sâu hơn vào an ninh - chính trị quốc tế. Vai trò chính của khu vực này sẽ là chất xúc tác cho sự chuyển đổi của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc sang một đối tác có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Liên kết khu vực cũng giúp Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì quan điểm chung và chia sẻ những mối quan tâm an ninh chung cho toàn Đông Á.

Cuối cùng, từ quan điểm quốc tế, các quốc gia Châu Á với sức mạnh ngày càng lớn, cần chung vai gánh vác trách nhiệm và tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trong giai đoạn mà sự hợp tác khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ, một liên kết Đông Á hiệu quả sẽ đóng vai trò to lớn dẫn dắt Châu Á cùng gia nhập vào chính trường quốc tế. Chính vì vậy, Nhật Bản nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải có một thể chế hợp tác đa phương vững chắc trong khu vực trước xu thế phát triển toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ hai, Việc Nhật Bản tham gia ASEAN+3 và tiến trình liên kết Đông Á thể hiện một bước trong mục tiêu dần thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, tìm kiếm vị thế độc lập hơn trong mối quan hệ Mỹ - Nhật, nhất là về phương diện chính trị. Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, năm 1945. Liên minh Mỹ - Nhật được hình thành khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu và được củng cố trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950. Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong những năm 1990, mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật vẫn không tan vỡ. Từ năm 1945, chính sách đối ngoại của Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào những định hướng chiến lược của Mỹ và không thể phủ nhận rằng, trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã có được lợi ích to lớn từ liên minh Mỹ - Nhật. Mặc dù vậy, Nhật Bản cũng dần nhận ra những bất ổn trong việc phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Lý do đầu tiên xuất phát từ việc Thỏa ước Plaza và Đồng thuận Washington đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào trạng thái trì trệ nếu không nói là suy thoái trong suốt gần 2 thập kỷ. Thỏa ước Plaza được ký kết năm 1985, theo đó, Mỹ giảm giá mạnh đồng USD so với đồng Yên Nhật. Điều này đã khiến cho hàng nhập khẩu của Nhật Bản đắt hơn đối với người tiêu dùng Mỹ và làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Tokyo. Còn chính sách Đồng thuận

Washington được áp dụng những năm 1990 tập trung vào việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách và thuế, đồng thời thả lỏng tỉ lệ lãi suất. Quá trình suy thoái kinh tế nói trên đã thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc trên khắp đất nước Nhật Bản. Người dân ở xứ sở mặt trời mọc bắt đầu muốn tìm kiếm một vị thế độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ và các nước khác. Mong muốn này của dân chúng kết hợp với tham vọng của một số chính khách đã khuyến khích Nhật Bản phấn đấu trở thành “một quốc gia bình thường” trong cộng đồng quốc tế.

Hơn thế, trong những năm gần đây, Mỹ luôn bận rộn với “cuộc chiến chống khủng bố” và vì thế không thể quan tâm quá nhiều đến những quan ngại của Nhật Bản, đặc biệt là “mối đe dọa” từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Do thất bại của các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Tokyo ngày càng trở nên lo ngại về những mối đe dọa đối với an ninh lãnh thổ cũng như an ninh dân sự từ phía Triều Tiên - quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng lo ngại về sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc. Khi đồng minh Mỹ phớt lờ những quan ngại của người Nhật thì Tokyo phải tính đến biện pháp riêng cho mình. Trong bối cảnh này, không khó để hiểu được nguyện vọng của Nhật Bản trong việc tìm kiếm một vị trí độc lập hơn với Mỹ và một vai trò tích cực hơn trên chính trường quốc tế với tư cách quốc gia có chủ quyền.

Thứ ba, nếu Nhật Bản tiếp tục quay lưng lại với hợp tác Đông Á thì rất có thể sẽ bị gạt ra ngoài tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng, tạo cơ hội thuận lợi cho Trung Quốc tăng cường, mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Chiếm được niềm tin của các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ vươn lên vị trí đứng đầu trong hợp tác khu vực, đe dọa trực tiếp đến vai trò chính trị cũng như kinh tế của Nhật Bản trong khu vực và trên thế giới.

Đối với Trung Quốc, trong lịch sử cũng như hiện tại, Đông Nam Á luôn là khu vực có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Với lợi thế là quốc gia láng giềng có lịch sử truyền thống lâu đời liên quan đến các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang tích cực tận dụng thực lực kinh tế và uy tín chính trị trong việc mở rộng mối quan hệ trên tất cả các phương diện với ASEAN. Về mặt vị trí, hầu hết các đặc khu kinh tế, các thành phố, hải cảng và vùng đồng bằng giàu có của Trung

Quốc đều tập trung ở phía đông nam, tiếp giáp các nước ASEAN. Ngoài ra, Đông Nam Á còn là nơi làm ăn và sinh sống của đông đảo Hoa Kiều, với hơn 22 triệu người. Đối với một số nước như Singapore, Malaixia, người Hoa đóng vai trò quan trọng về kinh tế thương mại, bất chấp thời gian hay sự thay đổi chế độ chính trị. Đây có thể coi là lợi thế tuyệt đối của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, một trong những hướng mở cửa quốc gia của Trung Quốc là khu vực Đông Nam Á, với mong muốn xây dựng mối quan hệ kinh tế thương mại phát triển tại đây.

Quan hệ ASEAN - Trung Quốc bắt đầu khởi động từ năm 1991 qua việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc họp không chính thức với các nước ASEAN. Năm 1996, Trung Quốc trở thành một bên đối thoại đầy đủ của ASEAN. Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, còn các nước ASEAN lại muốn mình trở thành một đối tác quan trọng và xâm nhập sâu rộng vào thị trường khổng lồ với hơn một tỷ dân của Trung Quốc. Hợp tác kinh tế - thương mại đã trở thành con đường thuận lợi để cả hai phía đạt được lợi ích của mình. Biên giới mềm (hàng hóa tiêu dùng và văn hóa tinh thần) của Trung Quốc trải dài khắp các nẻo đường của các quốc gia Đông Nam Á. Cùng với sức mạnh vật chất (sức cạnh tranh hàng hóa cao, vốn dự trữ ngoại tệ hàng nghìn tỷ USD) uy tín chính trị - ngoại giao của Trung Quốc cũng đang lên nhanh (luôn sẵn sàng viện trợ cho các nước khó khăn trong khu vực). Trong khi mậu dịch song phương của ASEAN với các nước lớn như Mỹ, Nhật, EU giảm mạnh ở những năm cuối thập kỷ 90 thì quan hệ kinh tế - thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc lại tăng đều đặn và ổn định, nhất là sau khi Hồng Kông trở về Trung Quốc. Từ chỗ buôn bán hai chiều Trung Quốc - ASEAN chỉ đạt 8,3 tỷ USD vào năm 1991, thì đến năm 2004 tăng vọt lên 106 tỷ USD và bốn năm sau (2008) tăng lên gần gấp ba lần, 300 tỷ USD [170]. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Trung Quốc còn lập ra các Quỹ đầu tư giá trị hàng chục tỷ USD dành cho các nước ASEAN vay với lãi suất ưu đãi nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đối với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS).

Nhờ chính sách “ngoại giao láng giềng thân thiện”, Trung Quốc đang chủ động vươn lên đóng vai trò lớn hơn tại khu vực và thế giới. Việc phát triển mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với các quốc gia Đông Nam Á giúp Trung Quốc tăng

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w