Khuyến nghị định hướng quan hệ với Nhật Bản đến năm

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 130)

XXI VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

9 Nhật Bản là một trong những quốc gia đóng góp tiền và nhân viên nhiều nhất trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ Từ năm 18, Nhật Bản là nước có mức đóng góp lớn thứ hai cho ngân sách hoạt động của LHQ,

3.2.2 Khuyến nghị định hướng quan hệ với Nhật Bản đến năm

Có thể thấy, sự tác động qua lại mạnh mẽ giữa các nhân tố song phương và khu vực đã được phản ánh rõ nét ở Đông Á, nhất là giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh. Không bị chi phối thụ động một chiều bởi yếu tố khu vực như trước đây, các mối quan hệ song phương còn có tác động trở lại, góp phần định hướng cho tiến trình hội nhập tại Đông Á. Quan hệ Việt - Nhật cũng hòa chung trong dòng chảy với nhiều cơ hội hợp tác và phát triển. Những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu và không ngừng được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Như vậy, mô hình hợp tác giữa một nước ASEAN với một cường quốc Đông Bắc Á sẽ là cầu nối quan trọng trong nỗ lực chung của khu vực nhằm tiến tới một liên kết Đông Á vững mạnh.

Việt Nam khẳng định Tuyên bố “quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” đã được ký kết với Nhật Bản là kim chỉ nam đánh dấu bước phát triển về chất trong mối quan hệ truyền thống giữa hai nước.

* Hợp tác chính trị: Trong những năm tới, lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Nhật Bản nhằm tạo sự gần gũi, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau để giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà Nước. Đồng thời, hai bên thống nhất tiếp tục khuyến khích các cơ quan Quốc hội mỗi nước tiến hành hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lập pháp; tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện quốc tế.

Về lâu dài, mục tiêu cơ bản nhất của nước ta trong quan hệ với Nhật Bản là đưa quan hệ “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” phát triển đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững và hiệu quả. Với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao trên tinh thần chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống, Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản cần chú trọng:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa các cuộc thăm viếng và tiếp xúc cấp cao. Thiết lập cơ chế giao lưu cấp cao hàng năm dưới nhiều hình thức: đối thoại chính trị, giao lưu an ninh - quốc phòng và các đoàn nghị sĩ. Tăng cường quan hệ với hoàng gia Nhật Bản, tiếp tục củng cố mối quan hệ cá nhân tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thứ hai, duy trì và không ngừng mở rộng các kênh tiếp xúc giữa hai Chính phủ, các ngành, các cấp, địa phương và khối doanh nghiệp hai nước. Ngoài các cơ chế đối thoại đã có (đối thoại chính trị cấp Thứ trưởng, ngoại giao - quốc phòng cấp Vụ, lãnh sự cấp Vụ.v.v.), cần nâng cấp đối thoại chính trị lên cấp Bộ trưởng, Ngoại giao; đối thoại quốc phòng lên cấp Thứ trưởng. Triển khai hoạt động có hiệu quả Ủy ban hợp tác Việt - Nhật trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ ba, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị lớn ở Nhật Bản. Từng bước thiết lập quan hệ giao lưu định

kỳ với các đảng lớn cầm quyền tại Nhật như Đảng Dân chủ tự do (LDP), Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), duy trì quan hệ truyền thống với Đảng Cộng sản Nhật Bản trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.

Thứ tư, Tăng cường giao lưu giữa Quốc hội hai nước.

Thứ năm, Triển khai mạnh mẽ hoạt động “ngoại giao nhân dân”, tăng cường các mối quan hệ tiếp xúc, hợp tác giữa các địa phương, đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Ủng hộ, khuyến khích hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương hai nước.

Thứ sáu, Trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương LHQ và Luật pháp quốc tế, Việt Nam ủng hộ Nhật Bản tăng cường vai trò chính trị và an ninh trong khu vực, ủng hộ việc Nhật Bản trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ.

Thứ bảy, Hai nước cần tăng cường hợp tác, ủng hộ các mục đích, kế hoạch của nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng tham gia như LHQ, WTO, APEC, ASEAN+3, EAS, ASEM v.v.

Ngoài ra, Việt Nam nên tỏ thái độ tích cực với những sáng kiến, đề xuất của Nhật Bản trong các diễn đàn ASEAN, APEC, ASEM và LHQ với mục tiêu chung góp phần tạo dựng một khu vực Đông Á vững mạnh.

* Hợp tác Kinh tế - thương mại: Kinh tế được cho là lĩnh vực nổi bật nhất cả về tầm quan trọng và thực tiễn sinh động trong mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện nay. Là đối tác kinh tế hết sức quan trọng của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới, Nhật Bản hiện đang đứng vị trí thứ ba trong số các nhà đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đồng thời Việt Nam cũng là một trong những nước nhận được nhiều viện trợ ODA nhất từ Nhật Bản. Trong thương mại, hai bên cũng giành được những thành tựu đáng kể. Sự kiện nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế hai nước là việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ngày 25-12-2008. Trước xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức trên

thế giới và sự tăng trưởng kinh tế khu vực, việc thu hút và sử dụng FDI cũng như

nguồn viện trợ ODA của Nhật Bản cần được chú ý nâng cao tính hiệu quả hơn nữa. Lấy mục tiêu phục vụ cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh không chỉ trong phạm vi liên kết kinh tế Đông Á mà tiến tới cả Châu Á và toàn cầu, nguồn ODA, FDI của Nhật Bản là hướng cung cấp vô cùng quý báu đối với nước ta.

Trước hết, Việt Nam cần có các cơ chế, chính sách, các biện pháp nhất quán (phù hợp với cam kết quốc tế của ta trong khuôn khổ WTO, IMF) nhằm xây dựng nước ta thành một môi trường đầu tư sản xuất thuận lợi, một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á. (1) Về ODA, Tiếp tục tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA của Nhật Bản, xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng chống tham nhũng, thất thoát nguồn vốn ưu đãi. Đồng thời, cần triển khai chính sách đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, tập trung vận động các tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng cơ sở hạ tầng tại nước ta. (2) Về FDI, Cần thực hiện tốt giai đoạn II “Sáng kiến chung Nhật - Việt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam” theo đó Nhật Bản cam kết đóng góp chuyên gia và tài chính cho dự án này để cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam; xác định rõ hướng thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, xây dựng nước ta thành một trong những trung tâm sản xuất hàng điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo trong khu vực; khẩn trương xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ và đào tạo đội ngũ thợ lành nghề; phấn đấu đạt mục tiêu tăng FDI của Nhật Bản lên 40 tỷ USD vào năm 2020. (3) Về thương mại, Lấy mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20-25 tỷ USD vào năm 2015, và 40 tỷ USD vào năm 2020 làm cơ sở, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và tiếp thị, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng mặt hàng chế biến tinh xảo, giảm nguyên liệu thô và hàng sơ chế.

Ngoài ra, Hai nước cần có những chiến lược cụ thể nhằm triển khai tích cực Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật và tăng cường hoạt động có hiệu quả của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nhật nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Việt Nam cần tích cực vận động Nhật Bản sớm công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường đầy đủ, tạo điều kiện cho việc khuyến khích và thu hút nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Nhiệm vụ trước mắt của Việt Nam là tập trung nguồn ODA và FDI từ Nhật Bản vào các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng và công nghệ cao như Tuyến đường sắt, đường bộ cao tốc Bắc-Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc.v.v.

* Hợp tác An ninh - Quốc phòng: Nhật Bản rất coi trọng vai trò của Việt nam trong chiến lược CA-TBD nên chủ trương đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với nước ta. (1) Quốc phòng: Chú trọng hợp tác trao đổi thông tin về chống khủng bố, chống cướp biển, buôn lậu đường biển và đường không; Tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao giữa quân đội hai nước; Mở rộng hợp tác về đào tạo quân sự, nhất là về công nghệ thông tin, hải quân, quân y; Học tập kinh nghiệm về đào tạo của nước bạn trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn phù hợp với nhu cầu và khả năng của Việt Nam. (2) An ninh: Xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài và có hiệu quả với Nhật trên các lĩnh vực an ninh, nội vụ và tình báo; Gia tăng hợp tác giao lưu nghiệp vụ, chia xẻ thông tin về tội phạm, khủng bố; Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ cảnh sát, cán bộ khoa học kỹ thuật, giám định viên khoa học hình sự, cán bộ phòng cháy chữa cháy v.v.

* Hợp tác văn hóa - giáo dục: Tăng cường giao lưu văn hóa Việt - Nhật; thường xuyên tổ chức các Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản và hỗ trợ Nhật Bản tổ chức Lễ hội văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam; Khuyến khích và tạo thuận lợi để Nhật Bản mở rộng các hoạt động quảng bá văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Liên quan đến việc tổ chức xúc tiến các hoạt động giao lưu, hợp tác, truyền bá văn hóa giữa hai nước, cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Thông qua tổ chức phi chính phủ này, nhân dân hai nước

có thêm một cầu nối để ngày càng hiểu hơn về truyền thống văn hóa dân tộc của nhau. Phấn đấu tăng số lượng học sinh cao đẳng, lưu học sinh, nghiên cứu sinh nhận học bổng của Chính phủ và các tổ chức Nhật Bản; Vận động Nhật Bản giúp ta đào tạo một số lượng lớn tiến sỹ khoa học từ nay đến năm 2020 theo cam kết của Nhật Bản hứa giúp Việt Nam đào tạo 500 tiến sỹ thuộc chương trình đào tạo 20.1 tiến sĩ của Chính phủ Việt Nam trong vòng 10 năm tới.

* Hợp tác trên các lĩnh vực khác: (1) Khoa học - Công nghệ: Xác định được các hướng ưu tiên hợp tác trong thời gian tới trên cơ sở và thế mạnh của hai nước, bao gồm: Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT), công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, điện tử và tự động hóa, dầu khí (thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí), năng lượng (công nghệ tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả), công nghiệp phụ trợ, công nghệ vũ trụ; khuyến khích và tranh thủ chuyển giao công nghệ và quản lý khoa học - công nghệ góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. (2) Du lịch - Dịch vụ: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch với Nhật Bản nhằm đi đến sớm ký kết Hiệp định hợp tác du lịch giữa hai nước. Việt Nam đang khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản thành lập các công ty liên doanh du lịch giữa hai nước, phối hợp với ngành thông tin - văn hóa và nhiều cơ quan hữu quan khác của Việt Nam, với trung tâm ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo, để tăng cường nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Trước mắt, Việt Nam cần khẩn trương xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch đáp ứng yêu cầu của du khách nước ngoài nói chung và du khách Nhật nói riêng. Với những nỗ lực đó, chúng ta hi vọng mối quan hệ hợp tác du lịch Việt - Nhật sẽ ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đón 2 triệu lượt khách Nhật vào năm 2020. (3) Về Lao động: Nhật Bản là một thị trường lao động nhiều tiềm năng nhưng đòi hỏi lao động phải có kỹ thuật cao. Lao động Việt Nam được đưa vào Nhật Bản thường dưới hình thức tu nghiệp sinh (TNS). Chính phủ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

xác định Nhật Bản là địa bàn trọng điểm trong việc phái cử TNS và xuất khẩu lao động. Phương hướng vào năm 2009 và những năm tiếp theo là tiếp tục tăng cường số lượng và chất lượng TNS sang Nhật Bản, giảm tỷ lệ bỏ trốn, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về người lao động Việt Nam đối với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhật Bản. Cần chú trọng giáo dục định hướng, tăng cường công tác quản lý TNS trong quá trình đào tạo để loại bỏ những người không đạt yêu cầu về học tập, sinh hoạt, tác phong và lối sống. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật Bản để phát hiện và xử lý kịp thời các TNS bỏ trốn, các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng TNS bỏ trốn và các tổ chức lôi kéo lừa gạt TNS. Mục tiêu trong thời gian tới là đưa khoảng 10.000 TNS và lao động Việt Nam sang Nhật Bản mỗi năm.

Tóm lại, Đông Á trong hơn thập kỷ qua, đã được khẳng định là một khu vực hợp tác năng động, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà văn hóa, xã hội cũng có nhiều thành tựu. Mặc dù bao gồm các quốc gia có thể chế chính trị khác nhau, song sự phát triển của tiến trình liên kết Đông Á là một xu thế khách quan của hợp tác khu vực. Liên kết hay hội nhập tất yếu sẽ đem lại cả cơ hội và thách thức, mỗi quốc gia trong khu vực cần phải có những quyết sách, chiến lược hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của tiến trình sao cho phù hợp nhất với lợi ích trong nước. Nhật Bản và Việt Nam là hai thành viên của khu vực, việc tích cực tham gia hợp tác Đông Á là mục tiêu, đồng thời cũng là trách nhiệm của chúng ta. Đối với Nhật Bản, bối cảnh hiện tại là thời điểm thuận lợi cho nước này tận dụng vai trò và ảnh hưởng lớn của mình, tác động vào các cơ chế, hoạt động của khu vực. Bằng việc dự báo vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết Đông Á, Việt Nam sẽ hoạch định được những chính sách, đường lối đối ngoại đúng đắn, hợp lý, một mặt nhằm thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ truyền thống giữa hai nước, mặt khác góp phần định hướng cho mối quan hệ này phát triển trong bối cảnh chung của

hợp tác Đông Á. Làm sao để khi tham gia vào tiến trình liên kết Đông Á, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu phát huy thế mạnh quốc gia, nắm bắt cơ hội, nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Qua phân tích và đánh giá quan điểm, mục tiêu cũng như những đóng góp của Nhật Bản trong quá trình tham gia hợp tác khu vực Đông Á, có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, Bối cảnh quốc tế và khu vực, cùng với những yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa - xã hội, an ninh - chính trị và kinh tế đang là tiền đề thuận lợi cho tiến trình liên kết Đông Á. Đông Á là một khu vực rộng lớn, năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Liên kết, hợp tác đã trở thành xu thế không thể đảo ngược tại đây. Các quốc gia trong khu vực đều mong muốn xây dựng

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w