Đóng góp của Nhật Bản trong định hướng đường lối và thúc đẩy hợp tác ASEAN+

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 88)

5 Speeches of Prime Minister Koizumi”, The Nation, 2001.

2.2.3 Đóng góp của Nhật Bản trong định hướng đường lối và thúc đẩy hợp tác ASEAN+

ASEAN+3

Tuy không phải nước trực tiếp đề ra ý tưởng thành lập ASEAN+3 song không thể phủ nhận vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng của Nhật Bản trong việc thúc đẩy hiện thực hóa khuôn khổ hợp tác này. Tháng 12-1997, xuất phát từ đề nghị của Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản - ASEAN, đồng thời theo yêu cầu của ASEAN muốn mở rộng thêm thành phần tham dự là Trung Quốc và Hàn Quốc, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa nguyên thủ các nước ASEAN với ba quốc gia Đông Bắc Á đã được tổ chức tại Kual Lumpur, Malaysia. Mặc dù mới là hội nghị không chính thức nhưng có thể nói đây là cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển tiếp theo của hợp tác ASEAN+3 sau này.

Kể từ khi “Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á” được ký kết, chính thức thể chế hóa ASEAN+3, đến nay đã tròn 10 năm, chặng đường phát triển của diễn đàn này chưa bao giờ thiếu vắng bóng dáng Nhật Bản. Nhật luôn là nước đi đầu trong việc đưa ra các sáng kiến cũng như có phần đóng góp tài chính đáng kể giúp tiến trình ngày càng phát triển và trở thành một trong những khuôn khổ hợp tác quan trọng của khu vực.

Đầu tiên phải kể đến Sáng kiến tổ chức Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN+3 để hỗ trợ việc đảm bảo thực hiện Tuyên bố chung của Thủ tướng Keizo Obuchi đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 (tổ chức tại Phillipin, 12-1999). Sáng kiến này được các nước tham dự hội nghị hết sức hoan nghênh. Kết quả là một năm sau, nhân dịp Hội nghị sau Bộ trưởng ASEAN (PMC) ở Bangkok (7-2000), Hội nghị ngoại trưởng ASEAN+3 đầu tiên cũng bắt

đầu khai mạc. Sau Thủ tướng Obuchi, người kế nhiệm là Thủ tướng Yoshiro Mori cũng có những sáng kiến hết sức ý nghĩa. Trước hết là Sáng kiến về “Ba nguyên tắc cho việc tăng cường hợp tác khu vực mở ở Đông Á” được ông đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ tư (tổ chức tại Singapore, 12-2000). Nội dung chính của ba nguyên tắc này gồm: Một là, xây dựng quan hệ đối tác trong bối cảnh ASEAN+3; Hai là, phát triển ASEAN+3 thành một khuôn khổ hợp tác khu vực mở, bổ sung và tăng cường cho hệ thống toàn cầu; Ba là, phát triển hợp tác ASEAN+3 một cách cân bằng trong mọi lĩnh vực đã được đề ra trong “Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á”, bao gồm cả lĩnh vực chính trị - an ninh. Với sáng kiến này, Nhật Bản mong muốn cùng lãnh đạo của các nước trong khu vực tích cực thảo luận về tương lai của Đông Á cũng như hình thức phù hợp của ASEAN+3 trong tương lai. Sáng kiến thứ hai được ông Mori đưa ra là Sáng kiến phát triển một “ASEAN điện tử” và tổ chức “Hội thảo chung giữa các quan chức chính phủ, học giả xuất chúng và các lãnh đạo kinh doanh về hợp tác công nghệ thông tin (IT) ở Đông Á”. Đây là một trong những sáng kiến đã được các nước tham gia Hội nghị đặc biệt khen ngợi. “Hành động điện tử Mori” là tên gọi mà Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã đặt cho sáng kiến này để thể hiện sự đánh giá cao của mình.

Giống như những người tiền nhiệm, Thủ tướng Koizumi tại các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 cũng đã đề xuất nhiều ý tưởng đóng góp quan trọng cho tiến trình. Trước hết là ý tưởng xây dựng “Một cộng đồng Đông Á cùng nhau hành động và cùng nhau phát triển”. Ý tưởng này được phát triển trên nền tảng ý tưởng củng cố quan hệ Nhật Bản - ASEAN “cùng hành động - cùng phát triển” mà Thủ tướng Koizumi đã đề xuất trong bài phát biểu tại Singapore nhân chuyến thăm các nước ASEAN năm 2002. Theo ông “quá khứ của chúng ta có thể khác nhau nhưng tương lai của chúng ta có thể thống nhất và hỗ trợ cho nhau”, vì vậy cần phải mở rộng Hợp tác Đông Á dựa trên quan hệ Nhật Bản - ASEAN trong đó “bước đầu tiên là phải tranh thủ tối đa khuôn khổ ASEAN+3”. Cũng trong bài phát biểu này, Thủ tướng Koizumi còn đưa ra một sáng kiến nữa là nhóm họp “Hội nghị sáng kiến phát triển ở Đông Á” với mong muốn tạo cơ hội cho các

nước Đông Á cùng nhau nghiên cứu mô hình phát triển tương lai, từ đó nâng cao mức sống cho nhân dân trong khu vực. Ngoài ra, tiếp nối ý tưởng về phát triển và trao đổi nguồn nhân lực trong khu vực, Thủ tướng Koizumi còn đề xuất thiết lập một nhóm các nhà trí thức kiệt xuất của các nước ASEAN+3 (Nhóm trí thức Đông Á) để nghiên cứu biện pháp thúc đẩy giao lưu nhân dân và phát triển nguồn nhân lực giữa các nước Đông Á. Sáng kiến này ngay lập tức được các nước trong khu vực nhiệt tình hưởng ứng. Hội nghị đầu tiên của Nhóm nghiên cứu về thúc đẩy giao lưu nhân dân và phát triển nguồn nhân lực đã được tổ chức tại Nhật Bản một năm sau đó. Trong tất cả các sáng kiến của Thủ tướng Koizumi, quan trọng nhất phải kể đến Sáng kiến tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Ý tưởng này được ông đưa ra tại cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 năm 2004. Đề xuất ý tưởng, Thủ tướng Koizumi cũng nhấn mạnh cần phải làm rõ mối quan hệ giữa Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3, từ mục đích đến việc xác định các thành viên tham gia. Có thể nói đây là một sáng kiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ góp phần thúc đẩy ASEAN+3 mà còn đánh dấu bước tiến đáng kể trong tiến trình liên kết, hợp tác đa phương của toàn khu vực.

Không chỉ có vai trò trong việc đưa ASEAN+3 từ ý tưởng vào thực tiễn dưới hình thức đề xuất những ý kiến đóng góp quý báu, Nhật Bản cũng được coi là quốc gia luôn đứng đầu về các khoản tài chính, hỗ trợ lớn cho việc thể chế hóa tiến trình này. Khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra ở Châu Á, việc IMF áp đặt những điều kiện cấp tín dụng không phù hợp cùng sự thiếu tích cực trong nỗ lực trợ giúp của Mỹ và các nước phương Tây đã gây thất vọng lớn đối với người dân khu vực. Tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức đầu tiên của tiến trình ASEAN+3, Nhật Bản đã nêu ra ý kiến thành lập một Quỹ Tiền tệ Châu Á (AMF) với số vốn là 100 tỷ USD để đối phó với những cuộc khủng hoảng tài chính tương tự trong tương lai, đồng thời giúp các quốc gia Châu Á chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nhanh chóng phục hồi [50, tr.17]. Động thái này cùng những cam kết hỗ trợ tích cực từ phía Nhật Bản đã dấy lên tình cảm, sự tin tưởng và ý thức về một khu vực chung giữa các quốc gia Đông Á. Mặc dù đề

nghị này thất bại do sự phản đối của cả Bộ Tài chính Mỹ lẫn Bắc Kinh nhưng Nhật Bản vẫn hết sức cố gắng bằng cách đưa ra chương trình viện trợ khẩn cấp trị giá 80 tỷ USD trong Sáng kiến Miyazawa mới8 và các chương trình khác [16, tr.11]. Khoản viện trợ này của Nhật Bản đã góp phần đáng kể vào sự phục hồi của Châu Á. Cũng trong Sáng kiến này, Nhật Bản công bố quyết định bổ sung Việt Nam vào danh sách các nước nhận tài trợ của Kế hoạch Miyazawa mới. Nhật Bản đã khuyến khích cả Sáng kiến Miyazawa mới lẫn Sáng kiến Chiang Mai, theo đó Ngân hàng Nhật Bản tham gia vào hệ thống hoán đổi ngoại tệ cùng với các ngân hàng trung ương khu vực khác.

Tiếp theo, tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2000, Thủ tướng Yoshiro Mori đã đề xuất khoản viện trợ cả gói về hợp tác toàn diện trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) giữa các quốc gia ASEAN+3 trị giá 15 tỷ USD [16, tr.11]. Năm 2002, Thủ tướng Koizumi đã tuyên bố thực hiện viện trợ phát triển chính thức hơn 250 tỷ Yên cho các nước trong khu vực phát triển hệ thống giáo dục đào tạo [16, tr.11]. Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 năm 2005 tại Malaysia, Thủ tướng Koizumi lại tiếp tục đưa ra khoản viện trợ cả gói trị giá 135 triệu USD để giúp các nước Đông Á đối phó với dịch cúm gia cầm, bao gồm việc cung cấp 500.000 viên thuốc chống vi-rút dự phòng như là một phần của biện pháp đối phó với dịch cúm [16, tr.12]. Tại Hội nghị ASEAN+3 lần thứ 11 tổ chức tại Singapore (năm 2007), lãnh đạo các quốc gia Đông Á đã cùng nhất trí thành lập Quỹ tài chính khu vực ASEAN+3, gồm 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á, với nguồn vốn cam kết lên tới 120 tỷ USD chủ yếu được đóng góp từ hai cường quốc khu vực là Nhật Bản và Trung Quốc. Quỹ này được lập ra nhằm hỗ trợ triển khai các hoạt động và dự án hợp tác thúc đẩy liên kết khu vực, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Đông Á trong tương lai. (Ngày 24-3-2010, Quỹ đã chính thức đi vào hoạt động).

Có thể thấy, những sáng kiến được các nguyên thủ Nhật Bản đề xuất đều nhận được sự hoan nghênh tích cực từ các nước trong khu vực và nhanh chóng

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 88)