Vai trò và lợi ích của Việt Nam khi tham gia tiến trình liên kết khu vực

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 126)

XXI VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

9 Nhật Bản là một trong những quốc gia đóng góp tiền và nhân viên nhiều nhất trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ Từ năm 18, Nhật Bản là nước có mức đóng góp lớn thứ hai cho ngân sách hoạt động của LHQ,

3.2.1 Vai trò và lợi ích của Việt Nam khi tham gia tiến trình liên kết khu vực

Việc tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với Nhật Bản sẽ trở thành định hướng mang tính chiến lược của nước ta trong thập kỷ tới.

3.2. Đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản nhằm hướng tới mộtliên kết Đông Á vững mạnh liên kết Đông Á vững mạnh

3.2.1 Vai trò và lợi ích của Việt Nam khi tham gia tiến trình liên kết khu vực vực

Đông Á trong những năm qua nổi lên là một khu vực sôi động trong việc thực hiện các dạng thức hợp tác, cả song phương và đa phương. Liên kết khu vực Đông Á là tiến trình chung thể hiện quyết tâm và khát vọng của các quốc gia trong khu vực muốn nâng tầm hợp tác, tìm cách vận dụng tốt các nguồn lực bên ngoài để tăng cường nội lực, đối phó với các thách thức mới do toàn cầu hóa gây ra. Nằm ở tâm điểm của những chuyển động trên, Việt Nam chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc mà càng phải tham gia vào các tiến trình hợp tác khu vực cũng như quốc tế một cách chủ động và tích cực hơn.

Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia từ sớm khuôn khổ hợp tác khu vực, các diễn đàn ASEAN+1, ASEAN+3, Hợp tác tiểu vùng Đông Á, Hội nghị cấp cao Đông Á v.v. Hơn chục năm qua, Việt Nam đã cùng các quốc gia Đông Nam Á xây dựng ASEAN thành một tổ chức khu vực thành công, xóa đi những dấu vết của sự mâu thuẫn, đối đầu giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, ASEAN trở thành hạt nhân của nhiều mối quan hệ hợp tác lớn như: Diễn đàn kinh tế CA-TBD (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu (ASEM) và đang đảm nhiệm vai trò

quan trọng trong tiến trình liên kết Đông Á. Những thành công trên đạt được không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của Việt Nam.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, từ sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên cho hợp tác khu vực cả trên bình diện song phương, đa phương. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các nhiệm kỳ Đại hội VIII, IX và X luôn khẳng định một cách nhất quán chủ trương đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong tổ chức ASEAN, góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc, tăng cường liên kết tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy việc kết nạp các nước Lào, Myanmar và Campuchia vào Hiệp hội, đưa tới sự hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á. Chỉ 3 năm sau khi gia nhập, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, góp phần quan trọng vào việc nâng cao tình đoàn kết, sự thống nhất và hợp tác trong ASEAN, củng cố vị thế và hình ảnh của ASEAN sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Việt Nam cũng đã hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN giai đoạn 2000-2001, tổ chức thành công Hội nghị ARF lần thứ 8 và Hội nghị ngoại trưởng (AMM) lần thứ 34, góp phần thúc đẩy hợp tác trong ASEAN ngày càng có chiều sâu và thực chất hơn trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Vai trò và uy tín của Việt Nam còn thể hiện rõ qua việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ 5 (2004) và Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 14 (2006) tại Hà Nội và gần đây nhất là Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 (tháng 10-2010). Với vị trí quan trọng đó, Việt Nam đã cống hiến tích cực vào việc củng cố những nguyên tắc cơ bản đã được thỏa thuận, xác định rõ các phương hướng phát triển của khu vực cũng như xây dựng các quyết sách lớn: Tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, Chương trình Tiểu vùng Mê Kông, Sáng kiến phát triển

Hành lang Đông - Tây v.v. Sự tham gia tích cực và những đóng góp thiết thực của Việt Nam trong tiến trình phát triển của ASEAN đã được các nước trong và ngoài hiệp hội ghi nhận và đánh giá cao. Đại đa số các nước này đều tín nhiệm ủng hộ và bầu chọn Việt Nam vào ghế ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kỳ 2008-2009), khẳng định Việt Nam xứng đáng là “hạt nhân đoàn kết” giữa các quốc gia trong khu vực.

Vai trò “hạt nhân đoàn kết” của Việt Nam trong khu vực là kết quả của việc thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn do Đảng và Chính phủ ta đề ra. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm qua thể hiện trên tinh thần Bản kết luận của Bộ Chính trị tháng 7 năm 2004. Đó là: “Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: Giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa; Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, không làm phương hại đến lợi ích nước khác; Luôn đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, vừa hợp tác vừa đấu tranh, tranh thủ những điểm đồng thuận, hạn chế và thu hẹp những điểm bất đồng, đề phòng và chống lại âm mưu, thủ đoạn của một số thể lực lợi dụng ASEAN để chống phá ta; Cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và bạn bè trên thế giới, làm rõ quan điểm của ta trong việc gia nhập ASEAN là vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển Đông Nam Á, không nhằm chống lại bất cứ nước nào” [14, tr.330]. Thực hiện chủ trương trên, chúng ta đã từng bước hội nhập sâu rộng vào các tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế (ASEAN, APEC, ASEM, WTO.v.v.), mang lại cho đất nước một nền tảng ngoại giao đa phương rộng mở, góp phần vào thành tựu chung của hoạt động đối ngoại. Việc Việt Nam mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế đã được các quốc gia trong khu vực nhiệt tình đón nhận và đặt nhiều kỳ vọng. Tại buổi lễ kết nạp Việt Nam vào

ASEAN (28-7-1995), ngoại trưởng các nước đã phát biểu: “Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sức sống và sức mạnh tập thể của chúng ta” (Indonexia); “Việt Nam sẽ tạo ra động lực chung để tăng cường vai trò và ảnh hưởng quốc tế của ASEAN” (Philippin); “Tôi hi vọng đây sẽ là sự mở đầu cho một Đông Nam Á thống nhất và hùng mạnh trong tương lai” (Brunei) [1, tr.5]. Đến nay, trải qua 15 năm với hàng loạt các sự kiện, Việt Nam đã không phụ lòng tin của bạn bè quốc tế trong và ngoài khu vực, phát huy mạnh mẽ vai trò là cầu nối, đối tác tin cậy của các nước thành viên trên con đường tiến tới hợp tác Đông Á.

Tham gia tổ chức ASEAN nói riêng và tích cực đẩy mạnh tiến trình liên kết Đông Á nói chung cũng đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn và thiết thực. Điều này mở ra những vận hội lớn cho quá trình phát triển đất nước, bởi hầu hết các nước thành viên hiện nay và tiềm năng trong tương lai của hợp tác Đông Á đều là những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư và viện trợ. Tham gia hợp tác khu vực ở tầm cao và rộng lớn hơn cũng giúp củng cố an ninh, quốc phòng Việt Nam trong tình hình mới, tạo môi trường khu vực có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thêm một diễn đàn và thiết chế mới để khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Quan trọng hơn, tham gia vào tiến trình hợp tác Đông Á một cách hiệu quả sẽ giúp ta quảng bá về hình ảnh một nước Việt Nam trẻ trung, năng động, có tình hình chính trị an ninh ổn định, là môi trường đầu tư đáng tin cậy và là điểm đến du lịch an toàn đối với bạn bè thế giới.

Như vậy, tham gia tiến trình liên kết Đông Á đã tạo sự gắn kết giữa an ninh, phát triển của Việt Nam với an ninh, phát triển của các nước trong khu vực. Trong thời đại mới, toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, Việt Nam càng có thêm nhiều điều kiện phát huy vai trò cầu nối trong hợp tác Đông Á, đồng thời khẳng định mình như một đối tác tích cực và có trách nhiệm của khu vực.

Nằm trong nhóm 4 thành viên kém phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar), Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường liên kết Đông Á, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Với hệ thống chính trị ổn định, chính sách kinh tế mở, tăng trưởng nhanh, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút các nhà đầu tư thế giới. Việt Nam đã tham gia mạng lưới sản xuất khu vực Đông Á nhưng mới ở giai đoạn đầu, chuỗi liên kết trong giá trị toàn cầu còn yếu. Chính vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt với Nhật Bản, cường quốc kinh tế, khoa học - công nghệ lớn thứ hai thế giới, được Việt Nam coi như điểm sáng trong chính sách đối ngoại. Mối quan hệ toàn diện Việt Nam-Nhật Bản trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, nhờ tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các quốc gia trong khu vực và giữa Chính phủ hai nước. Sự phát triển tích cực này đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực trong khuôn khổ hợp tác Đông Á và liên kết toàn cầu.

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 126)